PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG NUÔI TÔM Ở HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN
2.10. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm 1 vụ của các
2.10.4. Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm của các
Chi phí trung gian là một bộ phận cấu thành không thể thiếu trong tổng chi phí sản xuất, mức độ đầu tư chi phí trung gian được thể hiện qua bảng17.
Qua bảng chúng ta có thể thấy, mức đầu tư chi phí tính cho một ha nuôi tôm của các hộ là khá lớn, ở đây ta phân làm 3 nhóm: Nhóm I là những hộ có mức đầu tư chi phí trung gian nhỏ hơn 600 triệu đồng/ha, nhóm II là những hộ nuôi có mức đầu tư chi phí trung gian cho một là từ 600 triệu đến dưới 1.500 triệu, và nhóm III là nhóm có mức chi phí trung gian cao nhất từ 1.500 triệu trở lên cho một ha nuôi tôm thẻ chân trắng.
* Ở hình thức nuôi bán thâm canh: Các hộ nuôi tập trung ở nhóm I, giá trị sản xuất thu được 438,92 triệu đồng/ha,giá trị gia tăng là 185,29 triệu đồng/havà thu nhập hỗn hợp đạt được 165,40 triệu đồng/ha. Hiệu quả sử dụng vốn là cao nhất với GO/IC là 1,73 đồng, VA/IC là 0,73đồng và MI/IC 0,65 đồng, có nghĩa rằng một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì các hộ nuôi thu được 1,73 đồng giá trị sản xuất, 0,73 đồng giá trị
Đại học Kinh tế Huế
gia tăng và 0,65 đồng thu nhập hỗn hợp. Với năng suất nuôi tôm của các hộ này là 4.876,92 kg/ha
Ở nhóm II, giá trị sản xuất thu được 457,20 triệu đồng/ha cho giá trị gia tăng là 180,37 triệu đồng/ha, chi phí bỏ ra khá lớn nên hiệu quả sử dụng vốn thu được của nhóm II thấp hơn nhóm I đó là GO/IC là 1,65 đồng,VA/IC là 0,65 đồng và MI/IC là 0,51 đồng, có ý nghĩa là một đồng chi phí bỏ ra thu được 1,65 đồng giá trị xuất, 0,65 đồng giá trị gia tăng và 0,51 đồng thu nhập hỗn hợp. Năng suất đạt được là 5080,00 kg/ha. Vàở hình thức nuôi bán thâm canh này không có hộ nào đầu tư chi phí từ 1.500 triệu đồng trở lên.
* Đối với hình thức nuôi thâm canh: Hiệu quả kinh tế đạt cao nhất là các hộ có mức chi phí ở nhóm I (tức nhỏ hơn 600 triệu), cho ta GO/IC là 2,10 đồng, VA/IC là 1,10đồng, MI/IC là 1,07 đồngtức là một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được 2,10 đồng gía trị sản xuất, 1,10 lầngiá trị gia tăng và 1,07 đồng thu nhập hỗn hợp. Trong đó năng suất trên 1 ha là 12.333,33 kg. Giá trị sản xuất 1.110,00 triệu đồng/ha,giá trị gia tăng thu được 580,25 triệu đồng/ha và thu nhập hỗn hợp là 559,92 triệu đồng/ha. Ở nhóm II lại cho ta hiệu quả sử dụng vốn thấp nhất. Với một đồng chi phí trung gian đầu tư nuôi tôm thì thu được 1,84 đồng giá trị sản xuất, 0,84 đồng giá trị gia tăng và thu nhập hỗn hợp là0,76 đồng, trong khi đó năng suất đạt được bằng 11.770,83 kg/ha, giá trị sản xuất là 1.059,38 triệu đồng/ha, thu được giá trị gia tăng là 483,56 triệu đồng/havà
437,76 triệu đồng/ha thu nhập hỗn hợp. Ở nhóm III đây là nhóm được phân là chi phí đầu tư lớn nhất và số hộ nuôi cũng nhiều nhất trong 3 nhóm. Giá trị sản xuất là 1.016,01 triệu đồng/ha và giá trị gia tăng là 497,64 triệu đồng/ha và 436,74 triệu đồng/ha thu nhập hỗn hợp. Hiệu quả sử dụng vốn GO/IC là 1,96 đồng, VA/IC là 0,96 đồng và 0,84 đồng MI/IC. Điều đó nói lên rằng: Để có 1,96 đồng giá trị sản xuất và 0,96 đồng giá trị gia tăng và 0,84 đồng thu nhập hỗn hợp thì các hộ nuôi tôm phải bỏ ra một đồng chi phí trung gian. Năng suất đạt được 11.289,02 kg/ha.
