Thực trạng quản lý đăng ký, kê khai thuế

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh tuyên quang (Trang 62 - 78)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CỤC THUẾ TỈNH TUYÊN QUANG 34 2.1. Khái quát về các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn và Cục thuế tỉnh Tuyên Quang

2.2. Phân tích thực trạng quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc

2.2.3. Thực trạng quản lý đăng ký, kê khai thuế

* Doanh nghiệp ngoài quốc doanh đăng ký thuế (cấp mã số thuế)

Thực hiện Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của

các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC, 119/2014/TT-BTC, 151/2014/TT-BTC; Thông tư 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Nghị định 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính

Đến hết năm 2019 trên địa bàn tỉnh Tuyên quang đã có 3.668 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đăng ký thuế và được cấp mã số thuế để quản lý thu, giai đoạn 2015 - 2019 bình quân mỗi năm cấp mới cho khoảng 380 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tốc độ tăng bình quân 5 năm là 20%.

Từ số liệu Bảng 2.6 cho thấy, loại hình Công ty cổ phần gia tăng mạnh nhất tốc độ tăng bình quân 5 năm là 32%, tiếp đến là loại hình Công ty TNHH, tốc độ tăng bình quân 5 năm là 22%, hai loại hình doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã tốc độ gia tăng thấp và không đáng kể.

Bảng 2.5. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh đăng ký thuế Giai đoạn 2015 – 2019 Loại hình

doanh TT nghiệp

1 Cty TNHH 2 Cty cổ phần 3 DN tư nhân 4 Hợp tác xã

Cộng

(Nguồn: Cục thuế Tuyên quang) Giai đoạn 2015 – 2019 việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, còn mã số thuế do Cục thuế cấp; sự phối hợp thống nhất để quản lý doanh nghiệp giữa các cơ quan còn thiếu chặt chẽ, nên nhiều doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng đến đăng ký thuế còn chậm so với quy định (chiếm khoảng 4,5%). Còn tồn tại một số doanh nghiệp cấp

giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để có đầy đủ thủ tục thuê đất nhưng chưa thực hiện dự án và không đăng ký cấp mã số thuế, kê khai thuế (chiếm khoảng 1%).

Tình hình nộp hồ sơ khai thuế

Doanh nghiệp thực hiện cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế, căn cứ vào chính sách thuế, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động SXKD để xác định số thuế phải nộp, các ưu đãi miễn, giảm thuế, để kê khai vào hồ sơ khai thuế gửi về cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Cơ quan quản lý thuế chuyển sang thực hiện các chức năng chủ yếu là: Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, giúp người nộp thuế thực hiện đúng chính sách pháp luật thuế; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.

Để giảm bớt các thủ tục hành chính trong việc nộp hồ sơ khai thuế, từ năm 2007 Cục thuế Tuyên quang đã thực hiện cơ chế “một cửa” để tiếp nhận hồ sơ khai thuế, niêm yết công khai các thủ tục hồ sơ, thời hạn nộp hồ sơ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định. Bên cạnh đó Cục thuế đã cung cấp phần mềm ứng dụng công nghệ kê khai thuế bằng mã vạch 2 chiều (mã hóa thông tin thành các mã vạch) để hỗ trợ miễn phí cho các doanh nghiệp kê khai thuế giúp doanh nghiệp kê khai thuế đảm bảo nhanh chóng, chính xác, tránh được nhiều sai sót, nhầm lẫn.

Qua công tác hỗ trợ của cơ quan thuế thì việc kê khai thuế của doanh nghiệp đã chủ động hơn, trong giai đoạn 2015-2019 tỷ lệ tờ khai đã nộp tăng dần qua các năm, tỷ lệ tờ khai nộp đúng hạn tương đối ổn định, tỷ lệ các tờ khai thuế bị lỗi được giảm thiểu và chiếm tỷ lệ nhỏ.

