Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.5. Các giải pháp để tăng cường thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
3.5.3. Các giải pháp khác
3.5.3.1. Tăng cương quản lý nhà nước về đầu tư tại KKT Nghi Sơn
Cùng với các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư vào KKT Nghi Sơn, tỉnh cũng cần tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước về đầu tư, đảm bảo vừa huy động được nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, đồng thời, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo ra sự phát triển cân đối, bền vững cho nền kinh tế. Do đó, cần tập trung chú ý giải quyết một số vấn đề sau:
- Quản lý vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp. Trong đó, cần đặc biệt chú ý các dự án sản xuất giầy da, sản xuất xi măng, ….
- Tăng cường công tác quản lý đối với lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh nói chung, lao động nước ngoài tại KKT Nghi Sơn nói riêng trên các phương diện: cấp giấy phép lao động; lưu trú;….; đặc biệt chú ý vấn đề an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực có lao động nước ngoài sinh sống và làm việc.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra về thuế và kiểm soát giá nhập khẩu, thực hiện các biện pháp chống chuyển giá từ khâu kêu gọi đầu tư; thẩm định, xét duyệt dự án; cấp phép dự án và trong quá trình thực hiện dự án.
Thực hiện tốt việc kiểm tra, kiểm soát giá ở tất cả các khâu, từ khâu nhập khẩu nguyên, vật liệu, máy móc thiết bị đến khâu xuất khẩu sản phẩm của các doanh nghiệp .
- Giám sát chặt chẽ tiến độ giải ngân các nguồn vốn đầu tư theo đúng lộ trình cam kết nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.
- Xây dựng quy chế phối hợp giữa cơ quan cấp phép đầu tư với các cơ quan quản lý nhà nước trong các lĩnh vực có liên quan, như: tài nguyên Môi
trường, Lao động – Thương binh và Xã hội; Công an; Khoa học công nghệ….
để kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về sử dụng đất, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, sử dụng lao động, phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự…. trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư tại KKT.
3.5.3.2. Tăng cường an ninh trật tự trong KKT Nghi Sơn
Công tác an ninh trật tự trong KKT là một nhân tố quan trọng đảm bảo hoạt động ổn định và bình thường của các doanh nghiệp, hạn chế tình trạng đình công tại một số doanh nghiệp trong KKT; đồng thời, đảm bảo cho người lao động trong KKT yên tâm làm việc. Để tăng cường công tác an ninh trật tự, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, lực lượng an ninh trật tự ở địa phương; Ban Quản lý KKT và sự tham gia của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần có sự đồng tình ủng hộ của người dân địa phương, cùng phối hợp thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự KKT.
5.2.2.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để người dân địa phương hiểu được lợi ích của việc thu hút đầu tư phát triển KKT Nghi Sơn
Những khó khăn trong công tác GPMB và tình trạng mất an ninh trật tự trong KKT Nghi Sơn một phần do chưa nhận được sự ủng hộ của người dân trong quá trình triển khai thực hiện các dự án. Do đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để người dân địa phương hiểu được lợi ích của việc thu hút các nguồn vốn đầu tư, trong đó có vốn để phát triển KKT Nghi Sơn nói riêng, phát triển kinh tế địa phương nói chung; để họ thấy được cơ hội việc làm, cơ hội phát triển kinh tế, cải thiện đời sống thông qua hoạt động của các doanh nghiệp. Từ đó, họ sẽ đồng tình ủng hộ trong việc thực hiện GPMB, đồng thời, tích cực tham gia vào công tác đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Trong điều kiện khả năng tích lũy vốn đầu tư của nền kinh tế còn thấp, kinh tế tỉnh Thanh Hóa còn nhiều khó khăn, thu hút đầu tư là hết sức cần thiết và quan trọng để thúc đẩy phát triển KKT Nghi Sơn nói riêng và kinh tế tỉnh Thanh Hóa nói chung. Đối với KKT Nghi Sơn, thu hút đầu tư đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đưa KKT Nghi Sơn trở thành một khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản. Xác định được tầm quan trọng đó, trong thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã tích cực triển khai thực hiện các biện pháp thu hút vốn đầu tư vào KKT Nghi Sơn, Công tác quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch KKT cũng được quan tâm đúng mức; công tác cải cách thủ tục hành chính được thực hiện theo hướng đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư; công trình kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ; công tác giải phóng mặt bằng được thực hiện triệt để…
