Tình hình đầu tư chi phí nuôi tôm của các trang trại điều tra

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 47 - 50)

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG NUÔI TÔM Ở HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN

2.6. Tình hình đầu tư chi phí nuôi tôm của các trang trại điều tra

Trong hoạt động nuôi tôm chi phí ban đầu rất lớn, ảnh hưởng đến quả và hiệu quả nuôi. Trong chi phí nuôi tôm bao gồm chi phí trung gian, thuê đất, khấu hao TSCĐS và thuê lao động.

Chi phí trung gian bao gồm các khoản chi phí về giống, thức ăn, tiền thuê đất, khấu hao máy móc thiết bị, công trình và một số khoản chi phí khác (như xăng dầu, hóa chất, xử lí ao hồ…).

Qua điều tra khảo sát nghiên cứu tình hình đầu tư năm 2010 của các trang trại chúng ta thấy rằng chi phí sản xuất trung gian bình quân 1 ha nuôi tôm là 548,03 triệu đồng, trong đó chi phí về thức ăn là lớn nhất, bởi vì các trang trại nuôi tôm, nuôi theo hình thức thâm canh có mức đầu tư chi phí rất lớn, thứ nhất là về thức ăn, thứ hai là về giống.

Mức chi phí bình quân của các trang trại: Nuôi theo hình thức thâm canh là 594,64 triệu đồng/ha, nuôi theo hình thức bán thâm canh là 301,38 triệu đồng/ha, như vậy khả năng đầu tư thâm canh cũng như chi phí bỏ ra là lớn hơn bán thâm canh.

Nếu so sánh chi phí sản xuất của hai loại hình nuôi chúng ta thấy rằng khoản chi phí có sự chênh lệch khá lớn. Tổng chi phí sản xuất của hình thức nuôi thâm canh so với hình thức bán thâm canh là 293,26 triệu đồng/ha. Rõ ràng khoản chi phí này cộng với đầu tư cơ bản để có một ha nuôi tôm theo hình thức công nghiệp mỗi chủ trang trại phải có một lượng tiền khá lớn, thường thì chỉ có những hộ khá giả mới có được.

Đại học Kinh tế Huế

Qua số liệu bảng 10 cho chúng ta thấy rằng, cơ cấu chi phí của cả 2 hình thức nuôi thì chi phí trung gian chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất, hình thức nuôi bán thâm canh là 260,08 triệu đồng chiếm 86,30% hình thức nuôi thâm canh có mức chi phí là 530,79 triệu đồng chiếm 89,26%.

Bảng 10: Cơ cấu chi phí sản xuất của các trang trại theo hình thức nuôi (Bình quân 1 ha/1 vụ)

Chỉ tiêu

Hình thức nuôi

Bình quân chung Bán thâm canh Thâm canh

SL(tr.đ) CC (%) SL(tr.đ) CC (%) SL(tr.đ) CC (%) Tổng chi phí sản

xuất 301,38 100,00 594,64 100,00 548,03 100,00

1. Chi phí trung

gian 260,08 86,30 530,79 89,26 487,43 88,94

- Tôm giống 35,78 13,76 73,92 13,93 67,81 13,91

- Thức ăn 193,23 74,30 384,57 72,45 353,93 72,61

- Xử lý ao 14,67 5,64 24,45 6,36 22,88 4,69

- Nhiên liệu 12,60 4,84 43,77 11,38 38,78 7,96

- Hóa chất 2,80 1,08 2,99 6,83 2,96 0,61

- Chi phí VCDV

khác 1,00 0,38 1,09 2,49 1,07 0,22

2. Thuê đất 6,00 1,99 6,00 1,01 6,00 1,09

3. Khấu hao TSCĐ 9,07 3,01 16,20 2,72 15,09 2,75

4. Thuê lao động 4,90 1,63 7,07 1,19 6,73 1,23

5. Chi phí khác 21,33 7,08 34,58 5,82 32,78 5,98

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010.

