CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH QUẢN LÝ THUẾ GTGT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.3 Thực trạng quản lý Thuế GTGT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
2.3.3 Thực trạng kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế
Trong những năm qua, Cục Thuế luôn chú trọng tới kiểm tra, thanh tra chống thất thu thuế và không ngừng nâng cao về chất lượng, luôn vận dụng và phát huy tinh thần sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ của từng cán bộ công chức nên kiểm tra, thanh tra đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Kiểm tra thuế GTGT
- Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế thực chất là kiểm tra hồ sơ khai thuế của người nộp thuế. Việc kiểm tra hồ sơ khai thuế của người nộp thuế chính là kiểm tra sơ bộ về hình thức hồ sơ (có đủ loại không), kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp; số tiền thuế được miễn, giảm…bằng phương thức đối chiếu với các quy định pháp luật về thuế; đối chiếu các chỉ tiêu trong tờ khai thuế với các
tài liệu kèm theo (nếu có); đối chiếu với các tờ khai thuế tháng trước, quý trước, năm trước… nhằm phát hiện đột biến về doanh thu, số thuế khấu trừ, số thuế phải nộp.
Bảng 2.9: Tình hình kiểm tra tại Cơ quan Thuế
Tiêu
chí\năm Đvt 2015 2016 2017 2018
Trung bình (2015- 2018)
Tăng trưởng bình quân 2015- 2018 1. Số
lượng hồ sơ khai thuế được kiểm tra
Hồ sơ 127.715 141.727 176.445 139.389 146.319 4,83%
2. Số thuế kê khai bổ sung
Tỷ
đồng 97 71 287 72,7 131,9 7,6%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ công tác thuế - Cục Thuế TP Hồ Chí Minh)
Có thể thấy Cục thuế thành phố đặc biệt chú trọng tới việc kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Với số lượng hồ sơ được kiểm tra hàng năm lên tới hơn 146 nghìn hồ sơ, trung bình mỗi năm tăng 4.83% lượt hồ sơ được kiểm tra. Việc kiểm tra sơ bộ hồ sơ khai thuế GTGT, giúp phát hiện nhanh chóng các sai phạm của NNT, khắc
phục tình trạng kê khai sai, đồng thời yêu cầu NNT phải kê khai lại cho đúng, đủ và kịp thời số phải thuế GTGT phải nộp bổ sung. Chỉ với những bước kiểm tra sơ bộ hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế, nhưng đã đem lại hiệu quả rất cao. Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT cho thấy kiểm tra thuế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hàng năm đã thu vào NSNN số tiền thuế GTGT ẩn lậu đáng kể do các lỗi kê khai sai, kê khai nhầm lẫn tại hồ sơ khai thuế GTGT. Số thuế GTGT phải khai bổ sung và ấn định tăng thêm bình quân trong thời kỳ nghiên cứu là 131,9 tỷ đồng mỗi năm. Lỗi vi phạm của doanh nghiệp chủ yếu vẫn là kê khai không đúng, sai thuế suất, không viết hoá đơn khi bán hàng, bán hàng hoá dịch vụ bỏ ngoài sổ sách, doanh thu không phù hợp với chi phí, không thực hiện thanh toán qua ngân hàng đối với các chứng từ có giá trị trên 20 triệu đồng, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp để khấu trừ thuế, hoàn thuế GTGT.
Tuy nhiên, việc kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế còn nhiều hạn chế. Có thể thấy rõ nhất đó chính là số lượng NNT tham gia vào hoạt động kinh doanh trên địa bàn ngày càng tăng, trung bình có khoảng 198.035 DN đang tham gia hoạt động kinh doanh trên địa bàn mỗi năm, cùng với đó là lượng hồ sơ khai thuế GTGT hàng năm của NNT rất lớn, lên tới hàng nghìn tờ khai thuế GTGT mỗi năm, nhưng số lượng công chức trên địa bàn không những không tăng mà còn có xu hướng giảm, nên hồ sơ khai thuế đã không được đưa vào kiểm tra toàn bộ, cụ thể trung bình mỗi năm số hồ sơ khai thuế được kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế chỉ khoảng 146.319 hồ sơ.
