CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
1.2. Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp
1.2.3. Nội dung quản lý thu thuế
Lập dự toán thuế thực chất là việc tính toán xác định các chỉ tiêu tổng hợp, chi tiết về số thu thuế trong năm kế hoạch và các biện pháp để tổ chức thực hiện các chỉ tiêu đó, là khâu đầu tiên của chu trình ngân sách nhằm đảm bảo khả năng huy động nguồn thu của địa phương trong một năm ngân sách, phục vụ nhu cầu chi tiêu cũng như cho phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
b. Tiêu chí đánh giá công tác lập dự toán thuế
Tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, chi tiết theo từng sắc thuế
Được lập đúng biểu mẫu, nội dung và thời hạn qui định
Kèm theo báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính toán. Để bảo đảm tính tiên tiến và hiện thực của các chỉ tiêu được xác lập trong dự toán thuế.
1.2.3.2. Tổ chức công tác thu thuế a. Tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp
Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế được xác định là một khâu quan trọng của ngành nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý theo cơ chế tự tính, tự khai và tự nộp thuế; giúp doanh nghiệp chủ động và tự chịu trách nhiệm về việc xác định số thuế phải nộp và thực hiện nghĩa vụ với NSNN; hạn chế và loại bỏ những vi phạm pháp luật về thuế do thiếu hiểu biết của doanh nghiệp, đồng thời hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng chính sách, pháp luật thuế.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hỗ trợ giúp doanh nghiệp nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật thuế cho DN từ đó doanh nghiệp tự giác chấp hành và chấp hành tốt hơn pháp luật thuế.
Tuyên truyền chính sách, pháp luật thuế
Bộ phận tuyên truyền thực hiện tuyên truyền qua nhiều kênh thông tin như:
phát thanh truyền hình, website của ngành thuế - cục thuế, các cơ quan truyền thông (ban tuyên giáo, báo chí, tạp chí...); hội nghị đối thoại, tập huấn cho DN; tờ rơi, tờ gấp, pano, áp phích hoặc trực tiếp khi doanh nghiệp nộp tờ khai thuế, báo cáo tài chính. Nội dung tuyên truyền tập trung chủ yếu vào các chính sách pháp luật thuế, các bài viết chuyên đề, tin người tốt việc tốt; bên cạnh đó còn đăng tin về các doanh nghiệp bỏ trốn, nợ thuế, doanh nghiệp bị cưỡng chế nợ thuế.
Hỗ trợ thủ tục hành chính thuế, giải đáp vướng mắc chính sách thuế Bộ phận một cửa thuộc bộ phận tuyên truyền lài nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp cũng là nơi hướng dẫn doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục hành chính thuế (cung cấp mẫu biểu, hướng dẫn kê khai, hướng dẫn nộp tờ khai), cung cấp phần mềm hỗ trợ DN kê khai, nộp thuế qua mạng.
Những vướng mắc của DN trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chính sách pháp luật thuế được bộ phận tuyên truyền hỗ trợ giải đáp trực tiếp tại bộ phận một cửa, qua điện điện thoại, email, văn bản hoặc tại hội nghị đối thoại doanh
nghiệp. Các vướng mắc của DN sẽ được tổng hợp đăng website của cơ quan thuế.
b. Đăng ký thuế, kê khai thuế, kế toán thuế:
Quản lý DN về hoạt động kê khai, kế toán thuế nhằm đảm bảo theo dõi, quản lý việc thực hiện các thủ tục hành chính thuế về khai thuế, nộp thuế, kế toán thuế, hoàn thành nghĩa vụ thuế đầy đủ, đúng quy định.
* Đăng ký thuế: Đăng ký thuế là việc DN cung cấp các thông tin định danh, loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, nghĩa vụ thuế, tình trạng hoạt động với cơ quan thuế. Luật Quản lý thuế quy định trong thời hạn mười ngày kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh, DN thực hiện đăng ký thuế với cơ quan thuế.
Việc đăng ký thuế của DN được thực hiện trong các trường hợp sau: Một là DN mới thành lập; Hai là DN thay đổi thông tin; Ba là DN chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn DN thực hiện lập hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính xác của các thông tin mà DN đã kê khai trên hệ thống phần mềm quản lý tập trung đăng ký thuế. Đối với những hồ sơ đảm bảo tính chính xác, thông tin đăng ký thuế được truyền lệ hệ thống đăng ký thuế tại Tổng cục Thuế.
Những trường hợp thông tin đăng ký thuế chưa chính xác, hay không phù hợp hoặc không được chấp thuận đều được cơ quan thuế ra thông báo và gửi đến DN hoặc gửi cho Sở Kế hoạch đầu tư nếu hồ sơ đăng ký thuế đó thực hiện theo cơ chế liên thông một cửa giữa Sở Kế hoạch đầu tư với Cục Thuế.
Thông tin đăng ký thuế của DN hợp lệ và được chấp thuận sẽ được gửi về các bộ phận tuyên truyền hỗ trợ, bộ phận kiểm tra để thực hiện quản lý theo chức năng của các bộ phận đó. Ngoài ra thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế còn được thông tin trên website của Tổng cục Thuế: www.gdt.gov.vn.