Trong chi phí trung gian thì tỷ trọng của các hình thức nuôi cũng có sự chênh lệch khác nhau, hình thức nuôi khác nhau có mức đầu tư khác nhau. Trong hai hình thức nuôi đều có chi phí thức ăn là lớn nhất, hình hình thức nuôi bán thâm canh là 193,23 triệu đồng chiếm 74,30%, hình thức nuôi thâm canh là 384,57 triệu đồng

Đại học Kinh tế Huế

chiếm 72,45%. Mức chi phí bình quân về thức ăn của cả hai hình thức nuôi tôm là 353,93 triệu đồng chiếm 72,61% trong tổng chi phí trung gian.

Khoản chi phí lớn thứ hai sau thức ăn là đầu tư con giống, hình thức nuôi bán thâm canh là 35,78 triệu đồng/ha chiếm 13,76%, hình thức nuôi thâm canh là 73,92 triệu đồng/ha chiếm 13,92%. Mức chi phí bình quân ở cả hai hình thức nuôi là 67,81 triệu đồng/ha chiếm 13,91% trong tổng chi phí trung gian.

Về khoản chi phí xử lý ao hồ, hình thức nuôi bán thâm canh là 14,67 triệu đồng/ha, chiếm 5,64%, hình thức nuôi thâm canh là 24,45 triệu đồng chiếm 6,36%.

Mức chi phí bình quân của cả hai hình thức nuôi là 22,88 triệu đồng chiếm 4,69%

trong tổng chi phí trung gian.

Về nhiên liệu: Hình thức nuôi bán thâm canh là 12,60 triệu đồng/ha chiếm 4,84%, hình thức nuôi thâm canh có chi phí là 43,77 triệu đồng chiếm 11,38%. Mức chi phí bình quân của cả hai hình thức là 38,78 triệu đồng chiếm 7,96% trong tổng chi phí trung gian.

Khoản chi phí về hóa chất: Mức chi phí bình quân của cả hai hình thức nuôi là 2,96 triệu đồng/ha chiếm 0,61% trong tổng chi phí trung gian trong đó hình thức nuôi bán thâm canh có mức chi phí là 2,80 triệu đồng/ha chiếm 1,08% và hình thức nuôi thâm canh có mức chi phílà 2,99 triệu đồng/ha chiếm 6,83%.

Về các khoản chi phí vận chuyển dịch vụ khác mức chi phí bình quân của cả hai hình thức là 1,07 triệu đồng/ha chiếm 0,22% trong tổng chi phí trung gian.

Đối với khoản chi phí thứ hai trong tổng chi phí sản xuất làthuê đất qua điều tra khảo sát các trang trại nuôi tôm bình quân 1ha diện tích đất mặt nước có mức chi phí 6 triệu đồng chiếm 1,09% tổng chi phí sản xuất, chi phí thuê đất ở đây bao gồm cả thuế sử dụng đất.

Đối với chi phí thuê lao động: Hình thức nuôi bán thâm canh là 4,90 triệu đồng chiếm 1,63%, hình thức nuôi thâm canh 7,07 chiếm 1,19% và mức chi phí bình quân của cả hai hình thức là 6,73 triệu đồng chiếm 1,23% trong tổng chi phí.

Khoản chi phí khác chủ yếu là lãi vay: Hình thức nuôi bán thâm canh là 21,33 triệu đồng chiếm 7,08%, hình thức nuôi thâm canh là 34,58 triệu đồng chiếm 5,82%

Đại học Kinh tế Huế

trong tổng chi phí sản xuất. Mức chi phí bình quân ở cả hai hình thức nuôi là 32,78 triệu đồng chiếm 5,98% trong tổng chi phí sản xuất.

So sánh về chi phí trung gian giữa hai hình thức nuôi ta thấy chi phí trung gian của hình thức nuôi thâm canh so vơi hình thức nuôi bán thâm canh tăng 270,71 triệu đồng/ha. Nếu trong chi phí trung gian thì chi phí tôm giốngcũng có sự chênh lệch rất lớn giữa các hình thức nuôi. Hình thức nuôi thâm canh có mức đầu tư thức ăn cao hơnhình thứcbán thâm canh là 191,34 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)