PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG NUÔI TÔM Ở HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN
2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý.
Quỳnh Lưu là huyện đồng bằng ven biển nằm ở hướng đông của tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 60km, được giới hạn trong toạ độ địa lý19005’ - 19023’ vĩ độ Bắc và 105026’ – 105049’ kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp Thanh Hoá Phía Đông giáp biển Đông
Phía Nam giáp hai huyện là Diễn Châu và Yên Thành Phía Tây giáp huyện Nghĩa Đàn
Nằm trên hệ thống giao thông huyết mạch quan trọng: Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam, quốc lộ 48, đường biển, tỉnh lộ 537 đã giúp cho huyện Quỳnh Lưu có điều kiện giao lưu kinh tế - xã hội bên ngoài.
- Địa hình.
Quỳnh Lưu là huyện đồng bằng ven biển vừa là huyện miền núi bán sơn địa, trên cơ sở những đặc điểm sinh thái, tập quán sản xuất, Quỳnh Lưu được phân làm 4 vùng kinh tế: Vùng đồng bằng, vùng ven biển, vùng núi và bán sơn địa, vùng Hoàng Mai.
- Thời tiết khí hậu
Khí hậu ở Quỳnh Lưu mang tính chất chuyển tiếp giữa Bắc bộ và Bắc khu Bốn cũ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên đa dạng phức tạp.
Khí hậu trong năm có hai mùa rõ rệt: Mùa nắng nóng từ tháng 4 đến tháng 10, thời gian này nắng nóng kéo dài do ảnh hưởng trực tiếp của gió Tây Nam; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thường có gió mùa Đông Bắc lạnh và ít mưa.
Đại học Kinh tế Huế
Nhiệt độ bình quân hàng năm là 23,80C, lượng mưa bình quân là 1594 mm/năm, lượng mưa nhiều nhất tập trung vào tháng 7, 8, 9, 10, lượng mưa ở Quỳnh Lưu vào loại trung bình trong cả nước.
- Thuỷ văn nguồn nước.
+ Thuỷ văn: Chế độ thuỷ triều là nhật triều không đều, mùa đông thuỷ triều thường lên nhanh về ban đêm, mùa hè thường lên nhanh về ban ngày.
+ Nguồn nước: Nguồn nước mặt ở Quỳnh Lưu được lấy từ hồ Vực Mấu, hệ thống kênh Bắc Nghệ An dài 16km và các hồ đập nhỏ tưới được 7.700 ha và các con sông lớn là Sông Hoàng Mai, Sông Thái có diện tích lưu vực là 570km2.
Nhận xét chung về điều kiện kinh tế của huyện.
- Lợi thế: Quỳnh Lưu nằm trên hệ thống giao thông huyết mạch quan trọng; quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam, và có vị trí địa lí thuận lợi cho việc trao đổi và giao lưu kinh tế - văn hoá – xã hội với các nơi khác. Huyện có bờ biển dài 34 km chiếm 1/4 chiều dài bờ biển Nghệ An (136) ngoài ra còn có 3 cửa sông đổ ra biển là Cờn, Quèn, Thơi, là nơi hội tụ của các loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao: tôm, cua, cá, mực v.v… cùng với hệ thống đầm lầy lớn và có nhiều chất hữu cơ nên huyện có thế mạnh trong hoạt động đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt nuôi tôm thẻ chân trắng.
- Hạn chế: Huyện có bình quân đất nông nghiệp thấp so với toàn tỉnh, đặc biệt là vùng núi và bán sơn địa đa phần là đất đồi núi, độ dốc lớn lên sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Do vị trí địa lí của huyện nằm ở vùng Bắc Trung Bộ nên chịu ảnh hưởng rất lớn của thời tiết. Vào mùa mưa lượng mưa kéo dài gây ra ngập úng, sụt lở, mùa khô gây ra hạn hán gay gắt thường xuyên đe doạ đến sản xuất nông nghiệp.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội.
- Tình hình sử dụng đất đai.
