Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Số lượng dự án đầu tư được thu hút: Tổng số lượng các dự án thu hút theo năm, Số lượng dự án phân theo ngành nghề
- Quy mô vốn đầu tư được thu hút: Tổng số lượng vốn thu hút qua các năm, qua các lĩnh vực
- Lĩnh vực thu hút vốn đầu tư: Số lượng dự án thu hút qua các năm trong thời kỳ phân tích theo từng lĩnh vực (sản xuất, thương mại, dịch vụ…)
- Nguồn thu hút vốn đầu tư: Cơ cấu nguồn vốn, dự án phân theo nguồn thu hút
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng thu hút đầu tƣ vào Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa Với việc triển khai thực hiện một cách đồng bộ các chính sách thu hút đầu tư vào KKT Nghi Sơn và các hoạt động xúc tiến đầu tư, lượng vốn đầu tư vào KKT Nghi Sơn đã tăng dần trong những năm gần đây.
3.1.1. Tình hình thu hút đầu tư vào khu Kinh tế Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa Theo Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn, sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Khu kinh tế Nghi Sơn đã có sự phát triển vượt bậc, từng bước khẳng định vai trò đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh và khu vực.
Từ khi đi vào hoạt động đến hết năm 2017, khu kinh tế này đã thu hút 172 dự án đầu tư, với 157 dự án đầu tư trong nước và 15 dự án FDI, tổng số vốn đăng ký đầu tư là 96.307 tỷ đồng và 12,836 tỷ USD; trong đó vốn thực hiện đạt 55.808 tỷ đồng và 9.297 triệu USD.
Bảng 3. 1. Số dự án tại Khu Kinh tế Nghi Sơn
Đơn vị tính: dự án
Chỉ tiêu 2015 2016 2017
So sánh 2016/2015
(%)
So sánh 2017/2016
(%)
SL TL SL TL
Số dự án đầu tư mới 6 11 36 5 83,3 25 227,3
Tổng số dự án triển
khai lũy kế 125 136 172 11 8,8 36 26,5
(Nguồn: Ban quản lý khu Kinh tế Nghi Sơn ) Năm 2015, Ban Quản lý KKT Nghi Sơn đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư với các hình thức phong phú, chú trọng cung cấp thông tin, tạo mọi điều kiện cho nhà đầu tư đến tìm hiểu môi trường đầu tư trong KCN, KKT.
Mặt khác, dự án trọng điểm Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn triển khai đúng
tiến độ đã tác động tích cực đến hoạt động xúc tiến đầu tư, số dự án đầu tư mới là 6 dự án, nâng tổng số dự án triển khai lũy kế lên là 125 dự án.
Số dự án được đầu tư mới năm 2016 là 11 dự án, nâng tổng số dự án triển khai lũy kế tính đến hết năm 2016 là 136 dự án, tăng 8,8% so với năm 2015.
Năm 2017 có thể được gọi là năm thắng lợi của KKT Nghi Sơn khi có số lượng dự án đầu tư mới là 36 dự án, nâng tổng số dự án triển khai lũy kế của KKT Nghi Sơn từ 136 dự án lên thành 172 dự án.
