Nguyên nhân của hạn chế trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh tuyên quang (Trang 99 - 105)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CỤC THUẾ TỈNH TUYÊN QUANG 34 2.1. Khái quát về các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn và Cục thuế tỉnh Tuyên Quang

2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế tỉnh Tuyên Quang

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

a. Nguyên nhân thuộc về môi trường bên ngoài Cục thuế

(1) Nguyên nhân từ môi trường pháp lý:

Chính sách thuế là công cụ để quản lý vĩ mô nền kinh tế, tạo môi trường thuận lợi cho SXKD phát triển, giải quyết nhiều vấn đề KT-XH, điều tiết một phần tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân vào NSNN nhằm bảo đảm nhu cầu chi tiêu chung của Nhà nước và của xã hội, góp phần bảo đảm công bằng xã hội và hội nhập quốc tế. Vì vậy, Đảng, Nhà nước và Chính phủ luôn quan tâm đến chính sách thuế và công tác quản lý thuế.

Chính sách thuế trong thời gian qua đã nhiều lần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình phát triển KT-XH của đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại và hạn chế làm ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế, đó là:

-Hệ thống chính sách thuế còn nhiều mức thuế suất nên chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyên môn hoá và hợp tác hoá trong SXKD, cụ thể: Luật thuế GTGT, ngoài thuế suất 0% cho hàng hóa xuất khẩu còn mức thuế suất 5% và 10%; Luật Thuế TNDN, ngoài thuế suất phổ thông 2% còn mức thuế suất ưu đãi như 10%.

-Hệ thống chính sách thuế vẫn còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội, còn nhiều mức miễn, giảm thuế làm hạn chế tính trung lập, không đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp, dễ phát sinh tiêu cực, làm phức tạp công tác quản lý thuế.

Chính sách thuế còn có những quy định khác biệt về nghĩa vụ nộp thuế giữa các đối tượng.

-Hệ thống văn bản pháp luật và cơ chế xử lý đối với một số lĩnh vực còn thiếu chưa đồng bộ như cơ chế xử lý cưỡng chế nợ thuế liên quan đến tịch thu, kê biên tài sản.

-Chính sách thuế chưa có tính ổn định, phải sửa đổi bổ sung nhiều, điều này sẽ tạo điều kiện cho các hành vi trái pháp luật gia tăng do doanh nghiệp không nắm bắt được kịp thời hoặc lợi dụng sự thay đổi của chính sách để thực hiện hành vi gian lận.

Quản lý thuế nhằm mục đích phát huy tác dụng của chính sách thuế. Quản lý thuế là công tác kinh tế - chính trị - xã hội tổng hợp liên quan đến mọi mặt của đời sống KT-XH. Vì vậy, để làm tốt công tác quản lý thuế đòi hỏi chính sách, chế độ và các biện pháp quản lý thuế đơn giản, minh bạch, công khai, dân chủ để nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong xã hội nhằm tuân thủ tự giác các nghĩa vụ về thuế. Song môi trường tác động đến công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thời gian qua vẫn còn hạn chế, được thể hiện:

-Nội dung các sắc thuế còn phức tạp, nhiều nội dung chưa được quy định rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật thuế. Thủ tục hành chính thuế còn rườm rà, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

-Trình độ hiểu biết về thuế, ý thức chấp hành các luật, pháp lệnh về thuế của đại bộ phận nhân dân, kể cả các cán bộ, đảng viên trong cơ quan Nhà nước còn

nhiều hạn chế, chưa tạo được dư luận rộng rãi lên án mạnh mẽ các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, thậm chí còn khá nhiều trường hợp thờ ơ, khuyến khích, đồng tình.

Các giải pháp quản lý kinh tế xã hội chưa được cải cách đồng bộ để hỗ trợ cho công tác quản lý thuế như: quản lý đất đai, quản lý xuất nhập khẩu, quản lý xuất nhập cảnh,... đã làm hạn chế rất nhiều đến hiệu quả công tác quản lý thuế.

