Giải pháp thu hút đầu tư vào Khu Kinh tế Nghi Sơn

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào khu kinh tế nghi sơn tỉnh thanh hóa (Trang 134 - 142)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.5. Các giải pháp để tăng cường thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa

3.5.2. Giải pháp thu hút đầu tư vào Khu Kinh tế Nghi Sơn

3.5.2.1. Tập trung thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng “sạch”, đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài

Theo đánh giá của cả các nhà đầu tư và cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực đầu tư thì công tác giải phóng mặt bằng hiện nay tại KKT Nghi Sơn là một cản trở lớn đối với việc thu hút vốn đầu tư.

Thời gian GPMB lâu, tốn kém, phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro… là những vấn đề mà các nhà đầu tư lo ngại khi đầu tư tại KKT Nghi Sơn. Do đó, để tạo lợi thế cho việc thu hút vốn đầu tư vào KKT Nghi Sơn, Thanh Hóa phải quan tâm giải quyết vấn đề này nhằm tạo ra những mặt bằng “sạch” để bàn giao cho nhà đầu tư sớm nhất, với chi phí thấp nhất. Muốn vậy, cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề sau:

- Cần thống nhất nhận thức trong chỉ đạo trong toàn hệ thống chính trị từ tỉnh đến KKT là giải phóng mặt bằng phải trên cơ sở quy định của pháp luật nhưng phải vận dụng phù hợp với tình hình thực tế, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, lợi ích của doanh nghiệp và đặc biệt chú trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người dân có đất bị thu hồi. Tích cực tuyên truyền, vận động cho người dân hiểu lợi ích của việc đầu tư phát triển KKT để họ cùng với Nhà nước, với các doanh nghiệp tạo ra sự phát triển cho KKT.

- Huy động cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến KKT tham gia công tác giải phóng mặt bằng. Lãnh đạo tỉnh, huyện và Ban Quản lý KKT phải trực

tiếp tham gia công tác GPMB để chỉ đạo, lãnh đạo để tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc để hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện GPMB.

- Tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tự giác chấp hành quy định của pháp luật về bồi thường, giải phóng mặt bằng. Xử lý nghiêm các trường hợp chây ì, vi phạm quy hoạch xây dựng; xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi xúi dục, lôi kéo, kích động nhân dân chống đối trong công tác giải phóng mặt bằng tại KKT.

- Xây dựng cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực cho công tác GPMB, tạo quỹ đất sạch để bàn giao cho các nhà đầu tư.

3.5.1.2. Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội Khu kinh tế

Cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng Khu kinh tế là cơ sở để thu hút và thực hiện các dự án một cách có hiệu quả. Đây không chỉ là điều kiện để tăng thêm sự “hấp dẫn” về môi trường đầu tư đối với các nhà đầu tư mà còn là cơ hội để tăng cường thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng tại KKT, giải quyết đồng thời mục tiêu phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và cân đối cơ cấu thu hút vốn tại KKT Nghi Sơn.

Để thực hiện giải pháp này, đòi hỏi tỉnh Thanh Hóa, huyện Tĩnh Gia và Ban quản lý KKT Nghi Sơn cần thực hiện các giải pháp huy động và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng. Trong đó, xác định rõ, nguồn vốn NSNN giữ vai trò chủ đạo, tập trung đầu tư các công trình then chốt, mang tính đầu mối mà các thành phần kinh tế khác không có khả năng đầu tư hoặc không muốn đầu tư do đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài. Cụ thể:

- Tích cực đấu mối với các Bộ, ngành trung ương để nhanh chóng triển khai và hoàn thành các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế và các khu vực lân cận, như: đầu tư hoàn thiện cảng nước sâu Nghi Sơn theo quy hoạch đáp ứng yêu cầu phát triển của KKT Nghi Sơn và của vùng Nam Thanh – Bắc

Nghệ; hoàn thành kết cấu hạ tầng để khai thác Cảng hàng không Sao Vàng – Thọ Xuân, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, thu hút vốn đầu tư vào KKT Nghi Sơn nói riêng.