3.1.1.2. Lĩnh vực đầu tư của các dự án tại Khu KT Nghi Sơn
Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS) được xây dựng với mục tiêu phát triển trở thành một khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, trọng tâm là công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản, như: lọc hóa dầu, luyện cán thép cao cấp, nhiệt điện, xi măng, vật liệu xây dựng, sản xuất, chế biến hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu…
Bảng 3. 2. Một số dự án trọng điểm của KTT Nghi Sơn giai đoạn 2015 - 2017
STT Lĩnh vực đầu tƣ Tên nhà đầu tƣ Dự án Công suất 1 Khai thác tài
nguyên
Công ty TNHH Lọc hóa dầu NS
Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn
Công suất 10 triệu tấn sản phẩm/năm 2 Sản xuất VLXD Công ty xi măng NS Nhà máy Xi măng NS Công suất 4,3 triệu
tấn/năm;
3 Sản xuất VLXD Công ty xi măng CT Nhà máy Xi măng Công Thanh
Công suất 5,8 triệu tấn/năm;
4 Sản xuất công nghiệp
Công ty nhiệt điện NS 1
Trung tâm Nhiệt điện NS
Tổng công suất 2.400 MW 5 Sản xuất VLXD Công ty Cổ phần gang
thép Nghi Sơn
Nhà máy Luyện cán thép Nghi Sơn
Công suất 7 triệu tấn phôi/năm
6 Sản xuất hàng TD Công ty TNHH Dầu thực vật Miền Bắc
Nhà máy SX dầu ăn và các sản phẩm chiết xuất từ dầu
Công suất tinh chế là 1.500 tấn/ ngày
7 Sản xuất hàng TD CT TNHH Giầy Annora Việt Nam
Nhà máy Sản xuất giầy dép xuất khẩu Annora
12.000.000 đôi giầy dép/năm
8 Khai thác tài nguyên
Công ty TNHH tập đoàn khai thác - chế biến khoáng sản Việt Nam VINAMINCO
Nhà máy sản xuất và chế biến Bicromat - Nghi Sơn
20.000 tấn/năm
9 Sản xuất VLXD Côngty
TNHHBêtôngSakura
Nhà máy chế tạo cơ khí và sản xuất vật liệu
350.000 m3/năm bê tông thương phẩm;
25.000 tấn kết cấu thép/năm
10 Sản xuất công nghiệp
Công ty TNHH Innovgreen Thanh Hoá
Nhà máy chế biến dăm gỗ và ván công nghiệp
Bột giấy: 40.000 m3 /năm; Dăm gỗ:
20.000 tấn/năm;
Ván ép: 30.000
STT Lĩnh vực đầu tƣ Tên nhà đầu tƣ Dự án Công suất m3/năm;
11 Sản xuất công nghiệp
Công ty Cổ phần Ống sợi thuỷ tinh Nghi Sơn
Nhà máy ống cốt sợi thuỷ tinh
Công suất 65 Km/năm
12 Sản xuất công nghiệp
Công ty TNHH Fercrom Thanh Hoá
Nhà máy sản xuất và
chế biến Ferocrom 25.000 tấn/ năm
13 Dịch vụ
Liên danh Công ty CP TM TH Phú Thịnh Phát và Tổng công ty đầu tư Tecco
Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Phú Thịnh Phát
Diện tích 28,9ha
14 Khai thác tài nguyên
Cty CP Vôi công nghiệp Nghi Sơn
Nhà máy sản xuất vôi Nghi Sơn
Công suất 120.000 tấn/năm
( Nguồn: Ban quản lý KKT Nghi Sơn ) Các dự án tại KKT Nghi Sơn chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, vật liệu xây dựng và sản xuất hàng tiêu dùng, khai thác tài nguyên. Tuy nhiên, tại KKT Nghi Sơn chưa thu hút được các dự án đầu tư hạ tầng theo các hình thức PPP, BOT, BT; chưa có các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sau hóa dầu. Rất ít dự án đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ vì vậy cần có chính sách thu hút và điều chỉnh các dự án sang lĩnh vực dịch vụ nhằm chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng tích cực hơn. Đây cũng là một trong những hạn chế trong quá trình thực hiện các biện pháp thu hút đầu tư tại KKT Nghi Sơn.
3.1.1.3. Các dự án đầu tư tại KKT Nghi Sơn theo hình thức đầu tư
Chính phủ Việt Nam đã ban hành và cho áp dụng những cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư thông thoáng, hấp dẫn nhất dành cho các nhà đầu tư vào KKTNS. Tỉnh Thanh Hóa ưu tiên cao nhất cho đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của KKTNS, như các công trình: bến cảng, đê chắn sóng, nạo vét luồng tàu, các trục giao thông chính, hệ thống cấp nước, cấp
điện, các khu tái định cư.... Công tác giải phóng mặt bằng đã và đang được tỉnh Thanh Hóa thực hiện với quyết tâm cao và cam kết bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án đúng tiến độ. Đồng thời, tăng cường xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, thành phần kinh tế, các tập đoàn... trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh tại KKTNS.