Qua số liệu bảng 2 cho ta thấy toàn huyện Quỳnh Lưu có diên tích là 60.706 ha, trong đó đất nông nghiệp năm 2008 là 17.158,39 ha chiếm 28,26%
tổng diện tích tự nhiên. Cao hơn là năm 2009 với diện tích đất nông nghiệp là
Đại học Kinh tế Huế
17.266,17 ha chiếm 28,44% và cao nhất là năm 2010 với diện tích 17.409,92 ha chiếm 28,68% trong tổng diện tích đất tự nhiên. Đó là nhờ vào việc mở rộng và đưa vào sử dụng từ các mảnh đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp được phân bố rải rác nhưng tập trung nhiều nhất là ở các xã thuộc vùng đồng bằng bán sơn địa và ven biển.
Trong đất nông nghiệp đất trồng cây hàng năm là chủ yếu với số liệu năm 2010 là 12.276 ha chiếm 70,51% với cơ cấu đa phần là đất lúa và đất màu. Đất vườn tạp qua 3 năm đều tăng với tốc độ tăng bình quân là 34%. Đất trồng cây lâu năm có xu hướng giảm, diện tích đất trồng cây lâu năm, năm 2010 so với năm 2008 giảm đi 5 ha, so với năm 2009 vẫn không thay đổi, bình quân qua 3 năm giảm 0,78%.
Diện tích mặt nước nuôi tôm qua 3 năm đều tăng. Năm 2008 diện tích là 9.99,85 ha chiếm 5,82%, năm 2009 là 1.032,74 ha chiếm 5,98% và năm 2010 là 1.093 ha chiếm 6,28%. Bình quân qua 3 năm tăng 4,57%.
Diện tích đất lâm nghiệp của huyện Quỳnh Lưu có xu hướng tăng lên, trong đất lâm nghiệp gồm đất rừng tự nhiên và đất rừng trồng. Năm 2008 diện tích đất lâm nghiệp là 12.421,35 ha chiếm 20,46%, năm 2009 là 12.732,64 ha chiếm 20,94% và năm 2010 là 12.986,63 ha chiếm 21,39%, tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 2,25% trong tổng diện tích đất tự nhiên.
Đất chuyên dùng qua 3 năm với tốc độ tăng bình quân là 0,56%. Năm 2010 so với năm 2008 tăng 81,61 ha,
Đất ở qua 3 năm đều tăng. Năm 2008 là 1.539,62 ha chiếm 2,54%, năm 2009 là 1.556,44 ha chiếm 2,57%. Năm 2010 là 1.573,21 ha chiếm 2,59%. Bình quân chung qua 3 năm tăng 1,09%.
Hiện nay ở Quỳnh Lưu diện tích đất chưa sử dụng đang có xu hướng ngày càn giảm mạnh, năm 2010 so với năm 2008 đã giảm 932,01 ha và bình quân qua 3 năm giảm 2,12%, chủ yếu đất đồi núi, đất có mặt nước chiếm tỷ trọng lớn.
Qua bảng 2 cho thấy các loại đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chuyên dùng và đất ở đều tăng, đất chưa sử dụng giảm, sự tăng lên của các loại đất này chủ yếu là do khai thác quĩ đất chưa sử dụng.