Tuy nhiên, công tác thu hút đầu tư vào KKT Nghi Sơn cũng còn tồn tại những hạn chế cần được khắc phục, như: các dự án đầu tư tại KKT Nghi Sơn có quy mô vốn không đều và không ổn định; cơ cấu thu hút vốn vào KKT Nghi Sơn còn mất cân đối; môi trường đầu tư kinh doanh chưa thực sự hấp dẫn, chưa có nhiều mặt bằng sạch để thu hút đầu tư; công tác triển khai đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao tại chỗ còn nhiều khó khăn; …
Xuất phát từ những hạn chế còn tồn tại trên, trong thời gian tới, để thu hút đầu tư vào KKT Nghi Sơn cần tập trung triển khai thực hiện các giải pháp về công tác giải phóng mặt bằng; hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội KKT; nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch;
phát triển công nghiệp hỗ trợ; thúc đẩy các hoạt động xúc tiến đầu tư… Thực hiện tốt các giải pháp này sẽ xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi tại KKT Nghi Sơn, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư đối với KKT Nghi Sơn, từ đó tăng cường thu hút vốn đầu tư vào KKT Nghi Sơn trong thời gian tới.
2. Một số kiến nghị
2.1. Kiến nghị với Trung ương
- Đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương đẩy mạnh triển khai thực hiện các dự án: cao tốc Ninh Bình – Thanh Hóa, các dự án khai thác Cảng hàng không Thọ Xuân…. để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư tại tỉnh Thanh Hóa nói chung và KKT Nghi Sơn nói riêng.
- Đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp có các dự án đầu tư trong các lĩnh vực thân thiện với môi trường; đồng thời, đối với các doanh nghiệp thực hiện các dự án gây ô nhiễm môi trường thì nghiên cứu không cấp phép đầu tư.
- Nghiên cứu quy định cụ thể hơn các quy định, các chế tài xử lý đối với các dự án vi phạm tiến độ thực hiện dự án, gây lãng phí nguồn lực đất đai, tài nguyên thiên nhiên.
- Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho Chính phủ quản lý chặt chẽ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế vùng, lãnh thổ, quy hoạch phát triển ngành trong quá trình thực hiện thu hút vốn đầu tư của các địa phương;
đảm bảo thu hút vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng đảm bảo sự phát triển hài hòa, cân đối giữa các vùng, các địa phương.
2.2. Kiến nghị với HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa
- Bố trí vốn ngân sách địa phương cho hoạt động xúc tiến đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng KKT Nghi Sơn một cách hợp lý để đảm bảo thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư đối với các dự án tại KKT Nghi Sơn, đồng thời, nhanh chóng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng KKT, cải thiện môi trường đầu tư.
- Rà soát lại danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh nói chung và KKT Nghi Sơn nói riêng để định hướng thu hút vốn đầu tư cho phù hợp với biến động của tình hình kinh tế khu vực và thế giới, đồng thời đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng (2008), Giáo trình Kinh tế quốc tế, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội;
2. Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Tuệ Anh (2010), Tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhìn tư góc độ chất lượng và năng lực cạnh tranh, NXB Lao động, Hà Nội;
3. Vũ Đình Bách (1998), Những vấn đề cơ bản về kinh tế học vĩ mô, NXB Thống kê, Hà Nội;
4. Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư;
5. Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích daonh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
6. Nghị định 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
7. Nghị định 24/2011/NĐ-CP ngày 05/4/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 về đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao, hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh, hợp đồng xây dựng – chuyển giao;
8. Nghị quyết 103/NQ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới;
9. Nghị định 82/2018/NĐ-CP của chính phủ về Quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.
10. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII;
11. Nghị quyết của HĐND tỉnh Thanh Hóa về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020;
12. Đặng Thành Cương (2012), Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Nghệ An, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội;
13. Phạm Văn Hùng (2009), Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 10/2009;
14. UBND tỉnh Thanh Hóa, Tài liệu Hướng dẫn đầu tư vào tỉnh Thanh Hóa;
15. Ban quản lý KKT Nghi Sơn, Báo cáo tình hình đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển Khu kinh tế và các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
16. Ban quản lý KKT Nghi Sơn, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư tại KKT Nghi Sơn và các KCN giai đoạn 2015-2017.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ THU HÚT ĐẦU TƢ TẠI KHU KINH TẾ NGHI SƠN
Kính thưa Quý ông/Quý bà!
