Tổ chức các bến xe

Một phần của tài liệu Giáo trình Môn học: Đường Đô Thị và Tổ Chức Giao Thông (Trang 154 - 157)

Các bến xe bao gồm các bến xe đường dài, các bến xe buýt lớn, tại đó có nhiều tuyến xe, hành khách có thể chuyển tuyến, chuyển sang ph−ơng tiện khác nh− xe lửa,... hoặc kết thúc hành trình, ở đây không bao hàm nơi kết thúc một tuyến xe buýt, vì nếu kết thúc một tuyến xe chỉ cần thiết kế giải pháp đủ điều kiện cho xe quay đầu.

Vị trí của bến phải được nghiên cứu kỹ, tại các địa phương có đường xe lửa đi qua thì nhà ga và bến xe nên bố trí gần nhau để hành khách dễ dàng chuyển từ ph−ơng tiện này sang ph−ơng tiện khác. Các bến xe ở các n−ớc ng−ời ta cố gắng càng tiếp cận trung tâm thành phố, trung tâm du lịch càng tốt. Quan niệm đ−a bến xe ra ngoại vi thành phố để tránh tiếng ồn, giảm ô nhiễm môi tr−ờng cho thành phố là ý t−ởng hay nh−ng lại gây khó khăn cho hành khách muốn đi vào trung tâm. Vì vậy, quyết định vị trí cho một bến xe phải đ−ợc tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia.

Đ−ờng Đô Thị Và Tổ Chức Giao Thông 157 5.3.2. Yêu cầu kỹ thuật của một bến xe

Yêu cầu đầu tiên là bến xe phải đặt gần đường chính, gần nhà ga, gần bến tàu, tiện đ−ờng vào trung tâm thành phố hoặc tiếp cận trung tâm.

Bến xe bao gồm nhà đón khách trung tâm, nơi đ−a khách lên xe, nơi trả

khách, nơi đỗ xe, đường nối bến xe với đường trục bên ngoài. Hệ thống chức năng các bộ phận của một bến xe đ−ợc giới thiệu trong hình 5.1.

Nhà đón khách

Đón khách

Trả

khách Bảo

duìng xe

Cổng vào cho khách

Đuờng đi của khách Đuờng đi của xe

§uêng chÝnh

Đuờng cho xe ra vào bến

Hình 5-1. Các bộ phận chức năng của một bến xe - Nhà đón khách:

Đây là bộ phận quan trọng của một bến xe, nhiệm vụ chính là nơi tiễn và

đón khách, là công trình kiến trúc quan trọng của một bến xe, yêu cầu kiến trúc hiện đại, có ý nghĩa biểu trưng vì đây là nơi qua lại nhiều người, phải đảm bảo thoáng mát, tiện lợi. Hệ thống các cửa bán vé, bán vé tự động, cửa đi vào nơi đón khách, trả khách phải dễ dàng thuận lợi, có bố trí ghế ngồi cho hành khách phải chờ lâu. Hệ thống thông tin, đảm bảo thông tin về hướng tuyến, giờ xe đi, xe đến, hệ thống điện thoại. Trong nhà đón khách có thể kết hợp chỗ bán nước giải khát, hàng lưu niệm, báo chí. Bến lớn có thể thiết kế hai tầng, tầng trên dành cho các cơ quan văn phòng quản lý bến.

- Nơi trả khách:

Th−ờng bố trí đầu đ−ờng vào bến, tiện lợi cho hành khách ra khỏi khu vực bến hoặc chuyển sang khu vực đón khách để đi tiếp.

- Nơi đón khách

Bố trí vị trí các xe đón khách có thể theo hàng ngang, xiên hoặc theo vòng xuyÕn (h×nh 5.2.)

Đ−ờng Đô Thị Và Tổ Chức Giao Thông 158

a) b)

c) d)

e) g)

h)

Hình 5-2. Một số cách bố trí xe đón khách

Bố trí xe đón khách đỗ chéo hoặc vuông góc với nhà chờ (hình 5.2 a, b) −u

điểm là khách từ nhà đón khách ra xe không phải cắt qua đường xe chạy. Tương tự có thể bố trí đón khách xe đỗ vòng xuyến ngoài hoặc trong của sân đỗ (hình 5.2 c, d).

Khi bố trí các xe đón khách theo hàng ngang hoặc xiên chiều rộng đỗ xe (hình 5.2 e, g, h) phải đảm bảo rộng tối thiểu 3.5 mét, nơi đứng đợi khách 2.0 mét, nh−ợc điểm của hình thức này là hành khách phải đi qua đ−ờng xe chạy.

Bến tắc xi các xe cũng th−ờng xếp hàng theo hàng dọc hoặc vòng xuyến theo thứ tự ưu tiên xe nào đến trước thì đỗ trước.

Đ−ờng Đô Thị Và Tổ Chức Giao Thông 159 Diện tích sân đỗ phải phù hợp với qui mô của bến, trường hợp qui mô bến lớn có thể phân chia thành 2 hoặc 3 nhà đón khách phù hợp với từng khu vực tuyến, bến thh−ờng đ−ợc bố trí kéo dài.

- Khu vực bảo d−ỡng xe

Khu vực này làm nơi đỗ xe phải chờ ch−a đến giờ chạy, làm vệ sinh cho xe hoặc bảo d−ỡng, sửa chữa nhỏ.

- Đ−ờng xe ra vào bến

Để nối đ−ờng từ đ−ờng chính vào bến, th−ờng ng−ời ta chỉ dùng một đường, khi lưu lượng xe lớn tại ngã ba giữa đường chính với đường vào bến dùng điểu khiển bằng đèn tín hiệu để tăng an toàn. Trường hợp bến lớn có thể bố trí đ−ờng vào, đ−ờng ra bến riêng rẽ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Môn học: Đường Đô Thị và Tổ Chức Giao Thông (Trang 154 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(204 trang)