Bảng 3. 3. Dự án đầu tƣ tại KKT Nghi Sơn theo hình thức đầu tƣ Đơn vị tính: dự án
STT
Hình thức đầu tƣ
ĐVT
2015 2016 2017
Số
DA Số vốn Số
DA Số vốn Số
DA Số vốn
1
Dự án đầu tư trong nước
Tỷ
đồng 116 95.690 126 101.415 157 96.307
2
Dự án đầu tư nước ngoài
Tỷ
USD 9 9,862 10 12,120 15 12,836
3 Tổng 125 136 172
( Nguồn: Ban quản lý KKT Nghi Sơn) Theo báo cáo của tỉnh Thanh Hóa, sau 10 năm xây dựng, phát triển, đến nay Khu kinh tế Nghi Sơn đã thu hút được 157 dự án đầu tư trong nước (91,3%), có tổng vốn đăng ký hơn 96 nghìn tỷ đồng, 15 dự án FDI (8,7%), có tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 12 tỷ USD.Trong đó, Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, tổng vốn đầu tư hơn 9 tỷ USD, công suất 10 triệu tấn sản phẩm/năm, là một trong những dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt
Nam tính đến thời điểm hiện tại, đang tiến hành chạy thử và dự kiến vận hành thương mại vào cuối năm 2017. Một số dự án lớn, như: Nhà máy Xi măng Nghi Sơn, công suất 4,3 triệu tấn/năm; Nhà máy Xi măng Công Thanh, công suất 5,8 triệu tấn/năm; Trung tâm Nhiệt điện Nghi Sơn, tổng công suất 2.400 MW (Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1, công suất 1.200 MW, đã hòa lưới điện quốc gia); Nhà máy Luyện cán thép Nghi Sơn, công suất 7 triệu tấn phôi/năm...; góp phần thúc đẩy KKTNS phát triển và trở thành trung tâm công nghiệp lớn của đất nước.
Biểu đồ 3. 1. Dự án đầu tƣ tại KKT Nghi Sơn theo hình thức đầu tƣ
( Nguồn: Ban quản lý KKT Nghi Sơn) Tại KKT Nghi Sơn dự án đầu tư trong nước chiếm tỷ trọng cao ( 91,3%), trong khi dự án đầu tư nước ngoài chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ ( 8,7%).
Tuy nhiên xét về giá trị vốn đầu tư các dự án thì dự án đầu tư nước ngoài tổng số vốn đăng ký chiếm 72,06%, trong khi dự án đầu tư trong nước có số lượng lớn nhưng chỉ chiếm 27,94% tổng số vốn đăng ký. Vì vậy trong tương lai KKT Nghi Sơn vẫn cần mở rộng và thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài để có thể phát triển hạ tầng KKT Nghi Sơn hơn nữa.
3.1.2. Tình hình hoạt động của các dự án tại KKT Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa Năm 2015, việc dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn khẩn trương triển khai xây dựng đã tạo động lực lớn cho các dự án vệ tinh, các dự án dịch vụ đồng loạt triển khai. Điều này cho thấy KKT Nghi Sơn giữ một vị trí then chốt
91,3%
8,7%
Dự án đầu tư vào KKT Nghi Sơn tính đến 31/12/2017
Dự án Đầu tư trong nước Dự án Đầu tư nước ngoài
trong sự phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa. Bên cạnh đó, việc nhiều tập đoàn kinh tế đến từ các nước tiên tiến như Đức, Ba Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia,… đến tìm hiểu cơ hội đầu tư cũng cho thấy tiềm năng, lợi thế của KKT Nghi Sơn.
