Phương pháp tính thuế GTGT

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế quản lý thuế gía trị gia tăng trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 22 - 26)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ THUẾ GTGT

1.2 Nội dung thuế GTGT

1.2.3 Phương pháp tính thuế GTGT

Hiện nay, nước ta đang thực hiện song song 2 phương pháp tính thuế GTGT.

Đó là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng. Cả hai phương pháp tính thuế đều có những ưu và nhược điểm riêng. Phương pháp khấu trừ đòi hỏi các CSKD phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và ghi chép sổ sách kế toán đúng quy định. Tuy nhiên trong nền kinh tế của nước ta hiện nay, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ chiếm tỷ trọng rất lớn, các CSKD còn tồn tại nhiều dưới dạng quy mô nhỏ chưa có thói quen sử dụng hóa đơn, chứng từ và chưa chấp hành đúng chế độ sổ sách kế toán. Hơn nữa đa số người tiêu dùng hiện nay chưa có thói quen lấy hóa đơn khi mua hàng. Tuy nhiên, để việc quản lý thuế GTGT được đơn giản, đạt hiệu quả cao, tránh gian lận, thì trong tương lai nhà nước nên thống nhất áp dụng một phương pháp tính thuế GTGT, đó là phương pháp khấu trừ thuế.

1.2.3.1 Phương pháp khấu trừ

- Đối tượng áp dụng:

“Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ” (Lê Quang Cường và Nguyễn Kim Quyến, 2013, trang 118), bao gồm:

+ Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh;

+ Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ, trừ hộ, cá nhân kinh doanh.

- Xác định số thuế GTGT phải nộp : Thuế GTGT phải nộp được xác định theo công thức sau:

Số thuế GTGT

phải nộp = Số thuế GTGT đầu

ra -

Số thuế GTGT đầu vào được

khấu trừ Trong đó:

+ Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.

+ Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.

- Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào (Lê Quang Cường và Nguyễn Kim Quyến, 2013): Hàng hóa, dịch vụ mua vào đáp ứng đủ các điều kiện sau đây sẽ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào khi tính và nộp thuế GTGT.

+ Có hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu.

+ Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng.

+ Đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, ngoài điều kiện quy định phải có hóa đơn giá trị gia tăng bán hàng hóa, dịch vụ và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, còn phải có hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hoá, cung ứng dịch vụ, tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu.

+ Việc thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu dưới hình thức thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nước được coi là thanh toán qua ngân hàng.

- Ưu điểm của phương pháp khấu trừ thuế GTGT:

+ Một trong những ưu điểm lớn nhất của phương pháp khấu trừ thuế GTGT là khi tính thuế GTGT phải nộp doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Phương pháp này thể hiện một cách rõ ràng nhất bản chất của thuế GTGT, đó là thuế GTGT chỉ tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ ở từng khâu sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Việc khấu trừ thuế ở các giai đoạn trước đã tránh được tính trùng lắp thuế, khắc phục được hạn chế của thuế doanh thu.

+ Phương pháp khấu trừ chỉ áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ. Doanh nghiệp chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào khi có hóa đơn chứng từ mua vào hợp pháp. Và đối với doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, có dự án đầu tư thì chỉ được hoàn thuế GTGT khi áp dụng phương pháp khấu trừ để tính thuế GTGT. Điều này góp phần nâng cao ý thức trong việc sử dụng và lưu trữ hóa đơn, chứng từ của cơ sở kinh doanh. Giúp cho việc quản lý thuế GTGT được dễ dàng hơn, hạn chế được tình trạng gian lận, trốn thuế.

Đây là phương pháp tính thuế thể hiện được đúng bản chất của thuế GTGT và là phương pháp tiên tiến nhất được các nhà kinh tế học khuyến cáo các quốc gia nên

áp dụng.

1.2.3.2 Phương pháp trực tiếp

- Phương pháp trực tiếp là phương pháp tính thuế GTGT theo tỷ lệ trên doanh thu (tỷ lệ bao nhiêu tùy theo ngành nghề kinh doanh). Theo phương pháp này, cứ khi nào có doanh thu là phải đóng thuế GTGT, không quan tâm đến thuế GTGT đầu vào là bao nhiêu vì phương pháp này không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

- Đối tượng áp dụng: phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng được áp dụng đối với:

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế theo quy định;

+ Hộ, cá nhân kinh doanh;

+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có doanh thu phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, trừ tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam khấu trừ nộp thay;

+ Tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế theo quy định;

+ Hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.

- Xác định số thuế GTGT phải nộp:

+ Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.

GTGT của vàng

bạc, đá quý = Doanh thu bán ra -

- Giá vốn của hàng bán ra

+ Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng đối với các đối tượng áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng còn lại.

Thuế GTGT của hàng

hoá, dịch vụ = Doanh số ×

Tỷ lệ (%) tính thuế GTGT trên

doanh số - Hạn chế của phương pháp trực tiếp

+ Doanh thu để tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp không được tách riêng thành doanh thu chưa thuế và thuế. Khi xác định số thuế phải nộp có thể có hiện tượng thuế chồng lên thuế, tức là đánh thuế nhiều lần trên cùng một mức doanh thu.

+ Không xác định được chính xác phần giá trị gia tăng khi tính thuế, không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Phương pháp này đã không thể hiện đúng bản chất của thuế GTGT, đó là thuế GTGT chỉ tính thuế trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ.

+ Các doanh nghiệp thực hiện theo phương pháp khấu trừ thuế không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào khi mua hàng hoá, dịch vụ của các đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, gây mất công bằng trong các thành phần kinh tế, hoặc các đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp viết không đúng doanh số trên hoá đơn để trốn thuế và chiếm đoạt tiền của Nhà nước.

+ Phương pháp này đã không khuyến khích cơ sở kinh doanh thực hiện tốt chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ. Những bất cập trong kế toán thuế GTGT, trong chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường... cũng gây nhiều khó khăn cho quản lý thuế GTGT của ngành thuế.

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế quản lý thuế gía trị gia tăng trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)