CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CỤC THUẾ TỈNH TUYÊN QUANG 34 2.1. Khái quát về các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn và Cục thuế tỉnh Tuyên Quang
2.2. Phân tích thực trạng quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc
2.2.4. Thực trạng quản lý nợ thuế
Trong quản lý thuế, công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành thuế để hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN. Mục tiêu của công tác thu nợ là đảm bảo thu đúng, thu kịp thời các khoản nợ đọng vào NSNN, xử lý nghiêm minh, kịp thời đối với các trường hợp cố ý chây ỳ nợ thuế, không nộp tiền thuế đúng hạn vào NSNN.
Đối với thuế GTGT, doanh nghiệp kê khai hàng tháng và nộp thuế chậm nhất vào ngày 20 của tháng tiếp theo. Đối với thuế TNDN, doanh nghiệp tạm nộp số thuế theo tờ khai tạm tính hàng quý, thời hạn nộp chấp nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo.
Giai đoạn 2015-2019 ngành thuế Tuyên quang đã tập trung rà soát, đối chiếu, phân loại nợ thuế từng thời điểm 31 tháng 12 hàng năm; tăng cường các biện pháp thu nợ thuế, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nợ thuế; xác định chính xác các khoản nợ và khoản nợ có khả năng thu, xây dựng kế hoạch thu nợ; Bám sát tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nợ đọng lớn để có biện pháp đôn đốc thu nợ. Bên cạnh đó cũng đã thực hiện các biện pháp cưỡng chế để thu hồi nợ đọng, biện pháp chủ yếu áp dụng trong giai đoạn này là trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại Kho bạc nhà nước, Ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên công tác thu nợ nói chung và công tác thu nợ đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng chưa đạt kết quả tốt, nợ đọng thuế vẫn có chiều hướng gia tăng. Từ số liệu bảng 2.14 cho thấy, nợ đọng thuế của doanh nghiệp ngoài quốc doanh gia tăng mạnh, năm 2015 nợ đọng là 66,3 tỷ chiếm 28% tổng số nợ thuế, đến năm 2019 đã là 278 tỷ chiếm 79% tổng số nợ thuế. Đặc biệt tỷ lệ nợ đọng có khả năng thu giảm qua các năm, năm 2015 là 88% đến năm 2019 là 87%.
Bảng 2.13. Tình hình nợ đọng thuế giai đoạn 2015 - 2019
TT Năm
A
1 2015
2 2016
3 2017
4 2018
5 2019
(Nguồn Cục thuế Tuyên quang) Nợ đọng thuế tăng do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
(1) Về mặt chính sách:
- Theo quy định của Luật Quản lý thuế, hiện nay nếu doanh nghiệp chậm nộp tiền thuế thì chỉ bị phạt nộp chậm, không xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt nộp chậm rất thấp chỉ có 0,03%/ngày nộp chậm (tương đương với 0.9%/tháng, 10.8%/năm), Do đó mức xử phạt này chưa đủ tính răn đe cho nên doanh nghiệp cố tình chậm nộp để chiếm dụng tiền thuế của nhà nước. (Từ năm 2019 trở về trước nếu doanh nghiệp chậm nộp tiền thuế thì vừa bị phạt nộp chậm là 0,05%/ngày nộp chậm, vừa bị xử phạt vi phạm hành chính).
- Thủ tục để thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế gồm nhiều thủ tục và phức tạp, mặt khác do thời gian quy định nợ trên 90 ngày mới được cưỡng chế vì vậy khi đến thời điểm cưỡng chế có doanh nghiệp đã tẩu tán tài sản cho nên rất khó thực hiện.
- Theo quy định, khi thực hiện cưỡng chế nợ thuế phải áp dụng lần lượt từng biện pháp theo đúng trình tự của Luật Quản lý thuế và quy trình cưỡng chế nợ thuế,
trên thực tế rất khó thực hiện. Điều đó tạo nên khó khăn, hạn chế trong công tác quản lý thu nợ, dẫn đến hiệu quả công tác quản lý thu nợ chưa cao.
(2) Về phía doanh nghiệp:
Ngoài việc các doanh nghiệp gặp khó khăn trong SXKD, công nợ thu hồi chậm và một số doanh nghiệp SXKD không có hiệu quả thì còn tồn tại một bộ phận doanh nghiệp thiếu ý thức trong việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế.
(3) Về phía cơ quan thuế:
Chưa thực hiện hết chức năng và thẩm quyền được giao trong công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế. Chưa tìm mọi biện pháp để thu hồi những khoản nợ có khả năng thu, chưa thực hiện quyết liệt việc triển khai các biện pháp để đôn đốc các doanh nghiệp nộp nợ đọng thuế.