Trong năm 2015, Ban Quản lý KKT Nghi Sơn đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy mạnh triển khai các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư triển khai xây dựng dự án; đa dạng hóa các hình thức xúc tiến đầu tư; nâng cao năng lực, vai trò quản lý nhà nước đối với các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KKT tăng khá, hoạt động xuất nhập khẩu ổn định và tăng trưởng nhanh so với cùng kỳ, nộp ngân sách nhà nước đạt và vượt kế hoạch giao, trật tự an ninh được giữ vững, đời sống người lao động được cải thiện và nâng cao.
Năm 2016, mặc dù gặp không ít khó khăn trong công tác quản lí điều hành cũng như các yếu tố khác phát sinh trong khu vực ảnh hưởng đến tình hình phát triển của cả Khu kinh tế (KKT). Tuy nhiên, bằng nỗ lực đội ngũ cán bộ và nhân viên Ban Quản lí KKT Nghi Sơn đã hoàn thành thắng lợi tất cả các chỉ tiêu đề ra.
Trong năm 2016, Ban Quản lí KKT Nghi Sơn đã tập trung đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư bằng việc tổ chức nhiều hội nghị xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc… đạt kết quả tốt; nhiều tập đoàn kinh tế lớn, nhà đầu tư quốc tế đến tìm hiểu cơ hội, kí biên bản ghi nhớ đầu tư hợp tác xúc tiến đầu tư với KKT Nghi Sơn như Vương quốc Brunei, các nhà đầu tư đến từ Bắc Mỹ, châu Á… Trong năm đã thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 10 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đăng kí đầu tư là 5.725 tỉ đồng và 1 dự án FDI, với tổng vốn đăng kí là 2,258 tỷ USD;
điều chỉnh tăng vốn cho 3 dự án trong nước với số vốn tăng thêm 2.735 tỉ đồng và 3 dự án FDI với số vốn tăng thêm 18,5 triệu USD; điều chỉnh giảm vốn đầu tư cho 2 dự án trong nước với số vốn giảm 37 tỉ đồng; thu hồi 5 dự án trong nước và một dự án FDI.
Trên đà phát triển, năm 2017 có nhiều dự án tiếp tục đầu tư vào KKT Nghi Sơn với 32 dự án trong nước được đầu tư mới ( 4.986 tỷ đồng) và 4 dự án FDI mới ( 2,9886 tỷ USD) , điều chỉnh tăng vốn cho 02 dự án đầu tư trong nước và 01 dự án FDI với vốn tăng thêm là 24 tỷ đồng và 0,5 triệu USD. Lũy kế đến nay có 157 dự án đầu tư trong nước và 15 dự án FDI với vốn đăng ký 96.307 tỷ đồng và 12,837 tỷ USD; vốn thực hiện đạt 44.387 tỷ đồng và 8,975 tỷ USD.
Cùng với các dự án đầu tư trong tỉnh, các dự án đầu tư tại KKT Nghi Sơn góp phần đáng kể trong việc hoàn thành các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế xã hội giai đoạn 2015-2017 của KKT.
3.1.2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại KKT Nghi Sơn
Mặc dù kinh tế cả nước nói chung, kinh tế tỉnh Thanh Hóa nói riêng đã gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian vừa qua do tác động của lạm phát, giá nguyên, nhiên vật liệu biến động liên tục; lãi suất ngân hàng kém ổn định...
