I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức:
- Giới thiệu cho học sinh cách tổ chức giải bài toán trên máy tính.
- Giúp học sinh hiểu khái niệm về bài toán, thuật toán, dữ liệu, lệnh, chương trình và ngôn ngữ lập trình.
- Sau tiết học học sinh có thể nêu được các bước giải bài toán trên máy tính.
Kĩ năng:
- Xác định được dữ liệu vào (Input), dữ liệu ra (Output) của bài toán.
- Biết cách chọn một thuật toán cho bài toán.
Thái độ:
Nghiêm túc, cẩn thận, đoàn kết, có tinh thần giúp đỡ nhau trong học tập.
II/ Chuẩn bị:
Tài liệu:
- Giáo viên: Sách giáo viên Tin học lớp 10, Sách Giáo Khoa Tin Học lớp 10.
- Học sinh: Sách Giáo Khoa Tin Học lớp 10.
Dụng cụ:
- Giáo viên: giáo án giảng dạy trên PP.
- Học sinh: vở ghi,…
III/ Phương pháp dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, gợi mở.
- Phương pháp giảng giải.
IV/ Hoạt động dạy - học:
1/ Ổn định lớp: (2 phút).
2/ Kiểm tra bài cũ: (10 phút).
- Nêu ưu và nhược điểm của ngôn ngữ máy. So sánh nó với ngôn ngữ bậc cao.
3/ Giảng bài mới: (25 phút)
Hoạt động của Thầy và Trò Thời
gian Nội dung
Đặt vấn đề: Các em đã từng giải nhiều bài toán như: tính diện tích hình tròn, giải phương
5 phút
trình bậc nhất, bậc hai…
Đặt câu hỏi: Vậy em nào cho cô biết khi giải bài toán bằng tay các em cần phải làm gì?
Phải xác định giả thiết, kết luận, xác định cách giải, thực hiện cách giải, đưa ra kết quả.
Hướng học sinh vào bài: khi chuyển qua giải bài toán bằng máy chúng ta cũng phải thực hiện nhiều bước. (Bắt đầu giảng bài mới).
Cho vd: Tính diện tích hình chữ nhật khi biết chiều dài và chiều rộng
Input: chiều dài, chiều rộng.
Output: diện tích.
3 phút 1. Xác định bài toán:
- Mỗi bài toán được đặc tả bởi 2 thành phần: dữ liệu vào (Input) và dữ liệu xuất ra (Output).
Gv đặt câu hỏi: Tại sao phải lựa chọn thuật toán?
Gọi học sinh trả lời.
Bởi vì có nhiều cách để giải quyết một bài toán, nhưng ai cũng muốn tìm được cách giải tốt nhất
Cho vd để học sinh hiểu rõ hơn việc lựa chọn thuật toán:
Cùng một bài toán như giải pt bậc hai
x2 + 3x – 1 = 0 ta có thể giải bằng 2 cách: cách thông thường (tính delta), lấy một giá trị bất kì đưa vào pt xem có phải là nghiệm.
Vậy các em hay giải bằng cách nào nhất? Và tại sao lại chọn cách đó mà không chọn cách khác.
Xét vd: tính diện tích hình chữ nhật với chiều dài, chiều rộng cho trước.
S=a x b.
Cách liệt kê:
Bước 1: Nhập a,b.
Bước 2: kiểm tra a,b. Nếu a≤0 hoặc b≤0 thì quay lại bước 1, nếu nhập đúng thì chuyển qua bước 3.
7 phút 2. Lựa chọn và xây dựng thuật toán:
a. Lựa chọn thuật toán:
- Một thuật toán được cho là tốt nếu chương trình tương ứng dùng ít tài nguyên: thời gian sử dụng CPU, số lượng ô nhớ.
b. Diễn tả thuật toán:
Có 2 cách:
Cách liệt kê:
Sơ đồ khối:
Bước 3: S=a x b.
