Thực trạng phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện Quỳnh Lưu

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 39 - 42)

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG NUÔI TÔM Ở HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN

2.3. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện Quỳnh Lưu

Quỳnh Lưu là một huyện đồng bằng ven biển có diện tích mặt nước đầm lầy, đất có mặt nước ngập mặn khá lớn, thuận lợi cho quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại NTTS đặc biệt nuôi tôm.

Phong trào NTTS phát triển huyện có từ rất lâu. Sau ngày hoà bình lập lại (1954) nhân dân trong huyện đã khai phục hoang hoá mở rộng diện tích NTTS bằng nhiều hình thức tự phát như chuyển đổi đất vùng trũng, đất rừng ngập mặn, đất canh tác kém hiệu quả sang nuôi tôm và được đắp thành hồ đầm để nuôi tôm từ đó đã có quan niệm về nuôi tôm.

Bước vào thời kì đổi mới nhất là khi nghị quyết 10 của Bộ Chính Trị ra đời cùng với sự phát triển nông nghiệp và luật Đất đai (1993) được ban hành tình hình nuôi tôm của huyện đã thay đổi hẳn, ruộng đất thuộc quyền sử dụng lâu dài cho nhân dân, người dân Quỳnh Lưu đã mạnh dạn đầu tư công sức và tiền của cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngay trên chính diện tích đất nuôi tôm của mình, bên cạnh đó các hộ nông dân còn mở rộng diện tích nuôi tôm bằng việc trực tiếp mở rộng đất đấu thầu.

Bên cạnh đó UBND huyện Quỳnh Lưu cụ thể hoá các đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước bằng các nghị quyết phù hợp cho sự phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở địa phương mình. Tình hình nuôi tôm của huyện Quỳnh Lưu được thể hiện qua bảng 6.

Đại học Kinh tế Huế

Qua số liệu bảng 6 cho ta thấy tốc độ tăng bình quân của diện tích nuôi tôm qua 3 năm là 151,46% (tức tăng 51,46%), trong đó diện tích nuôi tôm năm 2010 là 390 ha, năm 2009 là 223 ha và năm 2008 là 170 ha.

Về sản lượng: Năm 2010 là 3.200 tấn tăng 2.024 tấn so với năm 2008. Bình quân chung qua 3 năm tăng 64,96%.

Về năng suất: Trong 3 năm 2008 – 2010 hoạt động nuôi tôm được đánh giá có hiệu quả rất cao, đặc biệt là năm 2010 với năng suất đạt 8,2 tấn/ha. Đây được đánh giá là năm nuôi tôm có năng suất cao nhất từ trước đến nay. Năm 2008 năng suất đạt 6,92 tấn/ha, năm 2009 năng suất thu được là 7,38 tấn/ha. Tốc độ phát triển về năng suất năm 2009 so với năm 2008 là 106,65% (tức tăng 66,65%), tốc độ phát triển năm 2010 so với năm 2009 là 111,11% (tức tăng 11,11%). Bình quân qua 3 năm tăng 8,86%.

Bảng 6: Tình hình nuôi tôm theo diện tích, sản lượngcủa huyện Quỳnh Lưuqua 3năm (2008 –2010).

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2008

Năm 2009

Năm 2010

Tốc độ phát triển (%)

09/08 10/09 BQC

1.Diện tích Ha 170 223 390 131,18 174,89 151,46

2.Sản lượng Tấn 1.176 1.646 3.200 139,97 194,41 164,96

3. Năng suất Tấn/ Ha 6,92 7,38 8,20 106,65 111,11 108,88

Nguồn: Phòng thuỷ sản huyện Quỳnh Lưu.

Có thể nói rằng hoạt động nuôi tôm ở Quỳnh Lưu nói riêng và ở tỉnh Nghệ An nói chung đã mang lại kết quả cũng như hiệu quả rất cao cho các trang trại, điều đó đã làm tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân địa phương.

2.4. Thực trạngvề trang trại nuôi tômcủa các hộ điều tra.

Theo địa hình tự nhiện huyện Quỳnh Lưu có 4 vùng sinh thái: vùng đồng bằng, vùng ven biển, vùng núi và bán sơn địa, vùng Hoàng Mai.

Các trang trại nuôi tôm chủ yếu là ở vùng ven biển. Vùng này có đặc điểm tự nhiên –xã hội phù hợp cho việc nuôi tôm.

Đại học Kinh tế Huế

Nuôi tôm là một nghề mang lại lợi nhuận rất cao trong những năm gần đây, giá tôm này đạt 80.000 - 90.000đ/kg, thả tôm giống thường vào trung tuần tháng 3 đến tháng 7 (dương lịch) thì thu hoạch.

Qua điều tra khảo sát của các hộ nuôi tôm ở Quỳnh Lưu thì các trang trại nuôi theo nhiều hình thức như nuôi bán thâm canh, nuôi thâm canh.

+ Hình thức nuôi bán thâm canh: Qua điều tra các chủ trang trại biết áp dụng tiến bộ kĩ thuật vào trong quá trình sản xuất với mật độ thả giống khoảng 45 con/m2.

+ Hình thức nuôi thâm canh (hay còn gọi là nuôi công nghiệp): Qua điều tra khảo sát các trang trại nuôi theo hình thức này với mật độ thả giống rất cao khoảng 100 con/m2 và thức ăn cho tôm hoàn toàn là thức ăn công nghiệp.

Các trang trại nuôi theo hình thức này đều trang bị máy móc đầy đủ có trình độ kĩ thuật nuôi tôm và đầu tư chi phí rất lớn và cho năng suất đạt rất cao, trung bình đạt 9000 kg/1ha.

Như vậy các hình thức nuôi của các trang trại nuôi tôm ở huyện Quỳnh Lưu được thể hiện qua bảng 7.

Trong 22 trang trại được điều tra khảo sát có 6 trang trại nuôi theo hình thức bán thâm canh chiếm 27,30% và trang trại nuôi theo hình thức thâm canh (hay còn gọi là nuôi theo công nghiệp) có 16 trang trại chiếm 72,70% tổng số trang trại điều tra.

Bảng 7: Phân loại cáctrang trại nuôi tôm điều tratheo hình thức nuôi Đơn vị tính: trang trại Diễn giải

Quỳnh Dị

Quỳnh Xuân

Quỳnh Bảng

Quỳnh Thuận

Tổng số Số TT Tỷ lệ(%)

Bán thâm canh 0 2 3 1 6 27,30

Thâm canh 1 4 6 5 16 72,70

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010.

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)