Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.4. Đánh giá chung về tình hình thu hút đầu tư vào Khu Kinh tế Nghi Sơn113 1. Điểm mạnh, hạn chế của môi trường đầu tư ở KKT Nghi Sơn
3.4.3. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đã đạt được đó, công tác thu hút đầu tư tại KKT Nghi Sơn cũng còn tồn tại một số hạn chế:
Thứ nhất, các dự án đầu tư tại KKT Nghi Sơn có quy mô vốn không đều. Phần lớn các dự án tại KKT Nghi Sơn có quy mô vốn nhỏ, tập trung vào các lĩnh vực: lĩnh vực sản xuất công nghiệp, vật liệu xây dựng và sản xuất hàng tiêu dùng, khai thác tài nguyên.
Thứ hai, cơ cấu thu hút đầu tư vào KKT Nghi Sơn còn mất cân đối.
Tỷ lệ dự án đầu tư trong nước chiếm tỷ lệ lớn ( 91,3%), trong khi dự án đầu tư nước ngoài chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ ( 8,7%). Các dự án có tốc độ triển khai chậm, một số dự án không triển khai thực hiện được.
Bên cạnh đó, chưa thu hút được nhiều dự án công nghiệp phụ trợ, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sau hoá dầu. Tiến độ triển khai một số dự
án sau cấp giấy chứng nhận đầu tư còn chậm; năng lực tài chính của một số nhà đầu tư trong nước yếu, không thu xếp được vốn để triển khai dự án.
Các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến... cũng chưa thu hút được các nhà đầu tư, điều này có thể ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của cả tỉnh.
Sự mất cân đối về cơ cấu thu hút vốn vào KKT Nghi Sơn còn thể hiện ở sự mất cân đối về đối tác đầu tư. Phần lớn đối tác đầu tư là các doanh nghiệp trong nước. Các nhà đầu tư nước ngooài tại KKT Nghi Sơn chủ yếu đến từ các nước châu Á, như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản.
Thứ ba, Môi trường đầu tư kinh doanh chưa thực sự hấp dẫn, chưa có nhiều mặt bằng sạch để thu hút đầu tư. Đa số các dự án của nhà đầu tư trong KKT Nghi Sơn đều triển khai từ công tác GPMB.
Công tác đền bù, GPMB còn nhiều khó khăn và kéo dài chưa được giải quyết. Công tác GPMB các dự án hạ tầng và các dự án của nhà đầu tư chưa được quan tâm đúng mức, thời gian GPMB quá dài; việc xây dựng cơi nới trái phép, cản trở thi công có chiều hướng gia tăng những chưa được xử lý, ngăn chặn kịp thời. Đa số các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong KKT Nghi Sơn đều chậm tiến độ do vướng mắc mặt bằng; Hạ tầng còn thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu; việc huy động các nguồn vốn để đầu tư hạ tầng gặp nhiều khó khăn. Việc kêu gọi đầu tư hạ tầng theo hình thức PPP, BOT, BT còn hạn chế.
Một số đồ án quy hoạch chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng, tầm nhìn còn hạn chế, chưa phù hợp với yêu cầu phát triển, còn nhành nhiều quỹ đất không thích hợp cho công nghiệp, thiếu quỹ đất cho dịch vụ. Tỷ lệ lấp đầy quy hoạch các khu chức năng trong KKT chậm so với kế hoạch; công tác quản lý quy hoạch và xây dựng còn nhiều bất cập.
Thứ tư, công tác đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao tại chỗ khó khăn trong việc triển khai, việc tuyển dụng lao động của một số doanh nghiệp
chưa phối hợp chặt chẽ với Ban và chính quyền địa phương nên chưa giải quyết được nhiều việc làm cho người dân bị thu hồi đất, đặc biệt là lực lượng lao động độ tuổi 40 trở lên, các dự án dịch vụ triển khai chậm.