- Đầu tư nâng cấp hệ thống cấp điện, cấp nước, hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh. Ưu đãi ở mức cao nhất các dự án phát triển hạ tầng xã hội hỗ trợ cho hoạt động của khu kinh tế, như: nhà ở cho công nhân, trường học (đặc biệt là nhàtrẻ, trường mẫu giáo), cơ sở dạy nghề; cơ sở khám chữa bệnh; các công trình văn hóa phục vụ vui chơi, giải trí; thương mại và các dịch vụ phục vụ đời sống của người lao động. Cần coi trọng phát triển hệ thống dịch vụ rộng khắp, đa dạng và có chất lượng cao như y tế, giáo dục, giải trí, đặc biệt là các dịch vụ tài chính – ngân hàng, hỗ trợ xuất nhập khẩu, nghiên cứu thị trường….

- Tạo điều kiện tối đa khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Trên cơ sở các dự án cơ sở hạ tầng thiết yếu được xác định trong quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng khu kinh tế, thực hiện xây dựng “thông tin dự án” để kêu gọi đầu tư bằng nhiều hình thức: đầu tư từ NSNN, vốn trái phiếu chính phủ, ODA, BOT, BT, PPP….. Trong đó, đặc biệt chú ý tới hình thức PPP, hình thức đầu tư kết hợp giữa nhà nước và doanh nghiệp.

3.5.1.3. Nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch Để tăng cường thu hút đầu tư vào KKT Nghi Sơn, cần chú trọng công tác quy hoạch, đảm bảo công tác quy hoạch được thực hiện thống nhất với các quy định của Luật đầu tư, đồng thời, áp dụng các phương pháp quy hoạch tiên tiến trên thế giới, như: quy hoạch chiến lược hợp nhất, kế hoạch đầu tư đa ngành. Đồng thời, hợp tác với các tổ chức quốc tế để tiến hành đào tạo, nâng cao năng lực quy hoạch và chính sách sử dụng đất để phát triển hạ tầng KKT.

Trong thời gian tới, công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch KKT NghiSơn cần thực hiện một số nội dung cụ thể sau:

- Rà soát, bổ sung và hoàn chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết KKT, đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch phát triển các vùng, các ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu. Trước mắt, ưu tiên triển khai các đồ án quy hoạch: Khu dân cư Tân Trường, Khu sinh thái rừng Trường Lâm, hoàn thành đề án “Điều chỉnh, mở rộng Khu kinh tế Nghi Sơn đến năm 2030, tầm nhìn sau 2030”.

- Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mở rộng Khu kinh tế, cần tập trung triển khai lập mới các đồ án quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch chi tiết cáckhu chức năng của KKT đảm bảo tính kế thừa và phát triển, phù hợp với nhu cầu và định hướng phát triển. Bao gồm: quy hoạch hệ thống giao thông; quy hoạch xây dựng cấp nước, thoát nước mưa, thoát và xử lý nước thải; quy hoạch xây dựng cấp điện; quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc; quy hoạch xây dựng chi tiết các tuyến đường trục chính Bắc – Nam, trục Đông – Tây, hệ thống đường gom dân sinh chạy song song với Quốc lộ 1A và các tuyến đường bao cách ly các khu chức năng khác với khu lọc hóa dầu, khu sinh thái, khu dịch vụ.

3.5.1.4. Phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp ở KKT Nghi Sơn

Phát triển công nghiệp hỗ trợ là cơ sở để tăng cường thu hút vốn đầu tư vào KKT Nghi Sơn. Ngành công nghiệp hỗ trợ là nền tảng của ngành công nghiệp chính yếu, cung cấp linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu, vật liệu phụ…

cho ngành công nghiệp sản xuất và tiêu dùng. Công nghiệp hỗ trợ phát triển trước, làm cơ sở để ngành công nghiệp chính yếu phát triển. Do đó, để tăng cường thu hút đầu tư vào KKT Nghi Sơn, cần xây dựng được hệ thống các cơ sở sản xuất hoạt động trong các ngành công nghiệp hỗ trợ từ các thành phần kinh tế, cả trong và ngoài nước.