Hơn nữa, chính sách thuế GTGT hiện nay đã không còn bắt buộc doanh nghiệp phải nộp bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào bán ra kèm theo tờ khai thuế GTGT. Cơ quan thuế không nắm được hoạt động của công ty là mua bán cung cấp hàng hóa dịch vụ gì, nên khi thực hiện kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, sẽ rất khó để kiểm tra phát hiện được các rủi ro như trước.
- Việc thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế được thực hiện theo các nội dung sau: Kiểm tra các khoản mục người nộp thuế không giải trình hoặc không
khai bổ sung sau thời hạn thông báo của cơ quan thuế đối với trường hợp kiểm tra từ hồ sơ khai thuế; kiểm tra số thuế đề nghị hoàn hoặc số thuế đã được hoàn theo quyết định của cơ quan thuế; Ngoài ra còn kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm, các nội dung, khoản mục có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế; kiểm tra hồ sơ khai thuế của NNT có dấu hiệu rủi ro qua phân tích chuyên sâu; kiểm tra người nộp thuế chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cổ phần hóa, đóng mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh; kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền việc chấp hành pháp luật thuế của NNT.
Bảng 2.10 : Tình hình kiểm tra theo kế hoạch tại trụ sở DN
Tiêu chí\năm 2015 2016 2017 2018
Trung bình (2015- 2018)
Tăng trưởng bình quân 2015-2018 1. Số lượng DN
được lập kế hoạch kiểm tra
15.561 16.516 17.650 19.349 17.269 7,55%
2. Số lượng DN thực
tế được kiểm tra 16.184 18.003 20.122 18.575 18.221 5,11%
3. Tỷ lệ DN thực tế kiểm tra so với kế hoạch (2/1)
104% 109% 114% 96% 105,75% -2,13%
4. Số thuế truy thu
và phạt (tỷ đồng) 2.044 1.883 2.186,4 2.511 2.156,1 7,7%
5.Giảm khấu trừ (tỷ
đồng) 150 178 415,56 392,5 284,02 48,86%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ công tác thuế - Cục Thuế TP Hồ Chí Minh)
Có thể nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra tại trụ sở DN trong việc hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách thông qua kế hoạch kiểm tra hàng năm của quan thuế. Cục thuế thành phố coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, và luôn đặt ra kế hoạch thực hiện hàng năm rất cao, trung bình mỗi năm tất cả các Chi cục Thuế quận huyện và Văn phòng Cục thuế phải tiến hành kiểm tra hơn 17 nghìn DN, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đề ra là 7,55%. Kiểm tra tại trụ sở DN mang về số thuế GTGT truy thu hàng năm 2.156,1 tỷ đồng, bình mỗi năm tăng 7,7% số tiền thuế truy thu, tiền phạt. Kết quả này cho thấy, hoạt động kiểm tra tại trụ sở DN của cơ quan thuế thực sự mang lại hiệu quả, đóng góp lớn vào nhiệm vụ thu ngân sách. Nhưng cũng cho thấy rằng mức độ vi phạm pháp luật về thuế ngày càng tăng, các hành vi vi phạm chủ yếu về thuế GTGT:
- Sử dụng hoá đơn bất hợp pháp để kê khai tăng số thuế đầu vào, làm giảm số thuế phải nộp, rút tiền hoàn thuế…
- Doanh thu kê khai với cơ quan thuế thấp hơn doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp.
- Thực hiện bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ không xuất hoá đơn.
- Không thực hiện kê khai doanh thu ngay khi bán hàng hoá cung cấp dịch vụ, chờ có số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ mới tiến hành kê khai doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra.
- Những khoản thuế GTGT đầu vào không đủ điều kiện được khấu trừ vẫn đưa vào khấu trừ (không thanh toán qua ngân hàng theo quy định).