Kết quả doanh nghiệp ngoài quốc doanh nộp tờ khai 5 năm từ năm 2015 - 2019:

- Số lượt tờ khai thuế GTGT phải nộp là 163.490 tờ khai, số tờ khai đã nộp là 158.925 tờ khai đạt 97%, trong đó có 151.580 tờ khai nộp đúng hạn chiếm 95%, số tờ khai sai sót là 4.260 tờ khai chiếm 2,7%,

- Số lượt tờ khai quyết toán thuế TNDN phải nộp là 13.624 tờ khai, số tờ khai đã nộp là 12.977 tờ khai đạt 95%, trong đó có 11.940 tờ khai nộp đúng hạn chiếm 92%, số tờ khai sai sót là 468 tờ khai chiếm 3,6%,

Số liệu từng năm thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.6. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh nộp hồ sơ khai thuế GTGT giai đoạn 2015 - 2019

Đơn vị: lượt tờ

Năm

2015 2016 2017 2018 2019 Cộng

(Nguồn: Cục thuế Tuyên quang)

Bảng 2.7. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN giai đoạn 2015 - 2019

Năm

2015 2016

2017 2018 2019 Cộng

(Nguồn: Cục thuế Tuyên quang) Trên thực tế vẫn còn một số lượng tờ khai không nộp, hoặc nộp không đúng hạn, có sai sót. Nguyên nhân chính như sau:

- Một số doanh nghiệp mới đăng ký thuế nhưng thực tế chưa đi vào hoạt động SXKD nên không nộp; hoặc có đăng ký thuế nhưng đã bỏ trốn, mất tích; hoặc đến kỳ kê khai nhưng vắng người đại diện pháp luật.

- Một số doanh nghiệp không nộp tờ khai do đang trong thời gian làm các thủ tục giải thể, phá sản, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

- Sự hiểu biết về pháp luật thuế của một số doanh nghiệp còn hạn chế, không nắm bắt được quy định về thời hạn kê khai thuế, phương pháp kê khai, các nội dung trong tờ khai thuế.

- Ý thức chấp hành pháp luật thuế của một số doanh nghiệp chưa tốt, cố tình không nộp, nộp chậm, khai sai để giảm nghĩa vụ thuế. Bên cạnh đó việc xử lý của cơ quan thuế đối với các trường hợp này chưa kiên quyết như việc đôn đốc nhắc nhở, mời làm việc hoặc lập biên bản vi phạm hành chính.

Quản lý doanh thu và thực hiện dự toán thu thuế GTGT.

(1) Về kê khai doanh thu:

Quản lý doanh thu không những nhằm mục đích quản lý tốt thuế GTGT mà còn quản lý tốt các loại thuế khác. Khi đã thực hiện tốt công tác quản lý người nộp thuế thì công tác quản lý doanh thu là nhân tố quyết định đến hiệu quả của quá trình thu thuế GTGT cũng như thuế TNDN.

Với sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng doanh nghiệp và quy mô vốn đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh đã làm c ho doanh số hàng hoá, dịch vụ bán ra giai đoạn 2015-2019 tăng nhanh.

Số liệu bảng 2.7 cho thấy, doanh thu đến năm 2019 đạt 37,8 nghìn tỷ đồng tăng trên 2 lần so với năm 2015, mức tăng bình quân chung của cả giai đoạn là 23%, điều đó khẳng định nền kinh tế trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2019 phát triển theo chiều hướng tốt.

Bảng 2.8. Doanh thu tính thuế của doanh nghiệp ngoài quốc doanh giai đoạn 2015-2019

Đơn vị: tỷ đồng Loại hình

doanh nghiệp C.ty TNHH,

C.ty cổ phần DNTN, HTX Tổng cộng

(Nguồn: Cục thuế Tuyên quang) (2) Kết quả thực hiện dự toán thu thuế GTGT:

Thuế GTGT là một sắc thuế tiên tiến, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, song nó đòi hỏi công tác quản lý thuế hết sức chặt chẽ nếu không sẽ dẫn đến thất thu lớn cho NSNN qua việc gian lận trong khâu kê khai khấu trừ thuế đầu vào làm giảm số thuế phải nộp hoặc hoàn thuế. Các doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hàng tháng nộp tờ khai thuế và nộp thuế phát sinh vào NSNN, nếu kê khai có sai sót các doanh nghiệp được kê khai bổ sung điều chỉnh vào kỳ kê khai tiếp theo, hết năm các doanh nghiệp không phải hồ sơ quyết toán thuế GTGT năm.

