MMT bao gồm 3 thành phần:
- Các máy tính.
- Các thiết bị bảo đảm kết nối các máy tính với nhau.
- Phần mềm cho phép thực hiện việc giao tiếp giữa các máy tính.
trong trường để học sinh thấy rõ một mạng máy tính sẽ bao gồm: các máy tính, các thiết bị kết nối (dây cáp, switch), phần mềm hỗ trợ.
Đưa ra mô hình mạng các máy tính được kết nối với nhau.
Liên hệ đến hệ thống mạng trong trường: Mỗi máy nối được với nhau là nhờ trong máy có card mạng. Các máy nối với nhau thông qua một sợi cáp (cáp xoắn đôi) và đầu mỗi sợi cáp có một giắc cắm (đầu RJ45). Đồng thời trong mạng còn có 2 switch để hỗ trợ cho các máy tính kết nối trong mạng.
Giáo viên giới thiệu cho học sinh các loại cáp, hub, router, switch, các kiểu bố trí mạng thông qua các hình:
Vỉ mạng (card mạng):
Hub
20 phút 2. Phương tiên và giao thức truyền thông của mạng máy tính:
a. Phương tiện truyền thông (media):
Kết nối có dây:
- Để tham gia vào mạng máy tính phải có vỉ mạng nối với cáp mạng nhờ giắc cắm.
- Trong mạng còn có thể có một số thiết bị như: hub, switch, router, bridge.
- Mạng được bố trí thành các kiểu: kiểu đường thẳng (bus), kiểu sao (star), kiểu vòng (ring).
Switch
Các kiểu bố trí mạng:
Kiểu bus:
Kiểu ring:
Kiểu star:
Giáo viên giải thích ưu và nhược điểm của các cách bố trí mạng:
- Kiểu Bus: dễ lắp đặt, ít tốn kém, tốc độ truyền dữ liệu cao, tuy nhiên nếu lưu lượng tăng cao thì dễ gây ách tắc hoặc nếu có 1 máy hư tuy không ảnh hưởng đến toàn mạng nhưng cũng khó phát hiện để sửa chữa.
- Kiểu Ring: tốn ít dây cáp, tốc độ truyền dữ liệu cao, không gây ách tắc, tuy nhiên các giao thức để truyền dữ liệu phức tạp và nếu trục trặc trên 1 máy thì sẽ ảnh hưởng đến toàn mạng.
- Kiểu Star: lhông đụng độ hay ách tắc trên đường truyền, nếu có trục trặc trên một máy thì cũng không ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống,
đồng thời dễ kiểm soát và khắc phục sự cố. Tuy nhiên loại này lại tốn nhiều cáp và tốc độ truyền dữ liệu không cao.
Do các kiểu bố trí mạng đều có những ưu và nhược điểm riêng nên trong thực tế người ta thường bố trí mạng hỗn hợp
Giáo viên đưa ra mô hình mạng không dây. Giải thích cho học sinh hiểu về nguyên tắc thì mạng không dây cũng giống như mạng có dây. Tức là cũng có đủ 3 thành phần. Điểm khác nhau lớn nhất là mạng không dây không cần sử dụng cáp truyền.
Kết nối không dây:
Để tổ chức mạng máy tính không dây cần:
- Điểm truy cập không dây WAP (thường dùng bộ định tuyến không dây – Wireless Router)
- Vỉ mạng không dây (Wireless Network Card).
Để tổ chức mạng không dây cần có điểm truy cập mạng không dây, thông thường người ta sử dụng bộ định tuyến không dây. Ngoài chức năng định tuyến như một router nó còn có chức năng là một điểm truy cập không dây.
Các máy tính muốn kết nối được với nhau chúng phải có cùng giao thức.
Giao thức được xem như là ngôn ngữ chung. Có thể nói khi có cùng giao thức thì các máy tính mới có thể nhìn thấy nhau và thực hiện việc trao đổi thông tin với nhau.
Hiện nay bộ giao thức được dùng phổ biến là TCP/IP
b. Giao thức (Protocol):
- Giao thức truyền thông là bộ các quy tắc phải tuân thủ trong việc trao đổi thông tin trong mạng giữa các thiết bị nhận và truyền dữ liệu.
- Giao thức được dùng phổ biến hiện nay là giao thức TCP/IP.
Tức là các máy tính sẽ dùng các địa chỉ IP để liên lạc với nhau.
Như trong hình vẽ trên, xét trong một mạng, chỉ có các máy có địa chỉ IP là 192.168.0.X với X là khác nhau và khác 150 thì mới có thể liên lạc được với nhau.
Giả sử một máy khác cũng nằm trong mạng nhưng có địa chỉ IP là 192.168.5.150 thì sẽ không kết nối được với các máy máy có địa chỉ là 192.168.0.X.
Dựa vào hình 88 và 89 trong sách giáo khoa giải thích cho học sinh về mạng LAN và mạng WAN.
30 phút 15 phút
Tiết 2