Nếu chỉ kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế thì không thể phát hiện ra những lỗi trên. Cơ quan thuế phải thực hiện kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.
Để có thể đạt được khối lượng hồ sơ kiểm tra lên tới hơn 18 nghìn hồ sơ, với số thuế GTGT truy thu vào ngân sách hơn 2 nghìn tỷ đồng. Đây thực sự là nổ lực lớn của ngành thuế cũng như công chức thuế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Bởi khi thực hiện kiểm tra tại trụ sở NNT, công chức thuế sẽ chịu áp lực rất lớn về thời gian thực hiện. Với số lượng công chức của mỗi đoàn kiểm tra có hạn, việc kiểm tra hồ sơ khai thuế cho niên độ 3 tới 5 năm, cho nhiều sắc thuế chỉ được thực hiện trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc thực tế, kể từ ngày bắt đầu công bố quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế. Việc công chức thuế xuống kiểm tra tại trụ sở NNT, đôi khi không những không nhận được sự hợp tác của NNT mà còn có trường hợp NNT gây khó khăn cho công chức thuế trong quá trình kiểm tra tại trụ sở NNT. Ngoài ra, khi kiểm tra tại trụ sở NNT mọi nghiệp vụ kiểm tra được thực hiện tại chỗ, công chức không được phép mang sổ sách chứng từ của NNT về cơ quan thuế, nhưng công chức lại không có máy móc hỗ trợ để có thể truy cập vào hệ thống nội bộ ngành thuế để tra cứu nhanh những thông tin cần thiết như: kiểm tra nợ thuế, kiểm tra tờ khai hải quan, tra cứu tờ khai GTGT mà NNT đã kê khai trên hệ thống ngành thuế có phù hợp với số liệu trên hóa đơn chứng từ của NNT không để phát hiện nhanh các sai phạm, tra cứu hóa đơn mua bán hàng là của tổ chức bỏ địa chỉ kinh doanh...
Hơn nữa, nếu phát hiện chứng từ nộp tiền có dấu hiệu đáng ngờ, ví dụ chứng từ giả, hay cần xác nhận của bên thứ 3 thì việc kiểm tra sẽ bị kéo dài. Vì muốn xác minh người chuyển khoản ngân hàng cho công ty là ai, cơ quan thuế phải lập công văn có chữ ký lãnh đạo gửi qua ngân hàng chờ xác minh. Mặc dù trong một số trường hợp xét thấy cần thiết, cần có thêm thời gian để xác minh, có thể được gia hạn quyết định kiểm tra 1 lần, nhưng thời gian gia hạn không qua 5 ngày làm việc thực tế.
Thanh tra thuế GTGT
Thanh tra thuế được thực hiện thường xuyên đối với các trường hợp: Doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng, và một số trường hợp đột biến trong giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên chỉ có Cục thuế, Tổng Cục thuế mới có chức năng thực hiện thanh tra thuế, nên còn hạn chế về số lượng công chức tham gia thanh tra. Nhưng số lượng DN thực tế được thanh tra trung bình mỗi năm luôn vượt 4,9% kế hoạch đề ra, mặc dù kế hoạch thanh tra được Cục thuế đề ra năm sau tăng 8,48% so với năm trước. Trung bình mỗi năm số thuế truy thu và phạt sau thanh tra mang về cho ngân sách là 1.637,39 tỷ đồng, tăng bình quân 34,19% mỗi năm. Điều đó cho thấy hoạt động thanh tra của ngành thuế ngày càng hiệu quả, mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách.