-Tình trạng người mua hàng hóa, dịch vụ chưa có thói quen yêu cầu người bán hàng lập hoá đơn, hàng hóa nhập lậu vẫn được bày bán tràn lan. Cơ quan thuế chưa xây dựng được hệ thống thông tin để kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của người nộp thuế, hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế về doanh nghiệp còn ít, chưa có các công cụ hỗ trợ hoạt động phân tích thông tin phục vụ quản lý thuế.

-Chức năng, quyền hạn của thanh tra, kiểm tra thuế còn bị bó hẹp chưa trở thành công cụ có hiệu lực để chống thất thu ngân sách và răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật thuế.

(2). Nguyên nhân thuộc về môi trường kinh tế xã hội

- Trong công tác phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân có liên quan (Ngân hàng, Kế hoạch và Đầu tư, xây dựng, Giao thông) và chính quyền địa phương có lúc thiếu chặt chẽ và chưa đồng bộ trong việc cung cấp thông tin và áp dụng các biện pháp hỗ trợ để thu đầy đủ, kịp thời tiền thuế vào NSNN. Vẫn còn tình trạng các cơ quan chức năng, các tổ chức xem công tác thuế là của cơ quan thuế nên chưa có sự hỗ trợ kịp thời.ình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu, suy thoái kinh tế, lạm phát tăng cao, thiên tai, dịch bệnh đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình SXKD của các doanh nghiệp trên địa bàn, hầu hết các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều thiếu vốn sản xuất, SXKD không hiệu quả phải cắt giảm quy mô kinh doanh, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu ngân sách trên địa bàn.

- Chi phí đầu tư vào sản xuất cao làm ảnh hưởng nhiều tới khả năng cạnh tranh, hạn chế đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, như: chi phí vận tải, thuê văn phòng, đóng góp an sinh xã hội và thiết bị sản xuất,

chi phí hành chính...Chi phí đầu vào tăng cao làm cho chi phí SXKD, giá thành sản phẩm tăng lên. Điều này đã làm cho thu nhập và nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bị ảnh hưởng.

- Ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế ở một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn thấp, chưa nghiêm túc thực hiện chế độ chính sách kế toán và hoá đơn, chứng từ. Vẫn còn có doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến công tác kế toán, thuê người làm kế toán không nắm vững chuyên môn về kế toán; kê khai thuế không đúng thời gian quy định, nộp thuế còn chậm... Bên cạnh đó còn tồn tại một số doanh nghiệp cố ý, tìm mọi thủ đoạn, dưới mọi hình thức để gian lận các khoản thuế phải nộp như kê khai khống để chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT từ NSNN vừa gây thất thu cho NSNN, vừa không bảo đảm công bằng xã hội (tỷ lệ doanh nghiệp vi phạm qua hoàn thuế tăng dần năm 2015 là 55% đến năm 2019 là 77%; mức thuế xử lý bình quân trên một doanh nghiệp cũng tăng dần năm 2015 là 8,8 triệu đồng đến năm 2019 là 51 triệu đồng).

b. Nguyên nhân từ Cục thuế Tuyên Quang

(1) Nguyên nhân từ trình độ cán bộ quản lý thuế:

Nhìn chung trình độ cán bộ công chức đã được nâng lên. Tuy nhiên, một bộ phận cán bộ công chức trình độ hiểu biết về chính sách thuế, chế độ kế toán và trình độ tin học còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu quản lý hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính trong quản lý thuế. Thái độ và phong cách ứng xử của cán bộ thuế còn có một số trường hợp chưa thật tận tụy, công tâm, khách quan giữa quyền lợi của nhà nước với quyền lợi của doanh nghiệp. Tình trạng nhũng nhiễu, bày vẽ mẫu biểu không có trong quy định, yêu cầu doanh nghiệp nộp những loại giấy tờ không cần thiết vẫn tồn tại. Cán bộ thuế chưa thật sự trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của người nộp thuế trong việc thực hiện các luật thuế.