3.5.1.5. Thúc đẩy hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư vào KKT Nghi Sơn

Hoạt động xúc tiến đầu tư vào tỉnh Thanh Hóa nói chung và KKT Nghi Sơn nói riêng trong thời gian qua mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực

nhưng theo đánh giá của các nhà đầu tư và cả các cán bộ, công chức làm công tác quản lý dự án đầu tư thì công tác xúc tiến đầu tư vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin cho nhà đầu tư, tạo ra “sức hút” để các nhà đầu tư quan tâm và thực hiện các hoạt động đầu tư tại KKT. Do đó, trong thời gian tới cần chú trọng thực hiện đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư. Cụ thể:

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm xúc tiến đầu tư – thương mại – du lịch Thanh Hóa thông qua việc nâng cao năng lực của cán bộ thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư, đa dạng hóa các hình thức xúc tiến đầu tư.

- Xây dựng kế hoạch và thực hiện chương trình quảng bá, kêu gọi xúc tiến đầu tư; đặc biệt chú trọng đến các dự án công nghiệp sau hóa dầu, cơ khí chế tạo, sản xuất hàng tiêu dùng.

- Nghiên cứu, xây dựng nội dung xúc tiến đầu tư để làm rõ giá trị khác biệt của KKT Nghi Sơn so với các KKT và KCN ở các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, từ đó, nhấn mạnh những lợi thế trong thu hút vốn đầu tư vào KKT Nghi Sơn. Bên cạnh đó, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án: các hỗ trợ về thuế, về xuất khẩu, chăm sóc sức khỏe, an ninh… để các nhà đầu tư thấy được những lợi thế của đầu tư tại KKT Nghi Sơn. Từ đó, chính các nhà đầu tư sẽ trở thành những người quảng bá cho KKT, đồng thời, tăng cường thu hút nguồn vốn tái đầu tư của các doanh nghiệp đang hoạt động.

- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác xúc tiến đầu tư; đổi mới nội dung và phương thức vận động, chú trọng xúc tiến đầu tư theo địa bàn và đối tác cụ thể. Phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành trong cả nước, các Bộ, ngành Trung ương, Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài để tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư. Bên cạnh việc tập trung khai thác các đối tác đã có nhiều dự án đầu tư vào Việt Nam như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, các nước Trung Đông… cần nghiên cứu, khai thác nguồn vốn đầu tư từ các nước châu Âu….

- Nghiên cứu định hướng, chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của các tập đoàn đa quốc gia, các “đối tác tiềm năng” để xác định xu hướng và định hướng đầu tư của họ; từ đó, xây dựng các chương trình, kế hoạch vận động xúc tiến đầu tư một cách phù hợp. Đồng thời, quan điểm xúc tiến đầu tư phải thay đổi theo hướng cung cấp những gì nhà đầu tư cần chứ không phải cung cấp những gì mình có.

3.5.1.6. Cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí không chính thức để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tìm hiểu cơ hội, triển khai thực hiện dự án tại KKT Nghi Sơn

Tuy công tác cải cách thủ tục hành chính ở Thanh Hóa nói chung, tại KKT Nghi Sơn nói riêng đã có nhiều cải thiện (công tác cấp giấy chứng nhận đầu tư, cấp phép kinh doanh…) nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần được khắc phục. Do đó, trong thời gian tới cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, loại bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết, gây phiền toái cho các nhà đầu tư. Phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, gắn với thời gian cụ thể liên quan đến hoạt động đầu tư như: xử lý hồ sơ, thủ tục đền bù, giải phóng mặt bằng; giải quyết thủ tục ưu đãi, hỗ trợ đầu tư…. Đảm bảo xác định rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, đồng thời không chông chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, đơn vị. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; đổi mới tác phong, lề lối làm việc; tăng cường trách nhiệm của cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện công vụ trong lĩnh vực đầu tư, đặc biệt là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