Bảng 2.11: Tình hình thanh tra thuế theo kế hoạch năm 2015 - 2018
Tiêu chí\năm 2015 2016 2017 2018
Trung bình (2015- 18)
Tăng trưởng
bình quân 2015-
2018 1. Số lượng DN
được lập kế hoạch thanh tra
1.729 1.476 1.204 1.556 1.491 8,48%
2. Số lượng DN thực tế được thanh tra
1.817 1.604 1.311 1.511 1.561 -4,91%
3. Tỷ lệ DN thực tế kiểm tra so với kế hoạch (2/1)
105,09% 108,67% 108,8% 97,10% 104,9% -2,41%
Tiêu chí\năm 2015 2016 2017 2018
Trung bình (2015- 18)
Tăng trưởng
bình quân 2015-
2018 4. Số thuế truy
thu và phạt (tỷ đồng)
1.098 1.082 1.962,56 2.407 1.637,39 34,19%
5. Giảm khấu trừ
(tỷ đồng) 74 170 149,4 223 154,1 55,62%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ công tác thuế - Cục Thuế TP Hồ Chí Minh)
Bảng 2.12: Thống kê kết quả kiểm tra, thanh tra giai đoạn 2015 – 2018
Chỉ tiêu Năm %Thực hiện so với cùng kỳ
2015 2016 2017 2018 2015 2016 2017 2018 Số
doanh nghiệp
18.001 19.607 21.433 20.086 108,58 108,92 109,31 93,72
Số thuế truy thu và phạt
3.795 2.965 4.149 4.918 80,00 78,13 139,93 118,53
Số thuế truy thu và phạt bình quân/ hồ sơ
0,211 0,151 0,194 0,245 73,78 71,56 128,48 126,29
Giảm khấu trừ
224 348 565 615 61,20 155,36 162,36 108,85
(Nguồn: Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ công tác thuế - Cục Thuế TP Hồ Chí Minh)
Hiệu quả các cuộc kiểm tra thanh tra thuế tăng đều qua các năm, số thuế truy thu và phạt năm 2017, 2018 so với cùng kỳ lần lượt vượt 39,93% và 18,53%. Đặc biệt năm 2018 đạt tổng số truy thu và phạt, cũng như số truy thu và phạt bình quân mỗi hồ sơ là cao nhất, bình quân mỗi hồ sơ thu về cho ngân sách nhà nước 0,245 tỷ đồng.
Ngoài ra năm 2018, Cục thuế đã thực hiện thanh tra chuyên đề chống thất thu thuế GTGT năm 2018. Qua thanh tra, kiểm tra đã truy thu và phạt hơn 1.051 tỷ đồng về thuế GTGT, giảm khấu trừ 89 tỷ đồng, trong đó một số chuyên đề có hiệu quả như :
- Chuyên đề các doanh nghiệp có giao dịch liên kết : Thanh tra, kiểm tra 84 doanh nghiệp, truy thu và phạt 341 tỷ đồng thuế GTGT, giảm khấu trừ 7,3 tỷ đồng.
- Chuyên đề chống thất thu thuế đối với Doanh nghiệp hoạt động nhập khẩu, kinh doanh mặt hàng Dược phẩm, Mỹ phẩm, Thực phẩm, Nông lâm, thủy sản : Thanh tra, kiểm tra đối với 459 doanh nghiệp, truy thu và phạt 162 tỷ đồng thuế GTGT, giảm khấu trừ 69 tỷ đồng ; gửi cảnh báo những sai phạm bị phát hiện
và xử lý đến 2.313 doanh nghiệp có cùng hoạt động kinh doanh để tự rà soát, điều chỉnh kê khai đúng theo quy định của pháp luật.
- Chuyên đề chống thất thu thuế đối với doanh nghiệp Xây dựng, kinh doanh bất động sản : đã thanh tra kiểm tra 47 doanh nghiệp, kết quả truy thu và phạt được 276 tỷ đồng thuế GTGT, giảm khấu trừ 13 tỷ đồng.
- Thanh tra kiểm tra sau hoàn thuế GTGT : 198 doanh nghiệp, kết quả thu hồi hoàn thuế GTGT và phạt 9,7 tỷ đồng.
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử : Qua thu thập thông tin từ 4 Ngân hàng thương mại về danh sách các tổ chức, cá nhân mở tài khoản tại các ngân hàng, hiện có 598 tổ chức và 17.130 cá nhân có nhận thu nhập từ các trang mạng xã hội
+ Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử, bán hàng qua mạng đã tiến hành kiểm tra 554 tổ chức, cá nhân, không tự giác kê khai nộp thuế GTGT với số thuế truy thu và phạt là 22,7 tỷ đồng.
