Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm cơ bản của khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên
2.1.2.1. Đặc điểm về vị trí địa lý a, Quy mô đất đai:
Tổng diện tích đất toàn khu kinh tế 18.611,8 ha, trong đó:
- Khu bảo thuế: có diện tích 550 ha.
- Khu vực thuế quan: có diện tích khoảng 10.498 ha, trong đó:
+ Đất xây dựng công nghiệp: có diện tích khoảng 2.965 ha;
+ Khu cảng biển: có diện tích khoảng 860 ha;
+ Đất các khu du lịch tập trung khoảng 350 ha;
+ Đất xây dựng các khu dân cư (tái định cư, đô thị và dân cư nông thôn) có diện tích khoảng 1.516 ha;
+ Đất các khu trung tâm khoảng 368 ha, bao gồm các trung tâm dịch vụ 121 ha, trung tâm chuyên ngành phục vụ chung toàn khu kinh tế 131 ha, đất trung tâm các khu đô thị khoảng 116 ha;
+ Đất cây xanh khu đô thị khoảng: 428 ha;
+ Đất giao thông: 1.201 ha;
+ Đất khu đào tạo: 195 ha (trong đó bao gồm 102 ha đất khu ở dành cho sinh viên và cán bộ).
+ Đất sân golf, vui chơi giải trí: 330 ha;
+ Đất cây xanh cảnh quan mặt nước, cây xanh sinh thái,... khoảng 2.121 ha;
+ Đất dự trữ phát triển khoảng : 100 ha;
+ Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật khoảng 40 ha;
+ Đất nghĩa trang nhân dân khoảng 25 ha.
- Đất khác trong khu kinh tế: có diện tích khoảng 7.563,8 ha bao gồm đất quân sự, đồi núi, cây xanh sinh thái tự nhiên ven sông, mặt nước sông, hồ, cây xanh sinh thái lâm nghiệp…
Ngày 10/10/2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng KKT Nghi Sơn tại Quyết định số 1364/QĐ-TTg. Đến nay, tất cả các khu chức năng đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000, trong đó các khu quan trọng như:
Cảng Nghi Sơn: Được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 1401/QĐ-BGTVT ngày 26/5/2010. Tổng diện tích quy hoạch là 2.020 ha, trong đó vùng đất là 916,8 ha, vùng nước là 1.103,2 ha.
Cảng Nghi Sơn được quy hoạch bao gồm các khu bến tổng hợp, container và bến chuyên dùng có khả năng tiếp nhận tàu 30.000 - 50.000 DWT, năng lực xếp dỡ 80 triệu tấn/năm.
Các KCN:
- Khu liên hợp lọc hoá dầu: Diện tích quy hoạch 504 ha; trong đó 394 ha thuộc mặt bằng nhà máy giai đoạn 1 (bao gồm Khu nhà máy, khu cảng và khu đường ống dẫn dầu), 110 ha quy hoạch cho giai đoạn mở rộng công suất lên 20 triệu tấn/năm.
- Trung tâm nhiệt điện Nghi Sơn: Diện tích quy hoạch 347 ha, gồm mặt bằng nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1, Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2 và khu bến cảng chuyên dụng (20 ha);
- Các KCN tập trung như: KCN số 1 (241,29 ha), KCN số 2 (128,37 ha), KCN số 3 (247,12 ha), KCN số 4 (385,24 ha), KCN số 5 (462,87 ha), KCN luyện kim (473,60 ha).
Các khu chức năng khác:
- Khu đô thị trung tâm: 1.613,28 ha;
- Khu đô thị số 3: 572,2 ha;
- Trung tâm dịch vụ công cộng: 38,70 ha;
- Khu du lịch sinh thái đảo Nghi Sơn: 100 ha;
- Khu xử lý chất thải rắn Trường Lâm: 40,03 ha;
- Khu DV công cộng Bắc Núi Xước: 14,58 ha;
- Ngoài ra còn có các khu chức năng khác đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết như: Khu dân cư, Khu tái định cư, Sân Golf...
b, Vị trí địa lý:
Khu Kinh tế Nghi Sơn là một khu kinh tế được thành lập vào giữa năm 2006 tại huyện Tĩnh Gia, phía Nam tỉnh Thanh Hóa nhằm mục đích phát huy lợi thế địa lý trên quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam, và hệ thống cảng Nghi Sơn để tạo ra một động lực phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Thanh Hóa, cho khu vực kém phát triển Nam Thanh Hóa – Bắc Nghệ An và cho các tỉnh phía Bắc Việt Nam nói chng. Toàn bộ khu Kinh tế Nghi Sơn có diện tích 186,118 Km2, bao trùm 12 xã của huyện Tĩnh Gia: Xuân Lâm, Tĩnh Hải, Hải Yến, Mai Lâm, Hải Thượng, Hải Hà, Nghi Sơn, Trúc Lâm, Tùng Lâm, Tân Trường, Hải Bình, có ranh giới địa lý được xác định như sau:
- Phía Đông giáp biển Đông
- Phía Tây giáp huyện Như Thanh.