Trước hết, tôi xin được giới thiệu, tôi là Lê Văn Toàn- Học viên lớp Cao học Quản lý kinh tế QK23B1.3 - Trường Đại học Lâm nghiệp Hiện nay, tôi đang thực hiện luận văn thạc sỹ với đề tài nghiên cứu “Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào Khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa". Để đánh giá đúng thực trạng thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn nhằm đề xuất với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa và Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn những giải pháp, cơ chế, chính sách có tính thực tiễn, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư đã và đang hoạt động trong Khu kinh tế; đồng thời tiếp tục thu hút các nguồn vốn đầu tư vào Khu kinh tế, tôi mong muốn Quý ông/bà giành chút thời gian để điền các thông tin vào phiếu điều tra gửi kèm theo. Tôi xin cam đoan giữ tuyệt đối bí mật những thông tin của Quý ông/bà.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Quý ông/bà!
PHIẾU ĐIỀU TRA
(Dành cho đối tượng là các nhà quản lý doanh nghiệp tại KKT Nghi Sơn)
1. Công ty của Quý ông/bà bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm nào?...
2. Công ty đang hoạt động sản xuất/kinh doanh trong lĩnh vực nào sau đây:
-Công nghiệp:... -Thủysản:...
-Du lịch:... –Nông nghiệp:...
-Xâydựng:... –Lâm nghiệp:...
-Dịch vụ:...
3. Hình thức đầu tư mà Công ty đang thực hiện:
-Đầu tư trong nước
-Đầu tư trực tiếp nước ngoài
4. Số vốn công ty đã đầu tư tại Khu kinh tế Nghi Sơn là bao nhiêu?
- Vốn đầu tư đăng ký:...tỷ đồng/triệuUSD.
- Vốn đầu tư thực hiện:...tỷ đồng/triệuUSD.
- Vốn đầu tư tăng thêm:...tỷ đồng/triệuUSD.( nếu có) 5.Tình trạng máy móc,thiết bị của công ty khi mới đầu tư
-Đã qua sử dụng:
-Còn mới100%:
-Hỗn hợp cả 02 loại trên:
6.Trong quá trình tuyển dụng lao động,công ty có gặp khó khăn gì không?
-Tuyển dụng lao động bị chi phối bởi sức ép quan hệ bên ngoài:
-Người lao động đòi hỏi điều kiệnlàmviệctốt,mứclươngcao:
-Thị trường lao động không đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng:
7.Số lượng lao động hiện có của công ty là:...người.
8.Trình độ chuyên môn nghề nghiệp lao động của công ty:
-Lao động có trình độ Đại học trở lên:...người;
-Lao động có trình độ cao đẳng,trung cấp:...người;
-Lao động có trình độ sơ cấp nghề:...người;
-Lao động chưa qua đào tạo:...người.
9.Nguồn nguyên liệu,vật liệu công ty đang sử dụng:
-Ở trong nước:
-Ở nước ngoài(nhập khẩu):
-Cả trong nước và nhập khẩu:
10.Chất lượng các dịch vụ công ích ở mức độ nào
Nộidung Rất xấu Rất tốt
-Cung cấp nước 1 2 3 4 5
-Vệ sinh môi trường 1 2 3 4 5
-Dịchvụy tế 1 2 3 4 5
-Giáo dục 1 2 3 4 5
-Trật tự an toàn xã hội 1 2 3 4 5
-Dịch vụ hỗ trợ:Công trình phúc lợi (nhà trẻ, trường mẫu giáo...)
1 2 3 4 5
11.Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty ở đâu?
