Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp hạn chế gian lận thuế GTGT

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế quản lý thuế gía trị gia tăng trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 94 - 98)

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.3.2 Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp hạn chế gian lận thuế GTGT

Một bộ phận không nhỏ các DN đã lợi dụng sự thông thoáng, kẽ hở của pháp luật để thực hiện các hành vi mua bán hóa đơn bất hợp pháp dưới nhiều chiêu thức khác nhau nhằm qua mặt cơ quan thuế. Một trong những thủ đoạn thường được các DN “ma” sử dụng đó là thuê các đối tượng kém hiểu biết làm đại diện pháp luật thành lập DN, để thực hiện mua bán hóa đơn lòng vòng và bán cho các DN khác làm chứng từ khấu trừ thuế đầu vào, hoặc xin hoàn thuế.

Để khó bị phát hiện, các DN “ma” còn dùng chiêu bài khác như tạm ngưng nghỉ kinh doanh, đổi tên DN, chuyển địa chỉ kinh doanh sang nơi khác, thậm chí là bỏ luôn địa chỉ kinh doanh không thực hiện đóng mã số thuế…Bên cạnh đó, cũng không ít các DN có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện hành vi gian lận thuế thông qua việc chuyển giá, liên tục khai lỗ để không phải đóng thuế.

Để đưa ra được các giải pháp chống gian lận thuế phải bắt đầu từ việc rà soát, xác định nguyên nhân dẫn tới gian lận thuế, từ đó khắc phục ngay những vấn đề làm nảy sinh nguyên nhân gian lận thuế; đồng thời phải nhận biết, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi gian lận thuế. Theo đó, các giải pháp cần thực hiện để chống gian lận thuế là:

Thứ nhất, hoàn thiện chính sách thuế nói chung và các văn bản pháp luật về thuế GTGT nói riêng: Hệ thống chính sách thuế phải thống nhất, phù hợp, vừa đáp ứng được yêu cầu về nguồn thu ngân sách, yêu cầu quản lý kinh tế của Nhà nước, vừa phù hợp với khả năng đóng góp của các chủ thể trong nền kinh tế, nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập của dân cư. Đồng thời, hệ thống chính sách thuế phải đảm bảo yêu cầu về công bằng, rõ ràng, minh bạch, tạo thuận lợi cho người nộp thuế. Thực hiện tốt nội dung này sẽ giảm chi phí quản lý, chi phí tuân thủ, làm giảm áp lực về gánh nặng thuế để dẫn đến hành vi gian lận thuế, từ đó góp phần nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật, hạn chế hành vi gian lận của người nộp thuế.

Thứ hai, các thủ đoạn gian lận thuế mới phải được cập nhật liên tục: Việc nhận diện được các hành vi, thủ đoạn gian lận thuế chính là cơ sở để cơ quan thuế ngăn ngừa và xử lý kịp thời. Hiện nay các loại hình sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch

vụ ngày càng phát sinh nhiều, phương thức giao dịch cũng đa dạng hơn, vì thế các thủ đoạn gian lận thuế cũng không ngừng gia tăng, ngày càng đa dạng, tinh vi, nên việc cập nhật, nhận biết các thủ đoạn gian lận, phục vụ cho quản lý thuế là rất cần thiết.

Thứ ba, thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế một cách đồng bộ, chú trọng đổi mới toàn diện hoạt động thanh tra kiểm tra theo hướng thống nhất, hiện đại. Theo đó, ngành thuế tiếp tục điều chỉnh, bổ sung để đảm bảo thống nhất trong các quy định về thanh tra kiểm tra; xây dựng hệ thống tỷ suất lợi nhuận phục vụ công tác quản lý giá chuyển nhượng, chuẩn hóa hoạt động thanh tra giá chuyển nhượng. Đối tượng thanh tra, kiểm tra tập trung vào các DN có giao dịch liên kết, có dấu hiệu chuyển giá; DN báo lỗ triền miên; DN có số nợ thuế lớn…Đồng thời, cơ quan thuế cần tăng cường trao đổi thông tin với các bên liên quan để hoạt động thanh tra kiểm tra ngày càng hiệu quả, như thực hiện trao đổi thông tin về các giao dịch thanh toán qua ngân hàng có dấu hiệu đáng ngờ…

Ngoài ra, cơ quan thuế cần tăng cường kiểm tra sau cấp phép, tổ chức rà soát các hồ sơ khai thuế đối với các DN mới thành lập để hạn chế các hình thức trốn thuế thông qua mua bán hóa đơn bất hợp pháp,

Thứ tư, phối hợp với Công an, và các cơ quan ban ngành có liên quan để kiểm tra, xác minh, thông tin được nhanh chóng; nắm bắt và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, nâng cao tính răn đe các đối tượng nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế…

Thứ năm, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng ngừa gian lận thuế. Kinh nghiệm cho thấy, việc ngăn chặn các hành vi gian lận thuế đạt hiệu quả cao, là nhờ sự đóng góp tích cực của ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa vào hoạt động của ngành Thuế

Ngành Thuế đang triển khai thực hiện quản lý trên hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin tập trung (TMS), kết hợp với kê khai thuế qua mạng và nộp thuế

điện tử. Bên cạnh đó, việc triển khai sử dụng hoá đơn điện tử thay thế cho hoá đơn giấy, góp phần ngăn chặn tình trạng in, phát hành, mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp…Đây được coi là một chuyển động rất tích cực của ngành Tài chính nói chung, cơ quan thuế nói riêng. Ngành thuế cần đẩy mạnh thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp.

Việc sử dụng hóa đơn điện tử đồng loạt trong cộng đồng DN không chỉ giúp cắt giảm, tiết kiệm tối đa chi phí cho DN, mà còn minh bạch hóa hoạt động của DN, hạn chế được tình trạng gian lận; tạo ra một môi trường đầu tư – kinh doanh lành mạnh, công bằng tại Việt Nam. Khi sử dụng hóa đơn điện tử, cơ quan thuế sẽ có cơ sở dữ liệu về hóa đơn, giảm tải công việc đối chiếu hóa đơn và kịp thời ngăn chặn hóa đơn của các DN bỏ trốn, mất tích, khắc phục tình trạng làm giả hóa đơn, gian lận, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp…

Thứ sáu, tích cực thực hiện tuyên truyền cho người nộp thuế về trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế. Việc tuyên truyền cho NNT hiểu rõ về trách nhiệm cũng như nghĩa vụ nộp thuế, không phải là nghĩa vụ của riêng ai, của riêng bộ phận nào, mà là trách nhiệm chung của toàn thể CBCC ngành thuế. Thông qua việc mỗi cán bộ công chức thực hiện tuyên truyền hướng dẫn chính sách pháp luật thuế, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho NNT, tạo môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng cho người nộp thuế. Theo đó, tạo sức lan tỏa và nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế. Đồng thời, tạo mối quan hệ gắn kết giữa cơ quan thuế và NNT để đồng hành cùng thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

Thứ bảy, chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ, công chức trực tiếp tham gia hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế. Thực hiện phân công, sắp xếp các doanh nghiệp thuộc diện kiểm tra cho từng cán bộ kiểm tra một cách hợp lý, khoa học, phát huy kinh nghiệm cũng như kiến thức của từng cán bộ, để quản lý thuế đạt hiệu quả cao.

Ngoài ra, cơ quan thuế các cấp cần tăng cường kiểm tra nội bộ và đối với các đơn vị, cá nhân có hành vi dung túng, bao che, tiếp tay cho các đối tượng gian lận thuế thì cần phải có những biện pháp xử lý nghiêm khắc.

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế quản lý thuế gía trị gia tăng trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)