Các biện pháp tổ chức giao thông

Một phần của tài liệu Giáo trình Môn học: Đường Đô Thị và Tổ Chức Giao Thông (Trang 151 - 154)

5.2.1. Các biện pháp liên quan đến qui hoạch mạng lới đờng và chiến lợc phát triển giao thông (các biện pháp vĩ mô)

Muốn tổ chức giao thông có hiệu quả thì phải đề cập tới ngay từ khi làm qui hoạch xây dựng thành phố, qui hoạch mạng lưới đường. Phải phân định rõ ý nghĩa và chức năng của từng con đ−ờng. Ví dụ: đ−ờng vành đai (cho các xe không nhiệm vụ không đi vào thành phố), đ−ờng chính, đ−ờng khu vực, đ−ờng giao thông công cộng... Đặc biệt là: ngoài việc quan tâm tới giao thông động, phải chú ý quan tâm tới giao thông tĩnh. Đây là những yếu tố quyết định để các biện pháp tổ chức giao thông khác mang lại hiệu quả.

Cơ cấu hợp lý các ph−ơng tiện giao thông, phải có tỉ lệ thích hợp giữa số l−ợng ng−ời sử dụng ph−ơng tiện GTCC và ph−ơng tiện giao thông cá nhân. Nâng cao chất l−ợng phục vụ của giao thông công cộng sẽ giảm đ−ợc ph−ơng tiện giao thông cá nhân trên đường. Muốn vậy, nhà nước phải có chính sách đúng đắn đối với việc phát triển giao thông công cộng nh− bù lỗ, giảm thuế, trợ giá.

Đ−ờng Đô Thị Và Tổ Chức Giao Thông 154 Phân bố hợp lý thời gian làm việc của các cơ quan trong thành phố, tránh tập trung các ph−ơng tiện giao thông trên đ−ờng trong các giờ cao điểm. Ví dụ thay đổi thời gian bắt đầu làm việc của các cơ quan hành chính, trường học, các cơ sở sản xuất. Tất nhiên đây cũng là vấn đề khó, có tính chất xã hội cần phải

được nghiên cứu kỹ. Ví dụ ảnh hưởng tới thời giờ đưa đón con đi học sao cho không ảnh h−ởng tới thời gian đi làm của những ng−ời có con nhỏ.

Tổ chức hợp lý nhà ga bến tầu, nơi đỗ xe để hạn chế việc trung chuyển của hành khách.

Hạn chế thời gian đỗ xe ở các bãi đỗ trong trung tâm thành phố: có thể giới hạn giờ đỗ tối đa là 2 giờ hoặc thu tiền cao khi đỗ lâu, nh− vậy sẽ tăng số xe

đ−ợc phục vụ trong khu vực quan trọng của thành phố.

Tổ chức các khu vực đi bộ ở trung tâm thành phố hoặc tuyến phố ở các khu phố cổ, phục vụ cho nhu cầu mua sắm giải trí, du lịch.

Phối hợp các đơn vị làm công tác vận tải trong thành phố để sử dụng có hiệu quả các ph−ơng tiện, tiết kiệm thời gian cho hành khách. Phân luồng phân tuyến cho các phương tiện khác nhau, bố trí hành trình hợp lý giữa các tuyến để hành khách dễ dàng chuyển từ tuyến này sang tuyến khác, ít phải chờ đợi. Có hệ thống thông tin điều khiển trong toàn thành phố để có thể thông báo tình trạng ùn tắc, từ đó người lái xe có thể lựa chọn hướng đi phù hợp.

5.2.2. Các biện pháp liên quan tới việc phân luồng phân tuyến

Phân chia giữa giao thông nội thành và giao thông ngoại thành, tổ chức các tuyến đ−ờng vành đai cho các xe không nhiệm có vụ đi vào thành phố, cấp giấy phép cho ô tô đ−ợc đi vào thành phố, qui định ô tô tải chỉ đ−ợc đi vào thành phố trong một số giờ nhất định hay cấm một số loại phương tiện giao thông trên một số đường. Trên các đường có mật độ xe lớn, đường có bề rộng mặt nhỏ hơn 7 mét phải cấm đỗ xe. Trên các đường có độ dốc lớn, có nhiều ô tô tải phải làm thêm các làn phụ cho xe tải.

Tách các phương tiện giao thông có tốc độ khác nhau đặc biệt là tách các loại xe thô sơ để tăng an toàn giao thông, tăng vận tốc cho xe cơ giới bằng vạch trên đ−ờng, dải phân cách mềm hoặc dải trồng cây.

Trên một số tuyến chính, trong điều kiện có thể nên tổ chức điều khiển theo làn sóng xanh để làm tăng khả năng thông qua của đường.