-Ở thị trường nội địa:
-Ở thị trường nước ngoài(xuất khẩu):
-Cả trong nước và xuất khẩu:
12.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty(Nếu công ty đang xây dựng,chưa hoạt động,quý ông/bà bỏ qua câu này,chuyển sang câu 13)
Đơn vị: Tỷ đồng Nội dung 2015 2016 2017 1. Doanh thu
2. Lợi nhuận 3. Nộp NSNN
13. Các yếu tố quyết định đầu tư của công ty tại Thanh Hóa (Khoanh tròn vào con số theo mức độ mà ông/bà cho là thích hợp)?
Các yếu tố Mức độ quyết định
Rất thấp Rất cao
1. Lao động rẻ 1 2 3 4 5
2. Tài nguyên và nguyên vật liệu 1 2 3 4 5
3. Vị trí địa lý thuận lợi 1 2 3 4 5
4. Kết cấu hạ tầng 1 2 3 4 5
5. Môi trường chính trị 1 2 3 4 5
6. Chi phí về đất đai 1 2 3 4 5
7. Ổn định về trật tự xã hội, an toàn 1 2 3 4 5
8. Thủ tục hành chính 1 2 3 4 5
9. Các yếu tố khác 1 2 3 4 5
14. Ông/bà đánh giá như thế nào về mức độ thuận lợi của các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đầu tư (khoanh tròn vào con số mà ông/bà cho là thích hợp)
Nội dung Rất khó khăn Rất thuận lợi
- Thời gian cấp phép đầu tư 1 2 3 4 5
- Thời gian thẩm định thiết kế CS 1 2 3 4 5
- Bồi thường GPMB, thuê đất hoặc giao đất 1 2 3 4 5 - Sự can thiệp của chính quyền vào HĐ của DN 1 2 3 4 5
- Tuyển dụng lao động 1 2 3 4 5
- Tính năng động của lãnh đạo tỉnh 1 2 3 4 5
- Tính minh bạch và tiếp cận thông tin 1 2 3 4 5 15. Ông/bà đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của môi trường đầu tư tại KKT Nghi Sơn so với các KKT khác
Nội dung Rất khó khăn Rất thuận lợi
1. Giá nhân công 1 2 3 4 5
2. Chất lượng lao động 1 2 3 4 5
3. Điều kiện về cơ sở hạ tầng 1 2 3 4 5
4. Chi phí vận chuyển 1 2 3 4 5
5. Chi phí không chính thức 1 2 3 4 5
6. Hỗ trợ pháp lý của chính quyền 1 2 3 4 5
7. Cải cách thủ tục hành chính 1 2 3 4 5
8. Công tác GPMB và cho thuê đất 1 2 3 4 5
9. Quy mô thị trường 1 2 3 4 5
10. Ổn định kinh tế và trật tự an toàn xã hội 1 2 3 4 5
11. Chính sách hỗ trợ của tỉnh 1 2 3 4 5
12. Cung cấp các dịch vụ công ích 1 2 3 4 5
PHIẾU ĐIỀU TRA
(Dành cho đối tƣợng là cán bộ làm công tác QLNN có liên quan đến đầu tƣ)
1. Theo Ông/bà, nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới lĩnh vực nào ở Thanh Hóa?
- Công nghiệp: ...
- Thủy sản: ...
- Du lịch: ...
- Nông nghiệp: ...
- Khai thác mỏ: ...
- Lâm nghiệp: ...
- Xây dựng: ...
- Kết cấu hạ tầng: ...
- Giáo dục: ...
- Y tế: ...
- Lĩnh vực khác: ...
2. Ông/bà đánh giá như thế nào về mức độ thuận lợi của các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đầu tư (khoanh tròn vào con số mà ông/bà cho là thích hợp)
Nội dung Rất khó khăn Rất thuận lợi
- Thời gian cấp phép đầu tư 1 2 3 4 5
- Thời gian thẩm định thiết kế cơ sở, quy hoạch, cấp phép xây dựng
1 2 3 4 5
- Bồi thường GPMB, thuê đất hoặc giao đất 1 2 3 4 5 - Sự can thiệp của chính quyền vào hoạt động của doanh nghiệp (kiểm tra của
công an, thuế ...) 1 2 3 4 5
- Tuyển dụng lao động 1 2 3 4 5
- Tính năng động của lãnh đạo tỉnh 1 2 3 4 5 - Tính minh bạch và tiếp cận thông tin 1 2 3 4 5