nhưng kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đầu tư tại Thanh Hóa nói chung, tại KKT Nghi Sơn nói riêng vẫn đạt khá; một số doanh nghiệp tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
Bảng 3. 4. Doanh thu của các DN tại KKT Nghi Sơn
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2015
Năm 2016
Năm 2017
So sánh 2016/2015
So sánh 2017/2016 ST TT
(%) ST TT (%) Tổng doanh thu của các
DN hoạt động tại KKT Nghi Sơn
23.197 35.028 58.497 11.831 151 23.469 167 Tổng doanh thu của các
DN hoạt động tại tỉnh TH 122.089 175.140 267.964 53.051 143 92.824 153
Tỷ trọng 19 20 21,8
( Nguồn: Ban quản lý KKT Nghi Sơn)
Năm 2015 Tông doanh thu của các DN hoạt động tại KKT Nghi Sơn là 23.197 tỷ đồng, chiếm 19% doanh thu hoạt động của các DN toàn tỉnh Thanh Hóa. Đến năm 2016 doanh thu hoạt động của các DN khu KT NS là 35.028 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 20% so với tổng doanh thu các DN tại Thanh Hóa. Tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu của các DH hoạt động tại KKT Nghi Sơn tăng hơn hẳn so với DN trong tỉnh. Năm 2016 tốc độ tăng doanh thu của các DN trong tỉnh chỉ có 20%, trong khi các doanh nghiệp khu KT Nghi Sơn có tốc độ tăng mạnh 43%. Đến năm 2017 doanh thu của các DN KKT Nghi Sơn đạt mức 58.497 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21,8% doanh thu toàn DN hoạt động tại tỉnh Thanh Hóa. Tốc độ tăng Doanh thu của các DN KKT NS tiếp tục tăng mạnh, tăng 67% so với năm 2016, trong khi tốc độ tăng DT của các DN Thanh Hóa tăng 53%.
Như vậy, có thể nhận thấy, doanh thu của các doanh nghiệp đang hoạt động tại KKT Nghi Sơn có tỷ trọng thấp hơn so với các doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhưng tăng dần qua các năm và có tốc độ tăng cao hơn so với tốc độ tăng doanh thu chung của các DN tại tỉnh Thanh Hóa. Điều này thể hiện được vai trò quan trọng của các DN tại KKT Nghi Sơn trong sự phát triển chung của kinh tế tỉnh Thanh Hóa.
3.1.2.2. Khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp tại KKT Nghi Sơn
Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp tại KKT Nghi Sơn tăng dần qua các năm và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong giá trị xuất khẩu của tỉnh Thanh Hóa nói chung.
Bảng 3. 5. Giá trị xuất khẩu của các DN tại KKT Nghi Sơn
Đơn vị tính: Triệu USD
Chỉ tiêu Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
So sánh 2016/2015
So sánh 2017/2016
ST TT
(%) ST TT
(%) Giá trị XK của các
DN KKT Nghi Sơn 581 715 958 134 123 243 134
Giá trị XK của các
DN trong tỉnh 1.551 1.737 2.050 185 112 313 118
Tỷ trọng 37 41 48
( Nguồn: Ban Quản lý KKT Nghi Sơn) Năm 2015 Giá trị xuất khẩu của các DN tại KKT Nghi Sơn là 581 triệu USD, chiếm 37% giá trị xuất khẩu của các DN toàn tỉnh Thanh Hóa.
Đến năm 2016 giá trị xuất khẩu của các DN khu KT NS là 715 triệu USD, tăng 134 triệu USD so với năm 2015 với tốc độ tăng 123%, chiếm tỷ trọng 41% so với tổng giá trị xuất khẩu của các DN tại Thanh Hóa. Năm 2017 giá trị xuất khẩu của các DN KKT Nghi Sơn tiếp tục tăng mạnh, đạt mức 958 triệu USD, chiếm tỷ trọng 48% so với giá trị XK của các DN trong tỉnh, tăng 243 triệu USD so với năm 2016 với tốc độ tăng là 134%, trong khi tốc độ tăng của giá trị xuất khẩu của các DN trong tỉnh Thanh Hóa chỉ đạt 118%.
Nhận thấy giá trị xuất khẩu của các DN Khu KT Nghi Sơn tăng về số tuyệt đối qua các năm và tỷ trọng giá trị XK của các DN Nghi Sơn so với DN trong tỉnh tăng dần qua các năm chiếm tỷ trọng cao, chứng tỏ rõ giá trị quan trọng của nó với sự phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hóa.
3.1.2.3. Nộp Ngân sách nhà nước của doanh nghiệp tại KKT Nghi Sơn