Phối hợp với các cơ quan ban ngành trong quản lý thuế GTGT tại Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế quản lý thuế gía trị gia tăng trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 98 - 103)

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.3.3 Phối hợp với các cơ quan ban ngành trong quản lý thuế GTGT tại Thành phố Hồ Chí Minh

Quản lý thuế GTGT là nhiệm vụ hết sức phức tạp vì liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng. Chính vì vậy để việc quản lý thế GTGT đạt hiệu quả cao, chống thất thu ngân sách cần phải có sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành có liên quan. Chẳng hạn, đối với những doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, cơ quan thuế cần phải nâng cao hiệu quả phối hợp trao đổi thông tin, hợp tác với cơ quan hải quan, để đấu tranh chống gian lận hoàn thuế GTGT; phối hợp truy thu thuế đối với DN XNK thuộc diện rủi ro cao về hoàn thuế...

Phối hợp giữa cơ quan thuế và công an để điều tra xử lý những trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật thuế: mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, có dấu hiệu trốn thuế…trong triển khai chống thất thu thuế trên địa bàn. Cán bộ hai cơ quan cần thường xuyên chủ động làm việc trực tiếp để hỗ trợ nghiệp vụ cho nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, hạn chế trao đổi bằng văn bản qua lại, nhằm nhanh chóng phát hiện những dấu hiệu vi phạm, nâng cao hiểu biết về nghiệp vụ của cả hai ngành, hiệu quả phối hợp từ đó cũng được nâng cao.

Tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương để đôn đốc, thu hồi nợ thuế.

Đối với những doanh nghiệp nhiều tháng không phát sinh doanh thu, không kê khai nộp thuế…cơ quan thuế phải cùng chính quyền địa phương thực hiện kiểm tra tại địa điểm hoạt động kinh doanh, xác định thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, từ đó phân loại nợ theo đúng quy định.

Cùng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng để thông tin tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế, nêu gương những đơn vị chấp hành tốt pháp luật thuế, nộp thuế đúng, đầy đủ và kịp thời. Đồng thời phê phán, công khai những đơn vị còn dây dưa trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thuế.

Hiện nay, ngoài Kho bạc nhà nước, hiện đang có 5 ngân hàng trực tiếp thực hiện thu thuế vào NSNN. Cần mở rộng liên kết thêm với các ngân hàng khác để việc thu thuế được nhanh chóng, thuận tiện hơn. Việc quản lý thuế trở nên hiệu quả hơn trong một nền kinh tế không dùng tiền mặt, với sự tham gia của hệ thống ngân hàng.

Triển khai hệ thống kết nối thông tin giữa cơ quan thuế và các cơ quan có liên quan nhằm khai thác thông tin về các trường hợp thành lập doanh nghiệp mới, các biến động của doanh nghiệp đang hoạt động như chia, tách, giải thể, phá sản, thay đổi địa chỉ kinh doanh, thay đổi loại hình doanh nghiệp, thay đổi vốn điều lệ, bổ sung ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động…Đây chính là kênh thông tin quan trọng giúp cho cơ quan thuế nắm bắt được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, phát hiện các đối tượng tự ý kinh doanh không thực hiện đăng ký thuế trên địa bàn để có phương án quản lý nguồn thu đạt hiệu quả.

TÓM TẮT CHƯƠNG III

Trên cơ sở đã nắm bắt được tình hình quản lý thuế GTGT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, những tồn tại cần khắc phục. Chương III đã nêu lên được phương hướng trọng tâm trong quản lý thuế. Từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể cho quản lý thuế theo chức năng như: tuyên truyền, hỗ trợ NNT; cải cách hành chính, hiện đại hóa quản lý thuế; quản lý kê khai, kế toán thuế; thanh tra, kiểm tra;

quản lý nợ; kỷ luật kỷ cương đối với cán bộ công chức, ứng dụng CNTT…để hoàn thiện quản lý thuế GTGT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Đồng thời, đề xuất một số kiến nghị khác về việc hoàn thiện chính sách thuế GTGT, các giải pháp hạn chế gian lận thuế GTGT. Nhằm mục đích làm cho quản lý thuế GTGT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và toàn bộ ngành thuế nói chung ngày càng hiệu quả và hoàn thiện hơn.

