Bài học cho Cục thuế tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh tuyên quang (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

1.3. Kinh nghiệm quản lý thu thuế và bài học cho Cục thuế tỉnh Tuyên Quang

1.3.2. Bài học cho Cục thuế tỉnh Tuyên Quang

Qua việc nghiên cứu về quản lý nguồn thu từ thuế của một số địa phương, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:

Thứ nhất, về cải cách thủ tục hành chính trong quản lý thuế

Để thực hiện tốt công tác quản lý thuế thì một trong các biện pháp mà các địa phương nói trên đã áp dụng đó là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quản lý thuế. Hà Nội là địa phương đi đầu trong cả nước về cải cách thủ tục hành chính trong quản lý thuế thể hiện rõ trong việc khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, tăng cường thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế từ đó tạo nguồn thu cho NSNN. Bên cạnh đó việc cải cách thủ tục

hành chính, hiện đại hóa trong quản lý thuế của thành phố Hà nội cũng mang lại hiệu quả rõ rệt cho công tác này, cụ thể Hà Nội đã thực hiện dự án hiện đại hóa quy trình quản lý thu, nộp thuế giữa bốn cơ quan: thuế, kho bạc Nhà nước, hải quan, tài chính.

Thứ hai, về sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý trong quản lý thuế Nguồn thu thuế chủ yếu được hình thành từ một phần thu nhập của các chủ thể

trong xã hội đó là các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư. Qua kinh nghiệm của các địa phương nêu trên có thể thấy sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý như:

Sở kế hoạch đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan trong việc cấp phép thành lập các doanh nghiệp mới của địa phương. Cơ quan thuế, cơ quan Hải quan, Kho bạc Nhà nước, liên quan đến quản lý thuế. Sở tài chính và Kho bạc Nhà nước liê n quan đến cấp phát sử dụng nguồn thu thuế của địa phương. Như vậy để quản lý thuế một cách hiệu quả nhất cần phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý là một bài học kinh nghiệm được rút ra cho tỉnh Thái Bình

Thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế

Song song với việc cung cấp phần mềm hỗ trợ kê khai thuế, khai thuế qua mạng cho doanh nghiệp, cơ quan thuế đồng thời phải nâng cấp các phần mềm quản lý để thực hiện đồng bộ khi nhận dữ liệu của doanh nghiệp. Thực hiện tốt điều này giúp cho cơ quan thuế tiết kiệm được rất nhiều thời gian so với việc nhập tờ khai vào máy bằng tay đồng thời việc liên thông dữ liệu giữa cơ quan thuế trong toàn quốc là cơ sở để kiểm tra đối chiếu xác minh hoá đơn, xác định quan hệ mua bán - tài chính giữa các doanh nghiệp từ đó khai thác tối đa thông tin phục vụ kiểm tra rủi ro trong khai thuế, nộp thuế.

Thứ tư, nâng cao trình độ chuyên môn

Ý thức thực thi công vụ nhiệm vụ của cán bộ thuế đồng thời xác định đúng vai trò của công tác kiểm tra nội bộ. Hiệu quả công tác quản lý phụ thuộc phần lớn vào người quản lý, quản lý thuế nói chung và quản lý thuế đối với doanh nghiệp nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Việc tổ chức bộ máy nhân sự, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn trong xu thế tin học hóa thực sự cần thiết.

Làm tốt công tác này giúp cho cơ quan thuế phát huy được khả năng sáng tạo, cống hiến của mỗi cán bộ góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra nội bộ phải thực sự nghiêm túc, rà soát, kiểm tra lại việc thực hiện quy trình quản lý thuế của mỗi cán bộ công chức, cùng với đó là thái độ, tác phong, văn hoá ứng xử với doanh nghiệp trong việc thực thi công vụ nhiệm vụ. Để kịp thời uốn nắn, xử lý những hành vi đi ngược lại với tuyên ngôn ngành thuế Việt Nam: “Liêm chính - Minh bạch - Chuyên nghiệp - Đổi mới”.

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh tuyên quang (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w