Định hướng phát triển của Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh và Khách sạn Mường Thành Grand Hà Nội

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho người lao động tại khách sạn mường thanh grand hà nội (Trang 85 - 89)

CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI KHÁCH SẠN MƯỜNG

3.1. Định hướng phát triển của Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh và Khách sạn Mường Thành Grand Hà Nội

3.1.1. Định hướng phát triển của Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh

Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh được thành lập t năm 1997 với khởi đầu là một khách sạn nhỏ ở thành phố Điện Biên Phủ. T khi mới thành lập, Khách sạn Mường Thanh đơn thuần chỉ tập trung vào dịch vụ lưu trú, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế với số lượng phòng ít ỏi, các vật dụng trong phòng chưa hiện đại, chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ kém do nhân viên hầu hết là lao động địa phương không được đào tạo bài bản về nghiệp vụ khách sạn. Việc quản lý khách sạn cũng là do tự học hỏi, đúc rút kinh nghiệm t thực tế trong quá trình hoạt động. Trong khi đó sự cạnh tranh trên thị trường dịch vụ khách sạn ngày càng khốc liệt, ngày càng có nhiều tên tuổi nội địa nổi lên, tập trung ở phân khúc trung cấp và đặc biệt là ngày càng nhiều tập đoàn kinh doanh khách sạn lớn của nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam.

Trước những khó khăn thách thức đó, Ban lãnh đạo Tập đoàn đã chủ động bắt tay vào xây dựng chiến lược dài hạn theo hướng ổn định, bền vững, hiệu quả hơn mà mục tiêu chung là đưa Mường Thanh trở thành chuỗi khách sạn nội địa cao cấp, thương hiệu thuần Việt hàng đầu Việt Nam. Với định hướng như vậy nên thời gian qua, Tập đoàn đã chuẩn bị k về nguồn lực tài chính, tập trung đầu tư mạnh về cơ sở vật chất và đặc biệt là chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ lẫn đào tạo nguồn nhân lực. Để có được đội ngũ nhân sự có trình độ, đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe trong lĩnh vực dịch vụ khách sạn, Tập đoàn đã xây dựng đội ngũ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành để chuyên đào tạo chuyên môn, cùng với đó liên tục mở các khóa đào tạo tiêu chuẩn dịch vụ, k năng mềm cho nhân

viên. Việc đánh giá, kiểm định chất lượng t ng bước được áp dụng trên toàn bộ hệ thống, trong đó, lao động sau khi được tuyển dụng vào khách sạn đều phải trải qua thời gian đào tạo khắt khe trước khi được chính thức làm việc. Bên cạnh đó, Mường Thanh còn tiếp tục đầu tư, xây dựng những khách sạn mới, hiện đại trên địa bàn cả nước, đồng thời, có kế hoạch thay thế, nâng cao cơ sở vật chất tại các khách sạn cũ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngoài ra, việc tạo nên bản sắc riêng mang đậm tinh thần và bản sắc văn hóa Việt cho thương hiệu Mường Thanh cũng hết sức được chú trọng. Bà Lê Thị Hoàng Yến - Tổng giám đốc Tập đoàn khách sạn Mường Thanh cho biết: “Chúng tôi cần sự khác biệt và phải khác biệt để có thể phát triển bền vững. Sự khác biệt ấy của Mường Thanh đến t cái tên của mình - t nguồn cội văn hóa Tây Bắc”. Chính vì vậy mà mỗi khách sạn mới ra đời đều được giữ lại tên Mường Thanh ở đầu như một điểm nhận dạng đặc biệt của chuỗi khách sạn như: Mường Thanh Điện Biên Phủ, Mường Thanh Hà Nội, Mường Thanh Đà Nẵng... Bản sắc Việt còn thể hiện ở cung cách phục vụ, t những món ăn đặc sản của vùng miền đến văn hóa trang trí kiến trúc, nội thất. Qua đó, hình ảnh cuộc sống và con người Việt Nam ở các địa phương đến được với du khách một cách tự nhiên. Màu sắc dân tộc hòa nhập tinh tế với sự năng động và hiện đại của xu thế mới làm cho chuỗi khách sạn Mường Thanh luôn có những nét độc đáo và đáng nhớ với bất cứ ai dù chỉ một lần ghé thăm. Đồng thời, Tập đoàn cũng thực hiện nhiều phân khúc khác nhau t 3 – 5 sao, đáp ứng nhu cầu của nhiều tầng lớp khách hàng, áp dụng chính sách giá cả hợp lý với dịch vụ tiêu chuẩn cao theo tiêu chuẩn quốc tế, để thu hút khách hàng, đặc biệt là đối tượng khách Việt.

Với sự cố gắng nỗ lực và vươn lên không ng ng của Ban lãnh đạo cũng như cán bộ, nhân viên, đến nay, Tập đoàn đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận.

Mường Thanh hiện là chủ sở hữu chuỗi khách sạn tư nhân lớn hàng đầu Việt Nam với hệ thống 37 khách sạn cao cấp mang đậm tinh thần và văn hóa Việt như: Mường Thanh Hà Nội Center, Mường Thanh Huế, Mường Thanh Đà Lạt, Mường Thanh Sông Lam... cùng các dự án khách sạn đạt tiêu chuẩn 3, 4 và 5 sao trên phạm vi cả nước và đã được Trung tâm kỷ lục Việt Nam chứng nhận là “Chuỗi khách sạn

tư nhân lớn nhất Việt Nam”. Ngoài ra Mường Thanh còn là chủ sở hữu của nhiều dịch vụ khác như Trung tâm Du lịch Mường Thanh Nghệ An, Khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm... Hệ thống khách sạn Mường Thanh đi vào hoạt động không chỉ mang đến cho khách du lịch nét văn hóa của t ng vùng miền mà còn góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội, thông qua việc tạo việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống của người dân các địa phương.