Đại học Kinh tế Huế
T
ốc độ phát triển (%) BQ 100,00 100,73 100,57 100,34 99,22 104,57 102,25 100,73 104,38 100,56 101,08 97,88
10/09 100,00 100,83 100,52 100,55 100,00 105,86 101,99 100,35 104,26 100,29 101,08 97,99
09/08 100,00 100,63 100,62 100,13 98,45 103,29 102,51 101,11 104,49 100,82 101,09 97,77
2010 CC (%) 100,00 28,68 70,51 21,39 1,810 6,28 21,39 57,00 43,00 10,20 2,59 35,14
SL (ha) 60.706 17.409,92 12.276 3.723,34 317,31 1.093,27 12.986,63 7.402 5.584,63 7.406,24 1.573,21 21.330
2009 CC (%) 100,00 28,44 70,73 21,45 1,84 5,98 20,97 57,93 42,07 12,16 2,56 35,87
SL (ha) 60.706 17.266,17 12.213 3.703,12 317,31 1.032,74 12.732,64 7.376 5.356,64 7.384,57 1.556,44 21.766,18
2008 CC (%) 100,00 28,26 70,74 21,56 1,88 5,82 20,46 58,73 41,27 12,07 2,54 36,67
SL (ha) 60.706 17.158,39 12.138 3.698,23 322,31 999,85 12.421,35 7.295 5.126,35 7.324,63 1.539,62 22.262,01
Ch
ỉ tiêu A. T
ổng diện tích đ ất tự nhi
ên I. Đ
ất nông nghiệp 1. Đất trồng cây h àng năm 2. Đất vườn tạp 3. Đất trồng cây lâu năm 4. Đất có mặt n ư
ớc NTTS II. đất lâm nghiệp 1. Rừng tự nhi ên 2. Rừng trồng III. Đất chuy ên dùng IV. Đất ở V. Đất chưa sử dụng Bảng 2: T ình hình s ử dụng đất đai ở huyện Quỳnh L ưu qua 3 năm (2008 –20010) Nguồn : Phòng Th
ống k
ê huyện Quỳ
nh L ưu
Đại học Kinh tế Huế
- Tình hình dân số và lao động
Toàn huyện có 43 xã và một thị trấn đến năm 2010 với tổng dân số là 371.272 người, chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp (bao gồm nông- lâm – ngư nghiệp), số lao động trong nông nghiệp ngày càng tăng. Năm 2008 lao động nông nghiệp là 288.532 người chiếm 78,89% trong tổng dân số, năm 2009 lao động nông nghiệp là 290.390 người chiếm 78,76% trong tổng dân số và đến năm 2010 lao động trong nông nghiệp là 292.538 người chiếm 78,79% trong tổng dân số. Như vậy năm 2010 số lao độngtrong nông nghiệp so với năm 2008 tăng 4006 người trong tổng dân số và tốc độ bình quântăng 0,34% trong tổng dân số.
Lao đông phi nông nghiệp cũng có xu hướng tăng,năm 2008 là 77.196 người chiếm 21,11%, năm 2009 là 78.322 người chiếm 21,24%, năm 2010 là 78.734 người chiếm 21,21%. Như vậy năm 2010 so với năm 2008 tăng 1.538 người và tốc độ bình quân trong 3 năm tăng 0,99% trong tổng dân số.
Số lao động của huyện Quỳnh Lưu chủ yếu tập trung trong nông nghiệp. Năm 2008 tổng lao động nông nghiệp là 132.726 người chiếm 80%, năm 2009 tổng lao động nông nghiệp là 133.818 người chiếm 79,47%, năm 2010 tổng lao động nông nghiệp là 136.759 người chiếm 79,43%. Như vậy năm 2010 so với năm 2008 tăng 40,33 người trong tổng số lao động. Bình quân chung qua 3 năm tăng 1,51%.
Đối với lao động phi nông nghiệp cũng có xu hướng tăng. Năm 2008 tổng lao động phi nông nghiệp là 33.186 người chiếm 20%. Năm 2009 tổng lao động phi nông nghiệp là 34.562 người chiếm 20,53%. Năm 2010 tổng lao động phi nông nghiệp là 35.411 người chiếm 20,57%, tăng 225 người so với năm 2008 trong tổng lao động phi nông nghiệp. Bình quân qua 3 năm 3,31%.
Tóm lại, huyện Quỳnh Lưu có tỷ lệ lao động dư thừa ở nông thôn còn cao, đặc biệt là lao động dư thừa ở vùng ven biển, do vậy để khai thác nguồn nhân lực sẵn có này cần phải có các giải pháp cụ thể và đồng bộ mà trước mắt là phát triển loại hình kinh tế trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng ven biển cũng như trên địa bàn huyện Quỳnh lưu. Mật độ dân số bình quân là 640 người/km2.