Tóm lại, không phải các hộ nuôi tôm càng đầu tư chi phí nhiều thì càng thu được kết quả và hiệu quả cao mà việc đầu tư còn phụ thuộc vào từng hộ nuôi, từng diện tích, từng loại trang trại.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng17:Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm của các trang trại điều tra (tính bình quân 1 ha/1 vụ)
Nhóm
Phân tổ Theo IC (Tr.đ)
Số hộ (hộ)
BQ IC ( Tr. đ)
GO (Tr.đ/ha)
VA (Tr.đ/ha)
MI (Tr.đ/ha)
GO/IC (Đồng)
VA/IC (Đồng)
MI/IC (Đồng)
NSBQ (kg/ha) Hình thức nuôi thâm canh
I < 600 3 529,75 1.110,00 580,25 559,92 2,10 1,10 1,07 12.333,33
II 600 -< 1.500 5 1.105,56 1.059,38 483,56 437,76 1,84 0,84 0,76 11.770,83
III >= 1.500 8 2.241,97 1.016,01 497,64 436,74 1,96 0,96 0,84 11.289,02
Chung 16 1.565,80 1.030,81 500,02 443,18 1,94 0,94 0,83 11.453,39
Hình thức nuôi bán thâm canh
I < 600 5 329,73 438,92 185,29 165,40 1,73 0,73 0,65 4.876,92
II 600 -< 1.500 1 692,10 457,20 180,37 139,84 1,65 0,65 0,51 5.080,00
III >= 1.500 0 0 0 0 0 0
Chung 6 390,12 444,00 183,92 148,62 1,71 0,71 0,57 4.933,33
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010.
Đại học Kinh tế Huế
* Yếu tố ảnh hưởng khác.
Yếu tố cơ sở hạ tầng.
Một số cơ sở hạ tầng không thể thiếu khi các trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển ở mức cao đặc biệt là nuôi theo hình thức thâm canh. Là hệ thống chứa, cấp và thoát nước, đường sá, điện, phục vụ sản xuất và phương tiện vận chuyển… hệ thống công trình thủy lợi tốt sẽ tạo điệu kiện cho các chủ trang trại chủ động trong việc lấy nước và xử lý nước nhằm hạn chế lây lan mầm bệnh. Hệ thống đường sá tốt sẽ rất thuận tiện cho việc đi tiêu thụ cũng như vận chuyển thức ăn phục vụ cho sản xuất, ngoài ra sẽ giúp ích rất lớn cho người nuôi trong việc đi lại để bảo vệ và chăm sóc vật nuôi. Hệ thống điện sẽ tạo điều kiện cho những chủ trang trại nuôi tôm ứng dụng công nghệ mới vào việc nuôi trồng.
Hiện nay cơ sở hạ tầng của vùng ven biển ở Quỳnh Lưu, ở một số nơi cơ sở hạ tầng đã xuống cấp nghiêm trọng, đường đi nhỏ bé và chủ yếu là đi lại trên các bờ ao, việc các trang trại phát triển mang tính chất tự phát dẫn đến việc chồng chéo thiếu quy hoạch. Những khó khăn trên là trở ngại rất lớn cho quá trình xây dựng và phát triển các trang trại nuôi tôm lên hình thức cao hơn, điều đó cũng ảnh hưởng đến kết quả nuôi của các trang trại