Giới thiệu về Cục thuế tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh tuyên quang (Trang 45 - 55)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CỤC THUẾ TỈNH TUYÊN QUANG 34 2.1. Khái quát về các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn và Cục thuế tỉnh Tuyên Quang

2.1.2. Giới thiệu về Cục thuế tỉnh Tuyên Quang

Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang cùng với Cục Thuế các tỉnh, thành phố trong cả nước được thành lập ngày 21/8/1990 trên cơ sở sát nhập ba tổ chức: Thu quốc doanh, Thuế công thương nghiệp, Thuế nông nghiệp. Từ ngày 01/10/1990, Cục Thuế chính thức hoạt động theo hệ thống ngành Thuế thống nhất từ Trung ương đến địa phương; lúc đầu thành lập có 8 phòng và 6 Chi cục Thuế với 247 cán bộ, công chức; (Trong đó: 11,74% trình độ đại học; 29,55% trình độ trung học, số còn lại chưa qua đào tạo). Đến nay, tổ chức bộ máy của Cục Thuế gồm 11 phòng và 48 đội thuế thuộc 7 Chi cục Thuế; 397 cán bộ, công chức, lao động; (Trong đó: 0,25% trình độ thạc sĩ; 71,25 % trình độ đại học và cao đẳng; 21,45% trình độ trung cấp; còn lại là lái xe, nhân viên kỹ thuật, phục vụ). Tại cơ quan Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang, có 104 cán bộ công chức, viên chức (trong đó: 10 người có trình độ thạc s ĩ; 12 người đang theo học đào tạo trình độ thạc sĩ; 76 người có trình độ đại học; 05 người có trình độ trung cấp; còn lại là lái xe và nhân viên phục vụ).

Từ ngày thành lập, lãnh đạo, cán bộ và công chức của Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang đã luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Nhà nước giao, với số thu năm sau cao hơn năm trước. Cục Thuế đã có nhiều đề xuất, sáng kiến, cải tiến được áp dụng có hiệu quả trong công tác quản lý thuế góp phần vào thực hiện tốt nhiệm vụ thu NSNN giao và được Tổng cục Thuế công nhận: Sáng kiến xây dựng phần mềm quản lý tiền thuê đất; sáng kiến Xây dựng trang Thông tin Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang với việc triển khai Luật Quản lý thuế; sáng kiến Xây dựng dữ liệu hoá đơn bất hợp pháp phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra thuế...

Những thành tích trên được Nhà nước, Chính phủ, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế ghi nhận. Năm 1996 Cục Thuế được Tổng cục Thuế tặng cờ Đơn vị dẫn đầu về Công tác quản lý thu thuế ngoài quốc doanh, được các Cục Thuế tỉnh bạn đến nghiên cứu, học tập; Năm 2004 Cục Thuế được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng Ba. Năm 2008 được UBND tỉnh tặng cờ Đơn vị thi đua xuất sắc khối Tài chính - Thương mại.

Năm 2009 được Bộ Tài chính tặng cờ Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua ngành Tài chính và được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng Nhì do đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2004 đến năm 2009, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc.

Suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị từ năm 2009 -2013 năm nào Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang cũng được giấy khen của Tổng cục Thuế và bằng khen của Bộ Tài chính đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc. Năm 2012 được Bằng khen của Thủ tướng chính phủ, năm 2013 được Bộ Tài chính và UBND tỉnh tặng cờ thi đua. Năm 2014 Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang có đề tài khoa học cấp tỉnh được hội đồng khoa học tỉnh Tuyên Quang công nhận. Về xây dựng Đảng, Đảng bộ Cục Thuế hàng năm luôn đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh và danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu được BCH Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang tặng cờ thi đua do có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng đảng;

b) Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang

Theo Quyết định số 1836/QĐ-BTC ngày 08/10/2018 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế thì Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức như sau:

Vị trí, chức năng

Cục Thuế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cục Thuế) là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của cơ quan thuế quản lý thu trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ và quyền hạn

Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quản lý thuế và các văn bản quy định của pháp luật khác có liên quan; các quy định, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế do Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế ban hành trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về lập dự toán thu ngân sách nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; chủ trì và phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế: đăng ký thuế; khai thuế; tính thuế, thông báo thuế; nộp thuế; hoàn thuế; khấu trừ thuế; miễn thuế, giảm thuế; xóa nợ tiền thuế, tiền phạt; kế toán thuế đối với người nộp thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.

Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế.

Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.

Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao, các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trực tiếp thực hiện việc quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.

Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý thuế.

Tổ chức các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý thuế;

Trực tiếp thanh tra chuyên ngành thuế, kiểm tra thuế, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, khấu trừ thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế và chấp hành chính sách pháp luật về thuế đối với người nộp thuế; tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế, tổ chức được ủy nhiệm thu thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.

Tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan thuế, của công chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.

Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, khiếu nại tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế.

Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế, lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Ủy ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Cục Thuế.

Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy định của Tổng cục Thuế về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; kịp thời báo cáo với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Thuế.

Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm thuế, hoàn thuế, gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn nộp thuế, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp; miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật.

Được yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc quản lý thu thuế; đề nghị

cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế vào ngân sách nhà nước.