- Phía Nam giáp huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.
- Phía Bắc giáp xã Nguyên Bình và Bình Minh ( huyện Tĩnh Gia).
Trong đó khu bảo thuế là 550 ha, khu vực thuế quan là 10.498 ha ( đất xây dựng công nghiệp: 2.965 ha; khu cảng biển: khoảng 860 ha; đất giao thông: 1.201 ha; đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật: khoảng 40 ha...) đất khác trong khu kinh tế: 7.563,8 ha.
Tuy nhiên đến tháng 3 năm 2017, Khu kinh tế Nghi Sơn được mở rộng, bao gồm: Toàn bộ diện tích Khu kinh tế Nghi Sơn cũ; phần diện tích còn lại của huyện Tĩnh Gia; 3 xã Yên Mỹ, Công Bình, Công Chính (thuộc huyện Nông Cống) và 3 xã Thanh Tân, Thanh Kỳ, Yên Lạc (thuộc huyện Như Thanh) có tổng diện tích 106.000 ha.
Sau khi điều chỉnh, khu kinh tế Nghi Sơn sẽ có tổng diện tích 106.000 ha, bao gồm: 66.497,57 ha đất liền và đảo, 39.502,43 ha mặt nước. Trong đó, phần diện tích hiện hữu là 18.611,8 ha, phần diện tích mở rộng là 47.885,77 ha đất liền và đảo, 39.502,43 ha mặt nước.
Mục đích của điều chỉnh, mở rộng Khu kinh tế Nghi Sơn là xây dựng Khu kinh tế phù hợp với chiến lược phát triển quốc gia nói chung và chiến lược phát triển biển Việt Nam nói riêng; xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn thành khu vực phát triển kinh tế năng động, đột phá, nhanh và bền vững, một trọng điểm phát triển ở phía Nam của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; là trung tâm thu hút về đầu tư và trung chuyển hàng hóa của vùng và khu vực;
gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Để góp phần phát triển KKTNS, ngày 14–9–2016, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1635/TTg-KTN về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và khai thác hạ tầng KCN số 3, KKTNS; chủ đầu tư là Công ty CP Tập đoàn xây dựng Miền Trung. Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính
phủ, Ban Quản lý KKTNS và các KCN tỉnh Thanh Hóa đang hoàn chỉnh các thủ tục để cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty CP Tập đoàn xây dựng Miền Trung đầu tư dự án. Đồng thời, quy định cụ thể tiến độ thực hiện, phân kỳ đầu tư phù hợp với khả năng triển khai của nhà đầu tư và ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành.
Kế hoạch dự kiến thực hiện Dự án đầu tư xây dựng và khai thác hạ tầng KCN số 3, KKTNS được triển khai làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, tập đoàn đầu tư và kinh doanh trên khu đất có diện tích 191 ha, giáp đường Nghi Sơn – Bãi Trành; dự kiến triển khai thi công quý II năm 2017, khai thác kinh doanh quý II năm 2018, hoàn thành quý IV năm 2019; tổng vốn đầu tư 800 tỷ đồng. Giai đoạn 2, triển khai từ quý II năm 2018, diện tích còn lại theo quy hoạch của KCN số 3, khai thác kinh doanh quý II năm 2019, thời gian hoàn thành quý I năm 2020; tổng vốn đầu tư 302 tỷ đồng.
Khu kinh tế Nghi Sơn được xây dựng trở thành khu vực phát triển công nghiệp tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực gắn với việc xây dựng và khai thác có hiệu quả cảng biển nước sâu với trọng tâm là công nghiệp lọc - hóa dầu và công nghiệp cơ bản; có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội đồng bộ, hiện đại; không gian kiến trúc cảnh quan, đô thị văn minh, tiên tiến, môi trường bền vững và sử dụng đất đai hiệu quả; tạo nhiều việc làm, thúc đẩy đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; từng bước hình thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực.
Mục tiêu là từ nay đến năm 2025, hoàn thiện môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi, triển khai một số công trình hạ tầng kinh tế, xã hội quan trọng và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Sau năm 2025, phát triển đồng bộ về công nghiệp; dịch vụ; thương mại; tài chính; văn hóa - xã hội; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; gắn phát triển kinh tế - xã hội với an ninh quốc phòng; đầu tư phát triển đồng bộ và hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng trong các khu đô thị sinh thái, thân thiện với môi trường, đạt tiêu chuẩn cao;
phát triển theo mô hình đô thị xanh và bền vững; phấn đấu trở thành một khu vực đô thị phát triển năng động và hiện đại.
Khu Kinh tế Nghi Sơn là một trong rất ít những địa điểm ở Bắc Việt Nam có điều kiện để xây dựng cảng biển nước sâu. Đây là điều kiện để thu hút những dự án có quy mô lớn, các dự án công nghiệp nặng gắn liền với Cảng như lọc hóa dầu, luyện cán thép, đóng mới và sửa tàu thuyền, sản xuất nhiệt điện... và là cửa ngõ để giao lưu quốc tế.