Việc phân bổ nguồn lực giữa các bộ phận chức năng chưa đều, chưa hợp lý, các chức năng quản lý thuế chính như thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền hỗ trợ còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, lực lượng cán bộ công chức ở các đội thuế quản lý hộ kinh doanh còn chiến tỷ lệ lớn. Công tác đào tạo, bồi dưỡng mới chỉ

mang tính phổ cập các kiến thức, kỹ năng cơ bản chưa có tính hệ thống, tính chuyên nghiệp, chuyên sâu. Hệ thống giáo trình tài liệu đào tạo kỹ năng quản lý thuế chậm được ban hành, chưa theo kịp sự thay đổi của nghiệp vụ quản lý thuế.

(2). Nguyên nhân về nguồn nhân lực và phân bổ nguồn nhân lực trong các bộ phận quản lý thuế:

Nguồn nhân lực còn thiếu về số lượng so với yêu cầu nhiệm vụ, tỷ lệ cán bộ công chức có trình độ đại học còn thấp. Đội ngũ giảng viên tham gia vào công tác đào tạo còn hạn chế do phải tập trung triển khai nhiều công việc chuyên môn.

Việc phân bổ nguồn nhân lực tại các bộ phận quản lý thuế chính như thanh tra, kiểm tra thuế, tuyên truyền hỗ trợ, quản lý thu nợ thuế chưa phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, thiếu về số lượng, đặc biệt là bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế (Hiện tại cán bộ công chức làm công tác thanh tra kiểm tra là 18,5%, yêu cầu của ngành là 30%).

(3). Về áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế

Việc áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế đã đem lại hiệu quả. Tuy nhiên qua việc triển khai cho thấy vẫn còn một số hạn chế:

- Cơ sở dữ liệu trong các chương trình ứng dụng chưa được quản lý tập trung tại Tổng cục thuế mà chủ yếu quản lý riêng lẻ nên việc cập nhật, khai thác các dữ liệu trong hệ thống dữ liệu tập chung chưa được thống nhất và đồng bộ. Các ứng dụng chưa được cập nhật, nâng cấp, chuyển đổi kịp thời theo sự thay đổi của chính sách thuế.

- Các ứng dụng triển khai chưa đồng bộ, chương trình quản lý thuế ở Cục thuế và Chi cục thuế chạy trên hai môi trường khác nhau nên hay bị lỗi hệ thống, làm ảnh hưởng tới việc khai thác thông tin, dữ liệu phục vụ công tác quản lý thuế.

- Việc triển khai một số ứng dụng chưa đạt hiệu quả cao do thực hiện không đúng quy trình ứng dụng, phần mềm ứng dụng kê khai thuế qua mạng Internet chưa được triển khai tại tỉnh Tuyên quang.

- Các bộ phận, đơn vị trong cơ quan thuế phối hợp chưa chặt chẽ trong việc triển khai các phần mềm ứng dụng quản lý thuế, thiếu quy chế kiểm soát, đối chiếu

dữ liệu nên còn phổ biến tình trạng báo cáo kết xuất trên ứng dụng và số liệu thực tế của đơn vị chưa chính xác, nhất là số thuế nợ đọng.

- Chính sách thành lập doanh nghiệp còn khá thông thoáng, nhưng việc phối hợp giữa cơ quan thuế, Sở kế hoạch - Đầu tư và chính quyền địa phương để theo dõi nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp còn lỏng lẻo, chưa nắm bắt kịp thời số doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngừng hoạt động, bỏ trốn, mất tích hoặc vốn thực tế kinh doanh, ngành nghề kinh doanh thực tế của các doanh nghiệp...

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh tuyên quang (Trang 99 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w