Tuy nhiên, để giải pháp này phát huy hiệu quả trong thực tiễn cuộc sống, đó không chỉ nổ lực riêng ngành Thuế mà còn là sự phối hợp đồng bộ của các ban ngành, sự đổi mới đồng bộ của cả hệ thống quản lý Nhà nước, trong đó chính quyền và công an là khâu then chốt.

KẾT LUẬN

Thuế mang lại nguồn thu lớn cho NSNN, góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, duy trì hoạt động chính trị, an ninh và quốc phòng. Trong đó, không thể không nói đến sự đóng góp của thuế GTGT trong tổng thu NSNN, với mức đóng góp hằng năm lên tới 1/4 tổng số thu NSNN.

Thuế GTGT là loại thuế có phạm vi điều chỉnh rất rộng, mang lại nguồn thu lớn. Chính vì thế quản lý thuế GTGT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được Cục thuế hết sức quan tâm và chú trọng.

Với mục tiêu nghiên cứu thực trạng quản lý thuế GTGT và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuế GTGT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, đề tài:”Quản lý thuế GTGT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, đã hoàn thành được những nội dung chủ yếu sau:

Một là tác giả đã hệ thống hoá làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận về thuế GTGT, quản lý thuế GTGT. Đồng thời làm rõ các nội dung cụ thể của quản lý thuế GTGT như sự tuân thủ của NNT về đăng ký, kê khai thuế,nộp thuế; hoàn thuế; thanh tra, kiếm tra; quản lý và cưỡng chế nợ thuế; tuyên truyền và hỗ trợ NNT.

Hai là phân tích thực trạng thu thuế GTGT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2018. Qua đó chỉ ra được những kết quả đạt được, những mặt hạn chế còn tồn tại để tìm ra nguyên nhân.

Ba là, trên cơ sở các định hướng cụ thể của ngành thuế, kết hợp với nội dung đã phân tích ở chương 2, nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp cụ thể theo từng chức năng quản lý thuế GTGT, những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế của tác giả nhằm đạt hiệu quả về quản lý thuế GTGT trong thời gian tới. Tác giả mong nhận được sự góp ý của thầy, cô, bạn đọc để có thể hoàn thiện hơn đề tài này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo cáo tổng kết năm 2015 – Cục Thuế Thành Phố Hồ Chí Minh [2] Báo cáo tổng kết năm 2016 – Cục Thuế Thành Phố Hồ Chí Minh [3] Báo cáo tổng kết năm 2017 – Cục Thuế Thành Phố Hồ Chí Minh [4] Báo cáo tổng kết năm 2018 – Cục Thuế Thành Phố Hồ Chí Minh [5] Cẩm nang thanh tra kiểm tra thuế, Tạp chí thuế Nhà nước, 2017.

[6] Dương Thị Bình Minh, 2005, Giáo trình Tài chính công, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

[7] Dương Đăng Chinh và Phạm Văn Khoan, 2007, Giáo trình Quản lý tài chính công, Học Viện Tài Chính

[8] Đinh Phi Hổ, 2014, Phương pháp nghiên cứu kinh tế & viết luận văn thạc sĩ.

TP. HCM. Nhà xuất bản Phương Đông.

[9] Đào Vũ Vân Như, 2018. “Giải pháp chống thất thu thuế GTGT tại cục thuế tỉnh Phú Yên”. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

[10] Lê Quang Cường và Nguyễn Kim Quyến, 2013, Giáo trình Thuế I, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

[11] Nguyễn Ngọc Hùng và Cộng sự, 2012, Giáo trình Quản lý Thuế II, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

[12] Nguyễn Duy Thành, 2002. “Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện luật thuế GTGT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

[13] Nguyễn Sơn Minh, 2015. “Hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Bến Tre”. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

[14] Phan Kim Thái, 2003. “Một số giải pháp chống gian lận trong khấu trừ , hoàn thuế GTGT ở Việt Nam hiện nay”. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế quản lý thuế gía trị gia tăng trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)