+ Đối với tổ chức, cá nhân có thu nhập phát sinh do cung cấp dịch vụ cho các trang mạng xã hội nước ngoài : đã kiểm tra 38 tổ chức, cá nhân với số thuế GTGT truy thu là 5,9 tỷ đồng, số tiền phạt chậm nộp tờ khai thuế GTGT là 2,2 tỷ đồng.
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xã hội hóa : thanh tra 7 doanh nghiệp, kết quả truy thu và phạt được 55,80 tỷ đồng thuế GTGT.
- Bán hàng đa cấp : thanh tra, kiểm tra được tại 3 doanh nghiệp, truy thu và phạt được 1,1 tỷ đồng thuế GTGT
- Đề án Nâng cao hiệu quả quản lý thuế trong kinh doanh bán lẻ xăng dầu : thanh tra, kiểm tra 51 doanh nghiệp, truy thu và phạt 4,41 tỷ đồng thuế GTGT, giảm khấu trừ 20,3 triệu đồng.
Có thể thấy hoạt động trốn thuế nói chung và chuyển giá từ các giao dịch liên kết nói riêng trong những năm qua làm Nhà nước thất thu hàng ngàn tỷ đồng. Việc
đấu tranh chống chuyển giá đã phức tạp, đấu tranh với những doanh nghiệp lớn càng khó khăn và phức tạp hơn nhiều. Bởi các doanh nghiệp lớn luôn có tiềm lực tài chính và nhân lực rất mạnh. Họ có một đội ngũ chuyên gia cực kỳ am hiểu về kế toán, tài chính, thuế và luật để có thể che mắt các cơ quan quản lý thuế…Đây là thách thức lớn đối với Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh, vì họ cũng khó có thể phát hiện hết những trường hợp chuyển giá, gian lận thuế.
Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện trong các hoạt động mua bán, chuyển nhượng nhà đất có tình trạng khai giá thấp để giảm thuế GTGT. Trong khi thị trường Bất động sản tại Hồ Chí Minh luôn rất sôi động. Giá bất động sản luôn tăng mạnh do người dân nhập cư từ nơi khác về Hồ Chí Minh sinh sống và làm việc ngày càng tăng. Nhưng vẫn có nhiều trường hợp người bán và người mua thỏa thuận kê khai giá chuyển nhượng trên hợp đồng mua bán không đúng với giá giao dịch thực tế theo giá thị trường, thậm chí có rất nhiều hồ sơ kê khai giá trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn bảng giá tối thiểu hoặc cao hơn rất ít so với bảng giá để giảm nghĩa vụ đóng thuế.
Hoạt động kinh doanh vận tải cũng gây khó khăn và thất thoát rất nhiều cho nguồn thu Ngân sách. Hồ Chí Minh với số lượng phương tiện tham gia hoạt động kinh doanh vận tải khá lớn. Đặc thù của hoạt động KDVT là cơ động, sản phẩm mang tính dịch vụ nên ngành Thuế rất khó xác định được con số cụ thể về doanh thu thực tế để làm cơ sở tính thuế. Trong lĩnh vực vận tải, trên địa bàn chủ yếu là xe du lịch, giá cả biến động theo từng hợp đồng, đa số thỏa thuận miệng giữa chủ xe và khách, và còn có tình trạng một số chủ phương tiện có xe kinh doanh vận tải “núp”
dưới dạng xe phục vụ gia đình, hoặc kinh doanh ngành nghề khác, không kê khai nộp thuế GTGT. Đối với vận tải hàng hóa, cũng chỉ có một số hàng hóa có hợp đồng vận chuyển, hóa đơn, chứng từ, còn lại là thỏa thuận miệng. Vì vậy, cơ quan thuế gặp nhiều trở ngại trong việc quản lý.