Quy mô các nguồn lực chủ yếu của các trang trại nuôi tôm điều tra ở huyện Quỳnh Lưu

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 42 - 47)

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG NUÔI TÔM Ở HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN

2.5. Quy mô các nguồn lực chủ yếu của các trang trại nuôi tôm điều tra ở huyện Quỳnh Lưu

2.5.1. Vốn sản xuất của các trang trạinuôi tôm.

Quy mô vốn cho chúng ta biết phần nào về mức đầu tư của các trang trại nuôi tôm.

Qua số liệu bảng 8 cho thấy rằng, tổng số vốn bình quân của một trang trại nuôi tôm là 1.927,27 triệu đồng, trong đó trang trại nuôi theo hình thức thâm canh có vốn đầu tư lớn hơntrang trại nuôi theo hình thức bán thâm canh.

Xét theo cơ cấu vốn của các trang trại nuôi tôm thì tỷ trọng bình quân chung của vốn lưu động lại lớn hơn vốn cố định, vốn lưu động chiếm 55,90% tức là 1.077,35 triệu đồng trong tổng vốn đầu tư, còn vốn cố định chỉ đạt 44,10%, chiếm 849,92 triệu đồng. Trong đó ở hình thức nuôi bán thâm canh vốn cố định là 356,48 triệu đồng chiếm 50,93%, hình thức nuôi thâm canh là 1.034,97 triệu đồng chiếm 43,35% trong tổng số vốn đầu tư.

Bảng 8: Tình hình huyđộng vốn và sửdụngvốn của các trang trại nuôi tôm.

(tính bình quân cho 1 trang trại/1 vụ)

Đơn vị tính: triệu đồng Diễngiải

Bán thâm canh Thâm canh Bình quân chung

SL % SL % SL %

Tổng số 700,00 100,00 2.387,50 100,00 1.927,27 100,00 1. Phân theo sở hữu

- Gia đình 433,33 61,90 1.537,50 64,40 1.236,36 64,15

- Đi vay 266,67 38,10 850,00 35,60 690,91 35,85

2. Phân theo loại vốn

- Vốn cố định 356,48 50,93 1.034,97 43,35 849,92 44,10

- Vốn lưu động 343,52 49,07 1.352,53 56,65 1.077,35 55,90 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010.

Về sử dụng vốn nhìn chung ta thấy là các trang trại nuôi tôm thực hiện sản xuất kinh doanh với nguồn vốn chủ sở hữu là chính. Đối với hình thức nuôi bán

Đại học Kinh tế Huế

thâm canh vốn tự có là 433,33 triệu đồng nhiều hơn vốn vay là 266,67 triệu đồng, còn ở hình thức nuôi thâm canh vốn tự có là 1.537,50 triệu đồng chiếm 64,40%

trong tổng số vốn đầu tư còn vốn đi vay là 850 triệu đồng chiếm 35,60 %. Như vậy vốn tự có nhiều hơn vốn đi vay là 687,5 triệu đồng trong tổng số vốn đầu tư.

Bình quân chung, có nguồn vốn tự có là 1.236,36 triệu đồng chiếm 64,15% trong tổng số vốn, trong khi đó nguồn vốn vay có quy mô và tỷ trọng nhỏ hơn là 690,91 triệu đồng chiếm 35,85%.

Khi ta so sánh giữa hai hình thức nuôi, ta thấy hình thức nuôi thâm canh có tổng vốn đầu tư là 2.387,50 triệu đồng, hình thức nuôi bán thâm canh là 700 triệu đồng thấp hơn mức bình quân chung trong tổng số vốn đầu tư là 1.227,27 triệu đồng (tổng số vốn bình quân chung là 1.927,27 triệu đồng).

Nuôi tôm là loại hình trang trại đòi hỏi vốn đầu tư lớn, vốn nhiều nhưng tỷ trọng vay nhỏ. Điều này chủ yếu xuất phát từ lý do khả năng tiếp cận của các trang trại với nguồn vốn từ bên ngoài còn hạn chế, trang trại nuôi tôm là loại hình trang trại mang tính chất rủi ro cao do: Lũ lụt, dịch bệnh, thị trường v.v…tạo cho nhiều chủ trang trại tâm lý sợ mất khả năng hoàn trả.

Sự hạn chế về nguồn vốn vay phần nào ảnh hưởng đến khả năng đầu tư thâm canh, đặc biệt trang trại nuôi tôm là loại hình trang trại có tỷ suất hàng hóa rất cao, đòi hỏi vốn đầu tư lớn.

Có thể nói rằng: Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại nuôi tôm ở vùng ven biển của huyện đầu tư vốn và có nhu cầu vay vốn , nhưng thực tế số vốn vay chỉ chiếm tỷ lệ còn thấp, một phần do tâm lý của chủ trang trại ngại đi vay vốn, tâm lý sợ mất khả năng hoàn trả v.v… một phần do thủ tục vay mượn rườm rà, thời gian cho vay của các ngân hang không phù hợp với chu kì sản xuất.