Số liệu bảng 2.8 cho thấy, giai đoạn 2015-2019 tình hình thực hiện dự toán thu thuế của doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn hoàn thành vượt mức dự toán giao, trong đó thuế GTGT hàng năm cũng đều hoàn thành vượt mức dự toán, số thu năm sau đều cao hơn năm trước. Năm 2015 thuế GTGT thực hiện là 99,4 tỷ đạt 119% dự toán, đến năm 2019 thực hiện 485.905 tỷ đạt 126% dự toán, tăng 4,8 lần so với năm 2015. Thuế GTGT là loại thuế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tuy nhiên giai đoạn 2015 - 2019 tỷ trọng thuế GTGT trong tổng số thu của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng không cao, tốc độ tăng thuế GTGT thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng doanh thu, đây là điểm không bình thường, vì vậy việc quản lý sắc thuế này cần phải được quan tâm, chú trọng.

Giai đoạn 2015 - 2019 công tác quản lý doanh thu, thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Tuyên quang đã đạt được kết quả nhất định, nhìn chung các doanh nghiệp đã chấp hành tốt nghĩa vụ kê khai, nộp thuế. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số doanh nghiệp ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế chưa tốt, thể hiện qua công tác kiểm toán, thanh tra, kiểm tra thuế đã phát hiện các trường hợp kê khai doanh thu thấp hơn thực tế; kê khai từ thuế suất cao sang thuế suất thấp; hoặc dấu doanh thu không kê khai để nhằm mục đích trốn thuế GTGT, các trường hợp này xảy ra phổ biến ở các doanh nghiệp kinh doanh xe gắn máy, xăng dầu, vận tải, xây dựng. Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại thường trốn doanh thu bằng cách bán hàng không viết hoá đơn giao cho khách hàng hoặc viết hoá đơn thấp hơn giá bán thực tế. Các doanh nghiệp kinh doanh xây dựng khi hoàn thành quyết toán công trình thường không lập hoá đơn kịp thời, do chủ đầu tư còn nợ chưa thanh toán.

Bảng 2.9. Kết quả thực hiện dự toán thu thuế GTGT của doanh nghiệp ngoài quốc doanh giai đoạn 2015 - 2019

Đơn vị: Triệu đồng

TT Năm

A B

1 2015

2 2016

3 2017

4 2018

5 2019

Cộng

(3) Công tác hoàn thuế GTGT

Do đặc điểm của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên quang có nhiều doanh nghiệp SXKD hàng dệt may xuất khẩu, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu,

các doanh nghiệp đầu tư dự án mới... nên thường phát sinh các trường hợp được hoàn thuế GTGT.

Công tác hoàn thuế đã được Cục thuế Tuyên quang thường xuyên quan tâm, thực hiện nhanh chóng, kịp thời theo quy định của Luật thuế GTGT, Luật Quản lý thuế và Quy trình hoàn thuế. Hoàn thuế đúng quy định đã tạo nên sự hài hòa lợi ích giữa nhà nước và doanh nghiệp, góp phần nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của doanh nghiệp. Đồng thời giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng vốn, có thêm nguồn tài chính cho hoạt động kinh doanh của mình, khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng đầu tư và xuất khẩu, giúp tăng trưởng doanh nghiệp để tạo nên nguồn thu cho NSNN, thúc đẩy SXKD phát triển.

Công tác kiểm tra hoàn thuế cũng được Cục thuế Tuyên quang coi trọng, các trường hợp mới thành lập, hoặc có nghi vấn trong kê khai thuế đều được kiểm tra trước khi hoàn thuế. Trước và sau khi hoàn thuế Cục thuế luôn giám sát quá trình SXKD của doanh nghiệp, tiến hành xác minh hóa đơn và có biện pháp xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật thuế.