Trong những năm qua, không chỉ làm tốt việc đầu tư, kinh doanh chuỗi khách sạn, khu nghỉ dưỡng mang thương hiệu Mường Thanh, Tập đoàn còn rất chú trọng đến các hoạt động t thiện xã hội, qu nhân đạo. Với tiêu chí “kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội”, Tập đoàn thường xuyên phối hợp với các tổ chức nhân đạo,

t thiện để ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, xây dựng trường học, bệnh viện cho các vùng quê khó khăn... Với những việc làm thiết thực ấy, Mường Thanh đã góp phần tích cực trong việc giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là đồng bào vùng cao, vùng xa.

Định hướng trong những năm tới của Tập đoàn Mường Thanh là sẽ tiếp tục phát triển thành hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng 3, 4, 5 sao mang nét văn hóa độc đáo và lòng mến khách chân thành, hiếm có của các dân tộc Việt Nam, qua đó giới thiệu nét đẹp truyền thống và tinh hoa văn hóa Việt tới du khách trong và ngoài nước với mục tiêu là sẽ tăng về -Chất và đảm bảo về -Lượng. Đồng thời, tiếp tục phát triển dịch vụ lưu trú chuyên nghiệp với chính sách giá cả hợp lý, dịch vụ tiêu chuẩn cao. Bên cạnh đó, tập trung vào việc khai thác thị trường khách hàng nội địa và phát triển thị trường ngách, tùy t ng địa phương sẽ có cách đầu tư khác nhau để tận dụng được đặc điểm của thị trường ở mỗi địa phương, nâng cao hiệu quả đầu tư.

Với sự chuẩn bị k càng về nguồn lực tài chính, nhân sự cũng như có chiến lược phát triển dài hạn, nhất quán đi theo con đường bảo tồn văn hóa, bản sắc thương hiệu và bản sắc dân tộc, tên tuổi Mường Thanh sẽ tiếp tục phát triển một cách bền vững, ghi tên thương hiệu lên bản đồ kinh doanh khách sạn trong nước và thế giới, góp phần vào sự phát triển ngày càng lớn mạnh của ngành du lịch nước nhà.

3.1.2. Phương hướng phát triển của Khách sạn Mường Thành Grand Hà Nội Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh khách sạn ngày càng chiếm một vị trí quan trọng. Nhiều khách sạn mới bao gồm cả khách sạn Nhà nước, khách sạn tư nhân, khách sạn liên doanh ra đời cùng cạnh tranh và phát triển. Bởi vậy, để hoạt động và kinh doanh có hiệu quả cao và đạt được chỗ đứng vững chắc trên thị trường kinh doanh du lịch và khách sạn, đòi hỏi khách sạn Mường Thanh Grand Hà Nội phải không ng ng nỗ lực, cố gắng tận dụng tối đa những lợi thế sẵn có, hạn chế những tồn tại và t ng bước khắc phục chúng, chủ động tăng cường thu hút khách có hiệu quả hơn. Muốn vậy, việc xác định mục tiêu, chiến lược cho hoạt động kinh doanh và phát triển của khách sạn là điều mà ban lãnh đạo Khách sạn Mường Thanh Grand Hà Nội phải quan tâm và đặt lên hàng đầu.

Bước sang năm 2020, hoạt động kinh doanh được xác định dù có rất nhiều cơ hội mới nhưng vẫn còn những khó khăn và thách thức. Dưới sự chỉ đạo của VPĐH Tập đoàn Mường Thanh, Ban lãnh đạo khách sạn Mường Thanh Grand Hà Nội đã xác định phương hướng trong thời gian tới là:

• Tập trung mở rộng, đổi mới công tác thị trường, sử dụng có hiệu quả những lợi thế của đơn vị, phát huy nội lực, thu hút nguồn nhân lực tài năng bên ngoài, đổi mới và mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung.

• Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất k thuật đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, tạo các yếu tố hấp dẫn để thu hút khách du lịch nội địa và tăng tỷ trọng khách quốc tế.

• Tất cả các hoạt động kinh doanh, các bộ phận hành chính nghiệp vụ đều có quy trình làm việc. Tổ chức cho tất cả cán bộ công nhân viên học tập, nắm vững quy trình và thực hiện thành thạo nghiêm túc. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng nhiệm vụ được giao.

•Tiếp tục thực hiện cơ chế khoán quản, tăng cường đầu tư, đổi mới trang thiết bị và mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang các dịch vụ khác.

• Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả hoạt động tuyển chọn nhân viên ngay

t đầu để có một đội ngũ cán bộ công nhân viên tốt về chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn đặt ra.

• Đổi mới cơ chế quản lý, tăng cường kỷ cương, kỷ luật. Đảm bảo an toàn và an ninh trật tự trong khách sạn.

• Thực hiện tốt công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tiến hành định mức chi phí, ổn định lao động và hạch toán có hiệu quả các dịch vụ, nghiệp vụ để đảm bảo chất lượng, hiệu quả và uy tín kinh doanh.

• Đẩy mạnh công tác kinh doanh có hiệu quả, năng suất chất lượng, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên..

• ây dựng Văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, thường xuyên tổ chức thi đua, khen thưởng và các chương trình, giải đấu thể thao, văn nghệ để tăng tính đoàn kết trong nội bộ khách sạn và giữa các khách sạn thành viên.

Đặc biệt cần quan tâm cải tiến chính sách tạo động lực phù hợp để động viên người lao động yên tâm làm việc có hiệu quả cao , thúc đẩy họ gắn bó và cống hiến lâu dài cho khách sạn.

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho người lao động tại khách sạn mường thanh grand hà nội (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w