Đại học Kinh tế Huế
T
ốc độ phát triển (%) BQ 100,76 100,34 100,99 101,72 101,27 103,70 101,87 101,51 103,31
10/09 100,69 100,04 100,53 101,29 100,85 103,21 102,25 102,20 102,46
09/08 100,82 100,64 101,46 102,14 101,68 104,18 101,49 100,82 104,15
2010 CC (%) 100,00 78,79 21,21 100,00 80,81 19,19 100,00 79,43 20,57
SL 371.272 292.538 78.734 82.130 66.370 15.760 172.170 136.759 35.411
2009 CC (%) 100,00 78,76 21,24 100,00 81,17 18,83 100,00 79,47 20,53
SL 368.712 290.390 78.322 81.080 65.810 15.270 168.380 133.818 34.562
2008 CC (%) 100,00 78,89 21,11 100,00 81,54 18,47 100,00 80,00 20,00
SL 365.728 288.532 77.196 79.380 64.723 14.657 165.912 132.726 33.186
ĐVT Ngư
ời Ngư
ời Ngư
ời H
ộ H
ộ H
ộ LĐ LĐ LĐ
Ch
Ỉ tiêu I. T
ổng dân số 1. Nông nghi
ệp 2.Phi nông nghi
ệp II. T
ổng số hộ 1.H
ộ nông nghiệp 2. H
ộ phi nông nghiệp III. Tổng lao động 1. Lao động nông nghiệp 2. Lao động phi nông nghiệp. Bảng 3: T ình hình dân s ố và lao đ ộng của huyện Quỳnh L ưu qua 3 năm (2008 –2010) Nguồn : Phòng Th
ống k
ê huyện Quỳ
nh L ưu
Đại học Kinh tế Huế
- Thực trạng cơ sở hạ tầng
+ Giao thông: Quỳnh Lưu có nhiều tuyến giao thông quan trọngchạy qua như tuyến đường Quốc Lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam, đường sắt Cầu Giát – Nghĩa Đàn và có hai ga là Hoàng Mai và Cầu Giát và các đường liên huyện, liên xãđan xen vào nhau tạo thành mạng lưới giao thông khá hợp lí, Trong những năm qua, thực hiện chủ trương Nhà Nước và nhân dân cùng làm toàn huyện làm được 66km đường nhựa và bê tông. Ngoài ra vẫn còn một số tuyến đường giao thông liên xã đã xuống cấp nghiêm trọng do mưa lũ và xói lở, giao thông đường thuỷ mới phát triển một số tuyến đường đi trên các con sông lớn và cửa lạch với chiều dài 36km. Hiện nay chủ trương của huyện là xây dựng cảng cá Lạch Quèn, Lạch Cờn, cảng Quỳnh Thiện để tạo điều kiện cho vận chuyển và trao đổi hàng hoá giữa các vùng cũng như các địa phương khác.
+ Thuỷ lợi:Quỳnh Lưu là một huyện có hoạt động sản xuất nông nghiệp, chính vì vậy công tác thuỷ lợi được chú trọng từ rất sớm, hàng năm huyện dành một ngân sách rất lớn cho việc xây mới, cải tạo và nâng cấp các công trình thuỷ lợi. Năm 2010 vốn đầu tư cho thuỷ lợi là 16,5 tỷ đồng, các công trình thuỷ lợi như: Vực Mấu, Bà Tuỳ, Khe Gỗ, Khe Bung và hệ thống kênh Bắc Nghệ An dài 16km v.v… để bảo đảm nhu cầu tưới ổn định cho 8.500 ha lúa và một số diện tích hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp. Ngoài ra huyện còn nâng cấp các tuyến đê sông, đê ngăn mặn; các cống tiêu đê biển, đê sông nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, NTTS và sinh hoạt người dân.