Xét theo hình thái của vốn các trang trại nuôi tôm thì số vốn cố định được tập trung cho việc xây dựng cơ bản, đầm hồ để nuôi tôm, máy móc và nhà ở tạm để phục vụ cho việc sản xuất, còn vốn lưu động được tập trung chủ yếucho việc mua con giống, thức ăn và các khoản khác để phục vụ cho việc sản xuất.

Đại học Kinh tế Huế

1.

2.

Sơ đồ: Cơ cấu vốnbình quân củacác trang trại nuôi tômqua 2 hình thức nuôi.

1. Phân theo sở hữu 2. Phân theo nguồn vốn

Đại học Kinh tế Huế

2.5.2. Thực trạng về nhân khẩu và lao động của các trang trạinuôi tôm.

Tình hình sử dụng lao động phụ thuộc vào các loại hình sản xuất, trình độ trang bị tư liệu sản xuất và quy mô của từng trang trại nuôi tôm, thực trạng về vấn đề này trong các trang trại được phản ánh qua bảng 9.

Qua nghiên cứu 22 trang trại ở huyện Quỳnh Lưu chúng tôi nhận thấy năng lực của các chủ trang trại ảnh hưởng rất lớn đến chủ trang trại.

- Về lao động:

+ Lao động trong gia đình ta thấy ở hình thức nuôi bán thâm canh bình quân của một trang trại trong gia đình là 1,50 người chiếm 56,18% trong tổng số lao động của trang trại, hình thức nuôi thâm canh là 0,63 người chiếm 15,99%.

+ Lao động thuê: ở hình thức nuôi bán thâm canh số lao động bình quân trong một trang trại là 1,17 người chiếm 43,82%, ở hình thức nuôi thâm canh lao động bình quân một trang trại là 3,31 người chiếm 84,015% và bình quân chung là 2,73 người chiếm 76,04%. Nhìn chung, lao động của trang trại gồm có lao động gia đình và lao động thuê ngoài, các trang trại nuôi tômchủ yếu phải thuê lao động để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình đồng thời góp phần tạo ra công ăn việc làm, giải quyết trình trạng dư thừa lao động ở địa phương. Và tiền công thanh toán cho mỗi công lao động là 70.000đồng/

ngày.

- Về trìnhđộ văn hoá: trong số 22 trang trại được điều tra ta thấy không có chủ trang trại nàoở trìnhđộ cấp I, hầu hết các chủ trang trại có trìnhđộ cấp III. Đối với hình thức nuôi thâm canh có 12 chủ trang trại ở trìnhđộ cấp III, một chủ trang trại có trìnhđộ cấp II và 3 chủ trang trại đạt trìnhđộ trên cấp III, còn hình thức nuôi bán thâm canh có 4 chủ trang trại đạt trìnhđộ cấp III, 2 chủ trang trại có trìnhđộ cấp II tuy nhiên lại không có chủ trang trại nào đạt trìnhđộ trên cấp III, Tổng mức bình quân chung có 16 chủ trang trại đạt trìnhđộ cấp III chiếm 72,72%, 3 chủ trang trại với trìnhđộ văn hoá cấp II chiếm 13,64% và 3 chủ trang trại có trình độ Trên cấp III chiếm 13,64%. Như vậy, qua thực tế ta thấy các chủ trang trại ở huyện là người có học, có tri thức, có năng lực quản lý nên họ sẽ áp dụng được kiến thức của mình vào thực tế.

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 9: Thực trạng về lao động của các trang trại nuôi tômđiều tra ( tính bình quân cho một trang trại/ 1 vụ)

Chỉ tiêu ĐVT Bán thâm canh Thâm canh Bình quân chung

SL % SL % SL %

1. Lao động trong trang trại người 2,67 100,00 3,94 100,00 3,59 100,00

-Lao động gia đình - 1,50 56,18 0,63 15,99 0,86 23,96

-Lao động thuê ngoài - 1,17 43,82 3,31 84,01 2,73 76,04

2. Lao động có trìnhđộ chuyên môn - 0,50 0,86 0,78

3. Tiền công bình quân/ngày 1000đ 70 70 70

4. Trìnhđộ văn hóa của chủ trang trại người 6 100,00 16 100,00 22 100,00

- Cấp I - 0 0 0 0 0 0

- Cấp II - 2 0,33 1 6,25 3 13,64

- Cấp III - 4 0,67 12 75,00 16 72,72

- Trên Cấp III - 0 0 3 18,75 3 13,64

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010.

Đại học Kinh tế Huế

- Về trình độ chuyên môn của các chủ trang trại nuôi tôm, ta thấy hình thức nuôi bán thâm canh chỉ đạt được 0,50 người cho một trang trại và ở hình thức nuôi bán thâm canh là 0,86 người và bình quân chung là 0,78 người cho một trang trại. Con số này chưa đáng kể điều này đã phần nào hạn chế đến hoạt động nuôi tôm.

Do vậy để nâng cao năng suất và sản lượng nuôi tôm của các chủ trang trại cần phải mở lớp tập huấn kỹ thuật về chăm sóc vật nuôi, kỹ thuật chọn giống v.v… bồi dưỡng kiến thức cho chủ trang trại về tổ chức quản lý trang trại ở địa phương. Đây là điều kiện thuận lợi để chủ trang trại nuôi tôm tiếp cận với khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý trang trại nuôi tôm.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)