Thứ năm, các sản phẩm dịch vụ công, các công trình phúc lợi trong KKT Nghi Sơn chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư và người lao động. Hiện nay, KKT Nghi Sơn chưa đầu tư các công trình phúc lợi xã hội phục vụ cho người lao động như nhà ở công nhân, nhà trẻ, trường mẫu giáo, bệnh xá, nhà văn hoá… Hạ tầng cấp điện, nước đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu, hệ thống xử lý nước thải tập trung chưa được đầu tư.
Thứ sáu, hạn chế về thực hiện thủ tục hành chính. Việc phối hợp giữa Ban với các cơ quan chức năng của tỉnh và chính quyền địa phương chưa được quy định cụ thể, còn chồng chéo, nhiều lúc, nhiều nơi còn kéo dài ảnh hưởng đến việc hoàn thiện thủ tục cho các nhà đầu tư.
Thứ bảy, hạn chế về tính phù hợp của các chính sách hỗ trợ với nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư. Một số chính sách thu hút đầu tư của tỉnh đã ban hành nhưng chưa thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư, như: chính sách hỗ trợ xây dựng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu; chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp;….
3.4.3.2. Nguyên nhân
a) Nguyên nhân khách quan
- Xuất phát điểm của KKT Nghi Sơn về hạ tầng kỹ thuật thấp, diện tích đất có thể quy hoạch làm công nghiệp hạn chế so với diện tích của KKT; địa hình thấp trũng, hệ thống thoát lũ chưa được đầu tư dễ ngập lụt trong mua mưa lũ.
- Kết cấu hạ tầng giao thông đối nội, đối ngoại, cấp điện, cấp nước, các khu dịch vụ, cơ sở đào tạo nghề, dịch vụ y tế trong KKT Nghi Sơn và các KCN còn thiếu.
- Suy thoái kinh tế thế giới và trong nước đã làm biến động đến giả cả vật tư, nguyên nhiên vật liệu đã tác động bất lợi đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Một số dự án trọng điểm quốc gia như dự án Lọc hoá dầu Nghi Sơn, Trung tâm Nhiệt điện Nghi Sơn… triển khai chậm so với kế hoạch ảnh hưởng đến tiến độ các dự án.
- Mô hình tổ chức hoạt động của Ban quản lý Khu kinh tế còn chồng chéo, chưa phân định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ, các văn bản quy phạm pháp luật chưa thống nhất. Một số nhiệm vụ thực hiện theo uỷ quyền của các ngành làm hạn chế tính tự chủ và chịu trách nhiệm của Ban, dẫn đến khó thực hiện và khi thực hiện còn chồng chéo. Công tác kiểm tra, thanh tra đối với các doanh nghiệp còn do nhiều ngành, nhiều cấp chưa có sự thống nhất gây phiền hà và khó khăn cho doanh nghiệp nhưng hiệu quả xử lý chưa cao.
b) Nguyên nhân chủ quan
- Hệ thống chính sách thu hút đầu tư vào KKT Nghi Sơn còn nhiều bất cập, việc ban hành chính sách chưa thực sự phù hợp với quan tâm của nhà đầu tư về các lĩnh vực đầu tư. Do đó, một số chính sách được ban hành nhưng không có nhà đầu tư được thụ hưởng.
- Chưa tập trung cao nguồn vốn ngân sách của tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư kết cấu hạ tầng trong KKT Nghi Sơn và các KCN;
vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng chủ yếu dựa vào nguồn vốn ngân sách nhà nước; chưa thúc đẩy việc huy động vốn từ các thành phần kinh tế và các nguồn vốn hợp pháp khác cho đầu tư xây dựng hạ tầng.
- Chất lượng tư vấn trong lập quy hoạch chi tiết, tư vấn lập dự án, thiết kế kỹ thuật một số công trình chất lượng còn thấp; năng lực một số nhà thầu còn hạn chế ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình.
- Hoạt động xúc tiến đầu tư vào KKT Nghi Sơn chưa thực sự hiệu quả.
Việc chuẩn bị các dự án, tổ chức kêu gọi, vận động, xúc tiến thu hút đầu tư,
các thông tin, tài liệu chưa được cập nhật, đổi mới. Chưa chủ động tìm kiếm đối tác để thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư, chưa triển khai được các hoạt động hỗ trợ nhà đầu tư.