Kê khai thuế: Bộ phận kê khai, kế toán thuế thực hiện quản lý kê khai thuế của DN với các nội dung sau:
Quản lý tình trạng kê khai thuế: Hàng tháng, trước thời hạn nộp HSKT của
DN, bộ phận kê khai, kế toán thuế thực hiện rà soát, cập nhật và tổng hợp danh sách theo dõi DN phải nộp hồ sơ khai thuế theo từng sắc thuế, mẫu HSTK, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế (tháng, quý, năm, quyết toán năm) để xác định số lượng HSKT phải nộp và theo dõi, đôn đốc tình trạng kê khai của doanh nghiệp bằng văn bản thông báo cho DN.
Xử lý HSKT: Việc tiếp nhận HSKT của người nộp thuế được thực hiện qua bộ phận một cửa, qua bưu điện, hoặc khai thuế qua mạng, tại đây bộ phận tiếp nhận thực hiện kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, đúng thủ tục của hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật thuế, yêu cầu DN bổ sung hồ sơ nếu chưa đúng theo quy định.
Tiếp đó bộ phận kê khai, kế toán thuế thực hiện kiểm tra thông tin định danh của doanh nghiệp, lỗi số học. Trường hợp phát hiện sai sót bộ phận kê khai, kế toán thuế yêu cầu DN giải trình.
c. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế
* Kiểm tra thuế: Công tác kiểm tra thuế của DN nhằm giám sát hồ sơ khai thuế nhằm chống thất thu thuế, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm về thuế.
Cùng với đó là nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của DN trong việc thực hiện kê khai thuế, tính thuế và nộp thuế. Công tác kiểm tra thuế của DN được thực hiện tại trụ sở của cơ quan thuế hoặc tại trụ sở của DN.
Tại trụ sở cơ quan thuế bộ phận kiểm tra thuế có trách nhiệm thu thập, khai thác thông tin để kiểm tra hồ sơ, nguồn thông tin được lấy trực tiếp từ hồ sơ khai thuế của DN hoặc gián tiếp qua các cơ quan khác như: ngân hàng, Kho bạc, Kiểm toán, Quản lý thị trường, Công an, Tài nguyên môi trường, Tòa án… Từ những thông tin có được, bộ phận kiểm tra thực hiện kiểm tra sơ bộ tất cả các loại hồ sơ khai thuế để phân tích, đánh giá lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về thuế để lập danh sách kiểm tra. Bộ phận kiểm tra thực hiện kiểm tra tại trụ sở DN đối với những DN không giải trình được số liệu đã kê khai. Nội dung kiểm tra thuế tại DN chủ yếu là rà soát tính hợp lý, hợp lệ của hóa đơn, chứng từ, tính trung thực trong việc ghi nhận doanh thu, chi phí… có liên quan đến những nghi vấn mà bộ phận kiểm tra đã phân tích hồ sơ kê khai tại trụ sở cơ quan thuế.
Thanh tra thuế: Tương tự như kiểm tra thuế, thanh tra thuế cũng thực hiện các bước công việc, phương pháp làm để xác định rủi ro về thuế của DN làm căn cứ để lập kế hoạch thanh tra năm. Tuy nhiên nguồn dữ liệu mà bộ phận thanh tra thuế sử dụng để phân tích việc xác định, thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp lại rộng hơn so với kiểm tra thuế. Ngoài các nguồn dữ liệu kiểm tra thuế sử dụng, thanh tra thuế còn sử dụng dữ liệu từ các cơ quan thuộc ngành tài chính như: Hải quan, Thanh tra tài chính, Ủy ban chứng khoán, Cục quản lý giá hoặc các cơ quan khác có liên quan như: Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Các bộ, ngành, hiệp hội ngành nghề kinh doanh hoặc thông tin từ đơn tố cáo trốn thuế, gian lận thuế.
d. Quản lý nợ thuế
Việc quản lý nợ thuế của DN góp phần chống thất thu ngân sách nhà nước, đảm bảo công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế giữa các DN. Công tác quản lý nợ thuế của DN gồm các nội dung sau:
Xây dựng chỉ tiêu thu tiền nợ: Căn cứ vào số tiền nợ thuế năm thực hiện cùng với việc phân tích, dự báo tình hình kinh tế, các chính sách quản lý nợ thuế mới ban hành để đề xuất chỉ tiêu thu nợ cho năm kế hoạch, đề các các biện pháp để thực hiện các chỉ tiêu thu tiền thuế nợ đã xác định. Phòng quản lý nợ thuế xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ, giao chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cho phòng quản lý nợ và các phòng khác tham gia quy trình.
Đôn đốc thu và xử lý tiền thuế nợ: hàng tháng chậm nhất là sau 3 ngày khoá sổ thuế, cán bộ thuế thực hiện đối chiếu tiền nợ thuế tại thời điểm ngày cuối tháng trên các ứng dụng quản lý thuế với ứng dụng quản lý nợ. Căn cứ vào số nợ trên ứng dụng, cán bộ thuế rà soát danh sách DN còn nợ thuế để phân loại theo từng khoản nợ, nhóm nợ.