Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế nghiên cứu những nhân tố tác động đến ý định mua rau sạch của người tiêu dùng tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 76 - 80)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Kiểm định giả thuyết

4.3.2 Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết

Mô hình hồi quy là một trong những mô hình thống kê được sử dụng phổ biến trong kiểm định lý thuyết khoa học. Mô hình hồi quy bội (MLR) dùng kiểm định tác động của nhiều biến độc lập định lượng vào một biến phụ thuộc định lượng. MLR được biểu diễn ở dạng: Yi = β0 + β1X1i + β2X2i + …+ βkXki +…+ βpXpi + εi. Phương pháp OLS được dùng để ước lượng các trọng số hồi quy βk trong MLR và dùng hệ số xác định R2 để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình. Theo Hair và cộng sự (1998) thì R2 có nhược điểm khi số biến độc lập đưa vào mô hình tăng thì giá trị R2 tăng mặc dù biến dưa vào không có ý nghĩa. Do đó hệ số R2 điều chỉnh (Adjusted R Square) được sử dụng thay thế R2 để kiểm tra mô hình.

Phép kiểm định F được sử dụng để kiểm định độ phù hợp của mô hình, xem xét biến phụ thuộc có mối quan hệ tuyến tính với các biến độc lập hay không. Hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) được dùng để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến (Nguyễn Đình Thọ, 2013).

Kiểm định mô hình nghiên cứu cho kết qua như bên dưới.

Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính

Hệ số R2 điều chỉnh của mô hình nghiên cứu là 0.766. Các biến độc lập có ý nghĩa giải thích được 76.6% sự biến động của biến phụ thuộc YĐ mua rau sạch.

Kiểm định độ phù hợp của mô hình Sig. (2-

tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000

N 770 770 770 770 770 770 770 770

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Kết quả kiểm định F của mô hình được thể hiện ở bảng 4.12, giá trị F = 361.614, sig = 0.000 <0.05 từ đó có thể kết luận các biến độc lập có tác động đến biến độc lập YĐ mua rau sạch với mức ý nghĩa 5%.

Hệ số phóng đại phương sai VIF có giá trị < 2, đa cộng tuyến của các biến độc lập không đáng kể và các biến trong mô hình có thể chấp nhận được.

Kết quả phân tích hồi quy như sau:

- Nhân tố sự quan tâm đến sức khỏe có giá trị sig = 0.000 < 0.05, giả thuyết H1

được chấp nhận. Từ đó có thể khẳng định được NTD sẽ có YĐ mua rau sạch khi họ càng quan tâm đến sức khỏe.

- Nhân tố NTCL có giá trị sig = 0.000 < 0.05, giả thuyết H2được chấp nhận. Từ đó có thể khẳng định được NTD càng quan tâm đến chất lượng rau càng có YĐ mua rau sạch.

- Nhân tố sự quan tâm đến môi trường có giá trị sig = 0.009 < 0.05, giả thuyết H3

được chấp nhận. Từ đó có thể khẳng định được NTD càng quan tâm đến môi trường thì họ càng có YĐ mua rau sạch.

- Nhân tố CMCQ có giá trị sig = 0.000 < 0.05, giả thuyết H4được chấp nhận. Từ đó có thể khẳng định được NTD sẽ có YĐ mua rau sạch khi họ để ý đến các chuẩn mực của xã hội.

- Nhân tố nhận thức về sự sẵn có của sản phẩm có giá trị sig = 0.000 < 0.05, giả thuyết H5 được chấp nhận. Từ đó có thể khẳng định được NTD sẽ có YĐ mua rau sạch khi rau sạch luôn sẵn có.

- Nhân tố nhận thức về giá bán có giá trị sig = 0.000 < 0.05, giả thuyết H6được chấp nhận. Từ đó có thể khẳng định được NTD càng quan tâm đến giá bán càng có YĐ mua rau sạch.

- Nhân tố nhóm tham khảo có giá trị sig = 0.001 < 0.05, giả thuyết H7được chấp nhận. Từ đó có thể khẳng định được NTD càng quan tâm đến ý kiến của những người xung quanh thì càng có YĐ mua rau sạch.

Thông qua kết quả phân tích hồi quy câu hỏi nghiên cứu thứ hai đã được trả lời.

Những nhân tố tác động đến YĐ mua rau sạch của NTD tại thành phố Hồ Chí Minh bao gồm sự quan tâm đến sức khỏe, NTCL, sự quan tâm đến môi trường, chủ mức chủ quan, nhận thức về sự sẵn có của sản phẩm, nhận thức về giá bán, nhóm tham khảo.

Phương trình hồi quy tuyến tính:

Y = 0.243SK + 0.284CL + 0.050MT + 0.221CM + 0.156SC + 0.145GB + 0.073TK Trong đó:

Y: Ý định mua rau sạch

SK: Sự quan tâm đến sức khỏe CL: Nhận thức về chất lượng MT: Sự quan tâm đến môi trường CM: Chuaarm mực chủ quan

SC: Nhận thức về sự sẵn có của sản phẩm GB: Nhận thức về giá bán

TK: Nhóm tham khảo

Hệ số Beta chuẩn hóa của các biến độc lập đều > 0, các biến độc lập tác động thuận chiều đến biến phụ thuộc. Tử phương trình hồi quy tuyến tính có thể thấy để YĐ mua rau sạch tăng lên 1 đơn vị thì cần có sự tác động công hưởng của 0.234 sự quan tâm đến sức khỏe, 0.284 NTCL, 0.050 sự quan tâm đến môi trường, 0.221 chủ mực chủ quan, 0.156 nhận thức về sự sẵn có của sản phẩm, 0.145 nhận thức về giá bán và 0.073 nhóm tham khảo.

Bảng 4.12. Kết quả phân tích hồi quy

Model Sum of

Squares

df Mean

Square

F Sig.

1

Regression 351.701 7 50.243 361.614 .000b

Residual 105.873 762 .139

Total 457.574 769

Model Unstandardized Coefficients

Standardized Coefficients

t Sig .

Collinearity Statistics

B Std. Error Beta Toleranc

e

VIF

1

(Consta

nt) -.751 .101

- 7.40 8

.00 0

SK .249 .024 .243 10.2

20 .00

0 .536 1.86 7

CL .286 .026 .284 11.1

36 .00

0 .468 2.13 7

MT .051 .020 .050 2.60

7 .00

9

.840 1.19 0

CM .223 .023 .221 9.71

3 .00

0 .588 1.69 9

SC .129 .017 .156 7.55

3 .00

0 .709 1.41 1

GB .144 .022 .145 6.43 2

.00 0

.600 1.66 7

TK .094 .027 .073 3.44

1 .00

1 .681 1.46 9 Câu hỏi thứ ba mức độ tác động của những nhân tố đến YĐ mua rau sạch đã được trả lời.

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế nghiên cứu những nhân tố tác động đến ý định mua rau sạch của người tiêu dùng tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)