Bước 4: Đưa ra S. Kết thúc.
Sơ đồ khối:
Gọi học sinh nhắc lại các bước trước.
Gợi ý cho học sinh:
Ở cách giải toán bằng tay, sau khi xác định xong cách giải ta phải tiến hành giải. Khi giải toán trên máy cũng vậy, khi biết được thuật toán rồi chúng ta phải thực hiện thuật toán.
Vậy ta thực hiện nó bằng cách nào?
Chúng ta phải viết thuật toán bằng ngôn ngữ lập trình để cho máy hiểu.
Giải thích ngôn ngữ lập trình cho học sinh hiểu:
Đặt câu hỏi: Tại sao em nói chuyện với bạn bên cạnh, bạn lại hiểu được?
Vì chúng ta nói cùng ngôn ngữ là tiếng Việt.
Nếu em nói với một người Pháp bằng tiếng Việt họ có biết em nói gì không?
Họ có thể biết hoặc không biết.
Hướng vào bài:
Trong máy tính cũng vậy, muốn máy hiểu và làm theo ý mình em phải dùng một loại ngôn ngữ. Nó sẽ chuyển những ý muốn của em
4 phút 3. Viết chương trình:
Dựa vào thuật toán đã xây dựng, đồng thời căn cứ vào quy tắc của một ngôn ngữ lập trình nào đó để viết chương trình thể hiện thuật toán đó.
thành các đoạn mã, và máy tính chỉ việc thực hiện các đoạn mã đó.
Giới thiệu một đoạn mã giải pt bậc 2 trên Pascal.
Gọi học sinh nhắc lại các bước trước.
Đặt câu hỏi:
Khi giải một bài toán mà kết quả sai chúng ta thường làm gì?
Thường sửa lại cho đúng.
Hướng vào bài:
Khi giải một bài toán trên máy cũng vậy. Nếu chạy chương trình thấy kết quả sai hoặc chương trình có lỗi chúng ta phải sửa lại.
Giới thiệu cho học sinh các lỗi chương trình thường gặp như:
- Lỗi cú pháp: có thể được máy thông báo đầy đủ.
- Lỗi trong khi chạy chương trình: chia cho 0.
- Lỗi logic: sai về thuật toán (chương trình vẫn chạy nhưng kết quả sai).
Cho chạy thử chương trình đã giới thiệu ở bước 3 để minh hoạ cho các lỗi.
4 phút 4. Hiệu chỉnh:
Sau khi viết chương trình xong cần phải thử chương trình bằng cách thực hiện nó với một số bộ Input tiêu biểu. Nếu sai sót thì sửa lại
Gọi học sinh nhắc lại các bước trước.
Đặt câu hỏi: Khi mua máy tính về, đối với những loại máy phức tạp, nếu chỉ có cái máy thôi, các em có biết dùng không?
Vậy phải có sách hướng dẫn.
Hướng vào bài: Khi viết chương trình xong cũng vậy. Muốn người khác biết cách dùng chương trình của em, thì em phải viết tài liệu hướng dẫn cho họ.
2 phút 5. Viết tài liệu:
Cần phải mô tả chi tiết toàn bộ bài toán, thuật toán, chương trình, kết quả thử nghiệm và hướng dẫn sử dụng.
V/ Củng cố kiến thức - Dặn dò – Rút kinh nghiệm: (7 phút)
Củng cố kiến thức:
Gọi 2-3 học sinh lên bảng.
- Nhắc lại các bước giải bài toán trên máy tính.
- Cho bài toán: Giải pt bậc nhất ax + b = 0.
Yêu cầu học sinh xác định Input, Output, diễn ta thuật toán bằng cách liệt kê và sơ đồ khối.
Dặn dò: học bài “Giải bài toán trên máy tính”.
Rút kinh nghiệm:
--- --- --- --- ---
Tiết:
Thời gian: 45 phút.
Bài giảng