Được ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế.

Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế.

Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Triển khai các phần mềm ứng dụng, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý thuế, công tác quản lý nội ngành vào các hoạt động của Cục Thuế;

Quản lý bộ máy biên chế, công chức, viên chức, lao động và tổ chức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Cục Thuế theo quy định của Nhà nước, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế.

Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giao.

c) Cơ cấu tổ chức hoạt động của ngành thuế Tuyên Quang

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức hoạt động của ngành thuế Tuyên Quang (Nguồn: Cục thuế tỉnh Tuyên Quang)

CỤC TRƯỞNG

Điều hành chung và trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ, tài chính

Phòng QL thuế TNCN

Phòng kê khai và kế toán thuê

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan cục thuế tỉnh Tuyên Quang (Nguồn: Cục thuế tỉnh Tuyên Quang)

Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế Tuyên Quang bao gồm:

* Cục Thuế có Cục trưởng và 02 Phó Cục trưởng.

Cục trưởng là đồng chí: Trương Thế Hùng giữ chức vụ Cục trưởng từ năm 2014, là bí thư Đảng ủy Cục Thuế, đồng chí Trương Thế Hùng là ủy viên ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang từ năm 2016. Chịu trách nhiệm trước Tổng cục

trưởng Tổng cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục Thuế trên địa bàn.

2 Phó Cục trưởng Cục Thuế chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cục trưởng, Phó Cục trưởng và các chức danh lãnh đạo khác của Cục Thuế thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.

* Cục Thuế các tỉnh Tuyên Quang cơ cấu tổ chức bộ máy 11 phòng tham mưu giúp việc cho Cục trưởng. cụ thể như sau:

1. Phòng Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý.

2. Phòng Kê khai và Kế toán thuế

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý.

3. Phòng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý.

4. Phòng Kiểm tra thuế

Giúp Cục trưởng Cục Thuế kiểm tra, giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục Thuế.

5. Phòng Thanh tra thuế

Giúp Cục trưởng Cục Thuế triển khai thực hiện công tác thanh tra người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến người nộp thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý.

6. Phòng Quản lý thuế TNCN

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức triển khai thực hiện thống nhất

chính sách thuế thu nhập cá nhân; kiểm tra, giám sát kê khai thuế thu nhập cá nhân; tổ chức thực hiện dự toán thu thuế thu nhập cá nhân đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục thuế.

7. Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán

Giúp Cục trưởng Cục thuế trong việc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế; xây dựng và thực hiện dự toán thu Ngân sách Nhà nước thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý.

8. Phòng Kiểm tra nội bộ

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm vi quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.

9. Phòng Tổ chức cán bộ

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện về công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, biên chế, tiền lương, đào tạo cán bộ và thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ Cục Thuế.

10. Phòng Hành chính-tài vụ-quản trị-ấn chỉ

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý tài chính, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản trị, quản lý ấn chỉ thuế trong toàn Cục Thuế.

11. Phòng Tin học

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học ngành thuế; triển khai các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế và hỗ trợ hướng dẫn, đào tạo cán bộ thuế trong việc sử dụng ứng dụng tin học trong công tác quản lý.

Các Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế - Chi cục Thuế thành phố Tuyên Quang

-Chi cục Thuế huyện Yên Sơn

-Chi cục Thuế huyện Sơn Dương

-Chi cục Thuế huyện Hàm Yên

-Chi cục Thuế huyện Chiêm Hóa

-Chi cục Thuế huyện Na Hang

-Chi cục Thuế huyện Lâm Bình.

Chi cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật khác có liên quan.

Trong những năm qua, Cục thuế Tuyên quang đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao và Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh đảng bộ lần thứ XII đề ra.

Trong cả giai đoạn Bộ Tài chính, Tổng cục thuế, cấp uỷ, chính quyền địa phương đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo đề ra nhiều chủ trương giải pháp về cơ chế chính sách, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư thúc đẩy sản xuất kinh doanh, kịp thời giải quyết khó khăn và vướng mắc, đồng thời chỉ đạo điều hành quyết liệt, có hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tạo tiền đề cho việc huy động và nuôi dưỡng nguồn thu NSNN.

Thu NSNN giai đoạn 2015-2019 trong điều kiện các chính sách thu ngày càng hoàn thiện như thực hiện Luật Quản lý thuế, Luật thuế GTGT, Luật thuế TNDN, Luật thuế TTĐB sửa đổi, chính sách thu tiền thuê đất, tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2013... Những chính sách thu này cùng với tổ chức bộ máy ngành thuế được cải cách theo hướng hiện đại hóa đã phát huy hiệu quả tạo điều kiện tốt cho công tác thu NSNN trên địa bàn. Tổng thu NSNN 5 năm 2015- 2019 là 7.099,4 tỷ đồng đạt 126% dự toán pháp lệnh, đạt 120% dự toán UBND tỉnh, tốc độ tăng bình quân 5 năm là 18%, các năm đều hoàn thành vượt mức dự toán. Số thu tập trung chủ yếu ở một số khoản như: Thu doanh nghiệp và thu tiền sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh tuyên quang (Trang 45 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w