Khu kinh tế Nghi Sơn có tiềm năng về xây dựng một cảng biển nước sâu có độ sâu từ 15 – 18km. Sau khi xây dựng một nhà máy xi măng lớn,môt cảng chuyên dùng và tuyến kỹ thuật hạ tầng vào KCN đồng thời với sự đầu tư tổng hợp cho phép vùng Nghi Sơn trở thành một trong các khu công nghiệp hiện đại của vùng bắc Trung Bộ và của cả nước, là cửa ngõ chính của tam giác kinh tế phía Bắc.
Biển Nghi Sơn gắn với vịnh đảo tạo nên một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, là điều kiện để có thể phát triển du lịch sinh thái, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Đó chính là món quà thiên nhiên đã ban tặng cho mảnh đất và con người nơi đây.
2.1.2.2. Đặc điểm về địa hình
Ngoài những lợi thế về vị trí địa lý, Nghi Sơn còn có địa hình cao, nằm cạnh những mỏ đá vôi lớn vào loại nhất trong cả nước làm vùng nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; có nguồn nước dồi dào đáp ứng cho nhu cầu dân sinh và phát triển công nghiệp với quy mô lớn trong khu kinh tế.
Khu vực Kinh tế Nghi Sơn có địa hình đa dạng, chia thành các loại chính sau:
Các núi đồi tại phía Tây và Tây Nam của khu vực có độ cao trung bình từ 100m đến 560m, hình thành bởi đá trầm tích nâu đỏ kỷ Phấn Trắng. Nó bao phủ một diện tích khoảng 5100 ha ở các núi Chuột Chù và núi Xước,
trong đó đồi núi trọc chiếm 2.225 ha, đất trồng rừng theo kế hoạch 2.548 ha, thảm thực vật thưa và thấp là 327 ha.
Đồng bằng ven biển với các đụn cát cao 2 – 6m gồm 1.278 ha đất trồng trọt, 180 ha đất tự nhiên và 800 ha đất thổ cư. Nhìn chung, khu vực KKT bằng phẳng, ít có khả năng ngập lụt.-Vùng hạ lưu sông Lạch Bạng có địa thế bằng phẳng, thoải dần ra biển. Các sông Lạch Bạng và Hà Nam thường xuyên ngập trong nước biển. Khu vực nuôi trồng thủy sản dọc các sông này chiếm khoảng 94 ha. Vùng này thuộc về các xã Hải Bình, Hải Thượng, Hải Hà.
Khu vực đảo Nghi Sơn có nước biển nông và gần các đảo ven bờ. Đảo Nghi Sơn dài 4,5Km, trải dài theo hướng Nam –Bắc. Địa hình của đảo chủ yếu là đồi núi.
Đường bờ biển khu vực Nghi Sơn –Thanh Hóa tương đối bằng phẳng xen kẽ giữa dải đồng bằng nhỏ hẹp là các khối núi sót nhô ra biển như hòn Tròn, mũi Lạch Bạng, đảo Nghi Sơn,... Hình thái đường bờ là cong lõm về phía đất liền. Đặc trưng động lực hình thái bờ biển là do sóng đóng vai trò chủyếu, tạo ra dải địa hình ven bờ phát triển cồn cát, đụn cát. Địa hình bờ biển khu vực phát triển trên nền cấu trúc Tân kiến tạo lập lại Việt –Lào thuộc đới uốn nếp Paleozoi –Mesozoi Việt Lào. Sườn bờ biển dốc và nghiêng thoải dần về phía đông, sâu trung bình -17m, sâu nhất là dãy trũng phía tây đảo Hòn Vàng kéo dài theo hướng Bắc –Nam, rộng khoảng 500 –1000 m, sâu đến -29m.
Trong vịnh Nghi Sơn có quần đảo Hòn Mê cách bờ khoảng 14,55 Km bao gồm các đảo: Hòn Mê, Hòn Miệng, Hòn Sổ, Hòn Bung, Hòn Hợp, Hòn Vát và một sốđảo nhỏ khác. Hòn Mê là đảo lớn nhất, có diện tích trên 17Km2, với bề rộng hướng Đông –Tây và hướng Bắc –Nam là 2,27 Km. Đỉnh cao nhất của Hòn Mê là 251m. Quần đảo nay tạo thành một bức tường tự nhiên che chắn một phần sóng hướng Đông và Đông –Bắc cho vùng đảo Nghi Sơn.
Tại khu vực có một vũng sâu, độ cao tự nhiên đạt tới -30m đến -32m, đường
kính của vũng khoảng 200 –300m. Vũng này cách bờ khoảng 12,5 Km. Phía Bắc đảo Hòn Mê, độ sâu vẫn đạt -20m đến -22m và nông dần với cao độ tự nhiên khoảng -18m đến -19m.
Trầm tích hình thành trên bềmặt đáy biển là cát lẫn sét, hạt cát nhỏ, phần gần cụm đảo Hòn Mê có lẫn trầm tích sinh vật (san hô), dày 1,5 –2 m.