- Hoàn thiện các thủ tục đầu tư theo hướng công khai, minh bạch; quán triệt nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm minh những cán bộ, công chức, viên chức có hành vi tiêu cực, gây phiền hà đối với nhà đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Theo đó, các quy định của pháp luật, các cơ chế, chính

sách tỉnh mới ban hành, đặc biệt là các quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, đất đai, thành lập doanh nghiệp, thuế, hải quan…

cần được công bố công khai ngay trên các phương tiện thông tin đại chúng và các website của tỉnh, các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương, các ngành phải duy trì đều đặn việc gặp gỡ các doanh nghiệp để đối thoại trực tiếp nhằm nắm bắt kịp thời và giải quyết ngay những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp; đồng thời tiếp thu những ý kiến, kiến nghị của nhà đầu tư nước ngoài đối với các cơ quan Nhà nước ở địa phương.

- Đẩy mạnh xây dựng và triển khai thực hiện chính quyền điện tử ở Thanh Hóa, trong đó, ưu tiên thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến doanh nhiệp.

3.5.1.7. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp tại KKT Nghi Sơn

Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh là chủ trương phù hợp với Chiến lược phát triển chung của cả nước để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho KKT Nghi Sơn nói riêng. Muốn vậy, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

- Đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề, trình độ ngoại ngữ cho người lao động, đáp ứng yêu cầu về đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cao của các doanh nghiệp. Để thực hiện được nhiệm vụ này, bên cạnh việc tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần tiếp tục đầu tư, nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề, đảm bảo công tác đào tạo nghề gắn với nhu cầu của các doanh nghiệp, thực hiện đào tạo nghề theo hợp đồng đặt hàng của các doanh nghiệp . Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp có kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo nghề mở các chi nhánh hoặc thực hiện liên kết đào tạo nguồn nhân lực tại

KKT nhằm tiếp thu những kỹ năng nghề hiện đại, đáp ứng yêu cầu cao của các doanh nghiệp.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo nghề phù hợp với yêu cầu về nguồn nhân lực của nền kinh tế nói chung, của các doanh nghiệp nói riêng.

- Xây dựng cơ chế, chính sách, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống các trường đào tạo và đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh: trường ĐH Hồng Đức, Trường Trung cấp nghề Nghi Sơn, Trường cao đẳng nghề Licogi…; thực hiện đào tạo các nghề trọng điểm phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động. Tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo nghề công lập trên địa bàn tỉnh, đồng thời khuyến khích xã hội hóa các hoạt động đào tạo nghề.

- Bên cạnh đó, các cấp, các ngành, các đơn vị có liên quan cần tăng cường phối hợp thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động đào tạo nghề, đặc biệt là hoạt động liên doanh, liên kết trong hoạt động đào tạo nghề; khai thác thiết bị dạy nghề và cơ sở vật chất dạy nghề đã đầu tư. Đồng thời, kiểm tra tình hình sử dụng lao động trong khu vực đầu tư để có chấn chỉnh kịp thời, đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp sử dụng lao động và lợi ích hợp pháp của người lao động.

- Khuyến khích các doanh nghiệp bố trí kinh phí và thời gian đào tạo, đào tạo lại tay nghề cho người lao động; tạo điều kiện cho công nhân tự học tập, nâng cao trình độ tay nghề cũng như trình độ học vấn, ngoại ngữ và kiến thức pháp luật. Bên cạnh đó, khuyến khích các công nhân lành nghề, các nghệ nhân tích cực truyền nghề cho người lao động, góp phần tạo ra đội ngũ công nhân lành nghề, đáp ứng yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động.

3.5.1.8. Rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời và xây dựng mới các chính sách thu hút đầu tư vào KKT Nghi Sơn

Trong thời gian vừa qua, cùng với các chính sách thu hút vốn đầu tư do Trung ương ban hành, các cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư vào KKT Nghi Sơn của tỉnh Thanh Hóa cũng đã từng bước được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện, góp phần tăng cường thu hút vốn đầu tư vào Thanh Hóa nói chung

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào khu kinh tế nghi sơn tỉnh thanh hóa (Trang 134 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)