Tổ chức các tuyến đ−ờng một chiều trên các đ−ờng có mặt cắt ngang hẹp vì xe chạy một chiều có tác dụng làm tăng khả năng thông qua, theo nghiên cứu

Đ−ờng Đô Thị Và Tổ Chức Giao Thông 155 khả năng thông qua của đ−ờng một chiều có thể gấp r−ỡi so với tổ chức hai chiều.

đồng thời cũng giảm bớt tai nạn và các xung đột tại nút, tạo điều kiện bố trí dải

đỗ xe dọc đường phía phải. Trên các đường một chiều việc tổ chức giao thông theo làn sóng xanh đơn giản, thuận lợi. Đường một chiều còn được tổ chức khi tránh các công trình xây dựng. Nh−ng đ−ờng một chiều chỉ áp dụng khi có các cặp đ−ờng song song với nhau và cách nhau không quá 250 mét, vì tổ chức giao thông một chiều làm tăng hành trình xe chạy, khó bố trí các tuyến giao thông công cộng, gây khó khăn cho các lái xe không quen đ−ờng.

Tách luồng riêng cho các ph−ơng tiện GTCC nh− làm làn riêng cho xe buýt khi mật độ lớn, thời gian cách nhau các xe từ 3-5 phút, để tăng vận tốc cho xe buýt và không cản trở các phương tiện khác. Thiết kế các điểm đỗ xe cho hành khách lên xuống khi điều kiện hè đường cho phép,với mục đích hạn chế ảnh h−ởng của xe buýt tới các ph−ơng tiện khác.

Tại các nút th−ờng xảy ra ùn tắc có thể phải sử dụng giải pháp: cấm rẽ trái hay cấm rẽ phải, có biện pháp h−ớng dẫn phân luồng từ phía tr−ớc.

Tổ chức hệ thống đỗ xe P+R (Park and Ride) tại đầu mối trung tâm giao thông giao thông công cộng ở cửa ô thành phố, các xe tới thành phố gửi xe tại bãi

đỗ và chuyển sang các phương tiện giao thông công cộng khác, góp phần giảm ph−ơng tiện trên đ−ờng phố.

5.2.3. Các biện pháp liên quan đến trang thiết bị trên đờng

Sử dụng có hiệu quả các biển báo hiệu và các thiết bị an toàn trên đ−ờng

được qui định trong “Điều lệ biển báo hiệu đường bộ Việt Nam”.

Các biển chỉ dẫn, biển báo hiệu và biển hiệu lệnh phải rõ ràng ngay kể cả

trong điều kiện ban đêm để người lái xe dễ dàng nhận biết.

Sử dụng đúng và có hiệu quả các vạch, mũi tên chỉ hướng sơn trên đường, các đảo dẫn hướng tại các nút giao thông để người lái xe nhận rõ hướng đi.

Bố trí hệ thống đèn tín hiệu tại các nút giao thông để làm tăng khả năng thông qua, tránh ùn tắc và giảm tai nạn giao thông tạo nên văn minh trong giao thông đô thị. Tại các thành phố lớn, có thể trang bị các trung tâm điều khiển giao thông cho từng khu vực hay toàn thành phố, từ trung tâm ng−ời chỉ huy có thể nắm đ−ợc tình hình và có các biện pháp xử lý kịp thời.

Thực hiện phân luồng từ xa, thiết lập hệ thống bảng báo hiệu điện tử, thông báo hướng đường, khu vực bãi đỗ xe còn chỗ trống, giúp lái xe dễ dàng tìm

®−êng.

Đ−ờng Đô Thị Và Tổ Chức Giao Thông 156 5.2.4. Các điều kiện đảm bảo tổ chức giao thông có hiệu quả

Hoàn thiện luật giao thông đ−ờng bộ theo kịp sự phát triển của giao thông.

Phổ biến sâu rộng đến mọi người dân, đưa luật giao thông vào trong chương trình

đào tạo cho học sinh. Phải thường xuyên phổ biến luật và tình hình giao thông cũng như tai nạn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Những người điều khiển phương tiện giao thông phải có đủ sức khoẻ, tay lái tốt và nắm vững luật.

Có đủ kinh phí để mua sắm trang thiết bị, đảm bảo các trang thiết bị hoạt

động, tiền lương cho người làm công tác tổ chức giao thông.

Lực lượng ứng cứu phải có đầy đủ trang thiết bị, phương tiện cấp cứu và thông tin kịp thời để ứng cứu khi có tai nạn giao thông.

Lực l−ợng thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông phải có trang thiết bị hiện đại, nắm vững luật và thực thi đúng luật. Các vụ tai nạn giao thông trên

đường phải được giải quyết đúng theo pháp luật qui định.

Với các điều kiện cơ bản trên việc tổ chức giao thông mới mạng lại hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giáo trình Môn học: Đường Đô Thị và Tổ Chức Giao Thông (Trang 151 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(204 trang)