Số liệu Bảng 2.11 cho thấy trong 5 năm Cục thuế Tuyên quang đã giải quyết hoàn thuế cho 726 doanh nghiệp số thuế hoàn là 1.402.443,7 tỷ đồng, bên cạnh đó còn tồn tại nhiều doanh nghiệp vi phạm trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT, tỷ lệ doanh nghiệp vi phạm tăng dần qua các năm, năm 2015 tỷ lệ doanh nghiệp vi phạm là 55%

đến năm 2019 là 77%, tỷ lệ bình quân 5 năm là 66%.

Các doanh nghiệp vi phạm chủ yếu trong việc sử dụng hóa đơn GTGT không đúng quy định như: Sử dụng hóa đơn sửa chữa, tẩy xóa; hóa đơn ghi không đầy đủ chỉ tiêu theo quy định; sử dụng hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ không phục vụ mục đích SXKD; sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên nhưng không thanh toán qua ngân hàng...

Bảng 2.10. Kết quả hoàn thuế GTGT cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh giai đoạn 2015 - 2019

TT

1 2 3 4 5

(Nguồn: Cục thuế Tuyên quang)

Quản lý thu nhập chịu thuế và thực hiện dự toán thu thuế TNDN.

Cùng với sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp, quy mô kinh doanh và doanh thu tính thuế thì thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh cũng gia tăng mạnh mẽ,

Số liệu Bảng dưới cho thấy thu nhập chịu thuế đến năm 2019 là 506` tỷ đồng tăng trên 5 lần so với năm 2015, mức tăng bình quân chung của cả giai đoạn là 54%, điều đó khẳng định hoạt động SXKD của doanh nghiệp ngày càng đem lại hiệu quả, lợi nhuận đem lại nhiều hơn.

Bảng 2.11. Thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp Ngoài quốc doanh giai đoạn

Loại hình doanh nghiệp C.ty TNHH,

C.ty cổ phần DNTN, HTX Tổng cộng

(2) Kết quả thực hiện dự toán thu thuế TNDN:

Các hoạt động SXKD đem lại doanh thu và được công nhận là hợp pháp đều phải xuất hóa đơn cho người mua hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy, bước đầu quản lý thuế GTGT tạo tiền đề cho việc quản lý thuế TNDN được thuận lợi. Thuế GTGT là loại thuế kê khai và nộp theo tháng, thuế TNDN kê khai tạm nộp theo quý và quyết toán theo năm. Vì vậy quản lý chặt đối tượng nộp thuế GTGT, tình hình sử dụng hóa đơn ấn chỉ của doanh nghiệp cũng có nghĩa là quản lý được doanh nghiệp về mặt doanh thu tính thuế TNDN. Vấn đề còn lại là cơ quan thuế tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế theo định kỳ hoặc đột xuất để xác định tính trung thực và hợp lý trong việc kê khai thuế TNDN của các doanh nghiệp.

Số liệu Bảng 2.10 cho thấy, các năm 2015, 2017 tình hình thực hiện dự toán thu thuế TNDN của doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều hoàn thành vượt mức dự toán giao, riêng năm 2016 mới đạt 73% dự toán là do thực hiện chính sách giảm, gia hạn nộp thuế TNDN cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt, may, da giầy theo Nghị Quyết số 30/2015/NQ-CP ngày 11/12/2015 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế đảm bảo an sinh xã hội.