+ Năng lượng viễn thông: Hiện nay Quỳnh Lưu có 43/43 xã và thị trấn có điện lưới quốc gia. Toàn huyện có 98% số hộ dùng điện trong tổng số hộ, phần lớn các hộ dùng điện cho mục đích sinh hoạt còn điện dùng cho sản xuất mới khai thác một phần nhỏ. Mạng lưới thông tin liên lạc được đầu tư khá lớn, toàn bộ các xã và thị trấn đều đã có máy điện thoại, tính đến năm 2010 toàn huyện có 11.900 máy điện thoại, bình quân 5,5 máy/100 người dân và điểm bưu điện văn hoáxã, 43/43 xã, thị trấn đều nhận được thuê bao hàng ngày.
+ Y tế giáo dục: Toàn huyện có 8 trường phổ thông trung học vàở hầu hết các xã đều có trường trung học cơ sở và trường tiểu học. Nhìn chung huyện Quỳnh Lưu có trìnhđộ văn hoá tương đối cao toàn huyện đã hoàn thành song phổ cập bậc tiểu học và đến năm 2020 có 100% số xã phổ cập bậc trung học cơ sở.
- Tình hình sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm (2008 – 2010)
Đại học Kinh tế Huế
T
ốc độ phát triển (%) BQ 114,94 107,21 99,89 116,86 107,37 114,30 116,16 117,37
10/09 118,55 105,81 101,10 111,22 107,05 116,68 117,46 137,42
09/08 111,44 108,61 98,69 122,79 107,70 111,97 114,88 100,25
2010 (%) 100,00 12,58 51,09 48,91 0,61 5,58 64,69 16,54
SL 4.731,62 595,39 304,16 291,23 28,75 263,87 3.061 782,61
2009 (%) 100,00 14,10 53,47 46,53 0,67 5,67 65,29 14,27
SL 3.991,33 562,72 300,86 261,86 26,86 226,15 2.606,1 659,50
2008 (%) 100,00 14,47 58,83 41,17 0,70 5,64 63,33 15,86
SL 3.581,52 518,11 304,85 213,26 24,97 201,97 2.268,4 568,07
ĐVT T
ỷ/đ ồng T
ỷ/đ ồng T
ỷ/đ ồng T
ỷ/đ ồng T
ỷ/đ ồng T
ỷ/đ ồng T
ỷ/đ ồng T
ỷ/đ ồng
Ch
ỉ tiêu I. T
ổng giá trị sản xuất 1. Nông nghi
ệp -Tr
ồng trọt -Chăn nuôi 2. Lâm nghi
ệp 3. Th
ủy sản 4. CN-XD 5. D
ịch vụ Bảng 4: Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Quỳnh L ưu qua 3 năm (2008 -2010) Nguồn : Ph òng thống k ê huyện Quỳ
nh L ưu
Đại học Kinh tế Huế
Tình hình sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm (2008 – 2010) được thực hiện ở bảng 4.
Qua bảng 4 cho thấy năm 2010 tổng giá trị sản xuất là 4.731,65 tỷ đồng tăng 18,55% so với năm 2009, tức là tăng 1.150,1 tỷ đồng, so với năm 2008 tăng 470,29 tỷ đồng, tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm là 114,94% .
Ngành công nghiệp – xây dựng giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu GDP của huyện. Năm 2010 tổng giá trị sản xuất của ngành đạt 3.061 tỷ đồng, tăng 17,46% so với năm 2009. Tốc độ tăng bình quân qua 3 năm đạt 16,16% trong tổng giá trị sản xuất. Đứng ở vị trí thứ 2là ngành dịch vụ, năm 2008 đạt 568,07 tỷ đồng chiếm 15,86%
trong tổng giá trị sản xuất, năm 2009 đạt 659,50 tỷ đồng chiếm 14,27% trong tổng giá trị sản xuất và năm 2010 đạt 782,61 tỷ đồng chiếm 16,54% trong tổng giá trị sản xuất.
Bình quânqua 3 năm tăng 17,37% trong tổng giá trị sản xuất.