Số thu từ thuế TNDN năm sau luôn cao hơn năm trước, năm 2015 thuế TNDN thực hiện là 20,4 tỷ đạt 110% dự toán, Năm 2018 thực hiện 60,8 tỷ đạt 217% dự toán tăng 3 lần so với năm 2015. Riêng năm 2019 có chiều hướng giảm thực hiện 47,1 tỷ đạt 73% dự toán do kinh tế suy giảm và ảnh hưởng của chính sách giảm gia hạn nộp thuế của Chính Phủ. Năm 2018 nếu loại trừ yếu tố thu thuế TNDN gia hạn năm 2016 chuyển sang thì giai đoạn 2015 - 2019 tỷ trọng thuế TNDN trong tổng số thu của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng không cao, trong khi đó thu nhập chịu thuế và số lượng doanh nghiệp gia tăng mạnh, đây là điểm không bình thường vì trong quản lý thuế xu hướng ngày càng tăng tỷ trọng thuế trực thu trong tổng số thu từ doanh nghiệp thì mới phù hợp.

Bảng 2.12. Kết quả thực hiện dự toán thu thuế TNDN của doanh nghiệp ngoài quốc doanh giai đoạn 2015-2019

Đơn vị: Triệu đồng

TT Năm

A B

1 2015

2 2016

3 2017

4 2018

5 2019

Cộng (Nguồn: Cục thuế Tuyên quang)

- Qua bảng trên cho thấy sở dĩ xảy ra tình trạng trên là do các doanh nghiệp luôn tìm cách hạch toán tăng chi phí so với thực tế; hoặc không kê khai các khoản thu nhập chịu thuế khác ngoài hoạt động SXKD chính nhằm làm giảm thu nhập chịu thuế giảm số thuế TNDN phải nộp. Cụ thể, qua công tác thanh tra, kiểm tra tại các doanh nghiệp đã phát hiện các hình thức gian lận trong kê khai thuế TNDN như sau:

- Hợp pháp hoá các chi phí không có thực để làm giảm thu nhập chịu thuế:

Đối với các doanh nghiệp có doanh thu lớn và lãi gộp cao thường tìm cách kê khai thêm chi phí quản lý doanh nghiệp để làm giảm thu nhập trước thuế, như kê khai thêm chi phí tiền lương, tiền công. Để thực hiện được vấn đề này, doanh nghiệp sẵn sàng ký kết hợp đồng lao động với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng cao hơn

mức lương thực tế trả cho người lao động, về phía người lao động do nhận thức còn hạn chế, mặt khác vì muốn có được việc làm nên sẵn sàng chấp nhận dẫn đến hậu

quả gây thiệt hại cho NSNN. Hoặc có trường hợp kê khống số lao động lớn hơn số lao động thực tế để tăng chi phí tiền lương nhằm giảm bớt thuế TNDN.

- Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ như khách sạn, nhà hàng... thường hạch toán tăng giá vốn hàng bán cao hơn thực tế do nguồn nguyên liệu thực phẩm đầu vào hoàn toàn do doanh nghiệp tự kê khai về số lượng, đơn giá và lập bảng kê... Mặt khác lại không có định mức tiêu hao nguyên vật liệu đầu vào nên việc kê khai hoàn toàn phụ thuộc vào tính tự giác của doanh nghiệp, cơ quan thuế rất khó kiểm soát.

- Lợi dụng tình trạng một số khách hàng không lấy hoá đơn, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn đó để cho hoặc bán cho một số doanh nghiệp khác làm chứng từ hạch toán chi phí đầu vào.

- Một số đơn vị hạch toán khấu hao sửa chữa lớn tài sản cố định vào chi phí để tính thuế TNDN, nhưng thực tế không thực hiện sửa chữa, làm tăng chi phí để giảm thuế TNDN phải nộp.

- Doanh nghiệp hạch toán vào chi phí để tính thuế TNDN các khoản chi phí không được tính vào chi phí khi tính thu nhập chịu thuế, các khoản này chủ yếu nằm ở chi phí khác.

- Không kê khai các khoản thu nhập khác ngoài thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính như: các khoản chiết khấu thanh toán doanh nghiệp được hưởng; chiết khấu thương mại được nhận bằng tiền, các khoản thưởng trên doanh thu bán hàng từ nhà cung cấp... Hình thức này thường xảy ra đối với các doanh nghiệp thương mại làm đại lý cấp 1, cấp 2.

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh tuyên quang (Trang 62 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w