Ngành nông nghiệp giữ vị trí thứ 3 trong cơ cấu GDP của huyện, Năm 2010 đạt 595,39 tỷ đồng chiếm 12,58% trong tổng giá trị sản xuất, so với năm 2009 tăng 5,81% tức 32,67 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân qua 3 năm đạt 7,20 % trong tổng giá trị sản xuất. Trong nông nghiệp tỷ trọng của ngành trồng trọt có xu hướng giảm nhưng giảm nhẹ, năm 2008 đạt 304,85 tỷ đồng chiếm 58,83%, năm 2010 đạt 304,16 tỷ đồng chiếm 51,09%. Bình quân qua 3 năm giảm 1%
trong cơ cấu ngành nông nghiệp.
Ngành chăn nuôi càng ngày càng có xu hướng tăng lên, năm 2010 đạt 291,23 tỷ đồng, so với năm 2009 tăng 11,22% tức là 29,37 tỷ đồng trong cơ cấu của ngành nông nghiệp.
Ngành thủy sản đặc biệt là hoạt động nuôi tôm: Được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, giá trị sản xuất của năm 2008 đạt 201,97 tỷ đồng chiếm 5,64% , năm 2009 đạt 226,15 tỷ đồng chiếm 5,67%, năm 2010 đạt 263,87 tỷ đồng chiếm 5,58%. Tốc độ tăng bình quân qua 3 năm tăng 14,30% trong tổng giá trị sản xuất.
Ngành Lâm Nghiệp đã có xu hướng tăng nhưng nó vẫn là ngành chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng giá trị sản xuất. Năm 2010 đạt 28,73 tỷ đồng chiếm
Đại học Kinh tế Huế
0,61% trong tổng giá trị sản xuất. Tốc độ tăng bình quân qua 3 năm đạt 7,37 tỷ đồng.
*Cơ cấu kinh tế:
Trong những năm qua: Tổng giá trị sản phẩm của huyện tuy ngành nông –lâm – ngư nghiệp phát triển với tốc độ nhanh nhưng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ có tốc độ phát triển nhanh hơn. Trong ngành nông – lâm – Ngư nghiệp tốc độ phát triển của ngành thủy sản nhanh hơn ngành nông nghiệp và lâm nghiệp.
Nói tóm lại: Trong những năm qua cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Quỳnh Lưu có sự thay đổi theo chiều hướng khác nhau. Tỷ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp giảm dần và tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng dần, điều này cho thấy cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển dịch đúng hướng.
Nhận xét chung về điều kiện kinh tế - xã hội của huyện.
- Thuận lợi: Huyện Quỳnh Lưu được chia thành 41 xã và 2 thị trấn, có nhiều lợi thế nằm trong vùng qui hoạch vùng đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An đồng thời nằm trong khu công nghiệp Nam Thanh – Bắc Nghệ và triển khai khu công nghiệp, hình thành một số cơ sở kĩ thuật có nội dung qui mô lớn là bước đột phá đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp đồng thời khơi dậy tiềm năng, tạo tiền đề cho các ngành kinh tế khác phát triển đặc biệt là ngành dịch vụ.
Có nguồn nhân lực dồi dào, nhân dân cần cù, trình độ dân trí tương đối cao, có kinh nghiệm trong sản xuất, tiếp cận nhanh với các tiến bộ khoa học kĩ thuật và cơ chế thị trường.
- Hạn chế: Kinh tế phát triển chưa xứng với tiềm năng, một số lợi thế, thế mạnh chưa được khai thác, nên nhìn chung kinh tế vận chuyển dịch chậm. Tỷ lệ sản phẩm hàng hoá nông nghiệp còn thấp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ còn mang tính tự phát nên hiệu quả còn hạn chế.
Năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi ở một số vùng còn thấp, sức cạnh tranh hàng hoá sản phẩm cũng còn thấp, giá trị trên một đơn vị diện tích chưa cao.
Cơ sở vật chất nông nghiệp nông thôn nhìn chung còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hóa và đời sống.
Đại học Kinh tế Huế
Lao động thiếu việc làm còn nhiều, thu nhập giữa các vùng, miền và các tầng lớp nhân dân còn chênh lệch lớn,tệ nạn xã hội đang còn nhiều tiềm ẩn phức tạp.