Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm cơ bản của khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá
2.1.4. Đặc điểm hạ tầng kỹ thuật Khu kinh tế Nghi Sơn
- Đường bộ: Nằm trên trục giao thông Bắc - Nam, KKT Nghi Sơn có Quốc lộ 1A và tuyến đường cao tốc Bắc - Nam đi qua. Có hệ thống giao thông đường bộ liên hoàn giữa các vùng, miền trong tỉnh và khu vực. Các trục đường giao thông nối từ khu đô thị trung tâm đến các Khu công nghiệp và cảng Nghi Sơn, các trục Đông - Tây nối từ cảng Nghi Sơn với đường cao tốc Bắc – Nam, đường Hồ Chí Minh.
+ Quốc lộ 1A qua Khu kinh tế được mở rộng với bốn làn đường và tuyến đường cao tốc Quốc gia Bắc -Nam (Quy hoạch phía Tây quốc lộ 1A)
+ Tỉnh lộ 513 là trục đường chính nối từquốc lộ1A vào KKT Nghi Sơnvà Cảng Nghi Sơn. Tỉnh lộ 513 có chiều dài khoảng 12,38 Km, rộng khoảng 12m và mặt đường bằng nhựa, tuyến đường này đang được sửdụng chính cho việc vận tải hàng hóa từ cảng Nghi Sơn đi quốc lộ1A.
+ Tuyến đường Nghi Sơn –Bãi Chành là một phần của tuyến đường nối đô thịNghi Sơn với đường HồChí Minh có tổng chiều dài toàn tuyến là 56 Km, đoạn huyện Tĩnh gia dài 22 Km.
+ Tuyến đường 2B có chiều dài 27 Km có mặt cắt ngang rộng 5- 6m.Nối các xã thuộc địa bànKKTNghi Sơn.
+ Tuyến từ quốc lộ1A đi cảng cá Lạch Bạng dài 6 Km, mặt dải nhựa, nền 6m, rộng 3,5m. Trên tuyến có 12 cống bê tông, 1 cầu bê tông và 1 cầu cống xây hỗn hợp.
+ Tuyến từ Hải Nhân đi mỏ D69 Trường Lâm, dài 24 Km đường đất, trên tuyến có 4 cống và 6 cầu tạm.
- Ngoài các tuyến đường chính trên còn có các tuyến đường dân sinh rộng từ2 –4m, kết cấu chủ yếu là cấp phối đường đất hay bê tông.
+ Ngày 29/8/2014 UBND Thanh Hóa phối hợp với các nhà thầu khởi công tuyến đường nối Cảng hàng không Thọ Xuân với Khu kinh tế Nghi Sơn.
Đường 24 rộng 14 m, dải an toàn rộng 1m, dải phân cách rộng 2m, tốc độ xe tối đa80 Km/h, đạt tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng.Tổng chiều dài toàn tuyến gần 66 km, đi qua 5 huyện: gồm Thọ Xuân, Triệu Sơn, Như Thanh, Nông Cống và Tĩnh Gia. Dự kiến công trình được xây dựng trong 3 năm với điểm đầu giao quốc lộ 47 (thuộc huyện Thọ Xuân),điểm cuối giao quốc lộ 1A tại địa phận Khu kinh tế Nghi Sơn (huyện Tĩnh Gia).
- Đường sắt: Đường sắt quốc gia chạy qua KKT Nghi Sơn có chiều dài trên 15km, trong đó ga Khoa Trường (cách ga Hà Nội 200 km) dự kiến sẽ nâng cấp, mở rộng thành Ga trung tâm của KKT Nghi Sơn:
- Cảng biển: Cảng Nghi Sơn có 50 bến, các bến tổng hợp số 1, 2, 3 và 02 bến của Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1, có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải đến 35.000 DWT, năng lực xếp dỡ khoảng 5 triệu tấn/năm. Hiện có hàng chục bến cảng tổng hợp, bến chuyên dụng, bến container và khu tổng hợp hậu cần cảng đang được các nhà đầu tư triển khai xây dựng.
Hệ thống cảng nước sâu Nghi Sơn là một yếu tố then chốt cho sự phát triển của vùng Kinh tế khu vực Bắc Trung Bộ. Cảng đóng vai trò đặt biệt quan trọng trong việc thúc đẩy cho khu vực kinh tế Thanh Nam –Bắc Nghệ.
- Cảng Nghi Sơn: Đã xây dựng và đưa vào khai thác bến số 1 và bến số 2 (tổng chiều dài 290m), có khả năng đón tàu có trọng tải từ 10.000 DWT đến 30.000 DWT với, năng lực xếp dỡ hàng hóa 1,4 triệu tấn/năm.-Theo quy hoạch chi tiết (QĐ 2249/QĐ-BGTVT ngày 31/7/2008) được Bộ giao thông vận tải phê duyệt, Cảng gồm 30 bến, trong đó có 6 bến cảng tổng hợp và container cho tầu có trọng tải 50.000 tấn.
- Tuyến hàng hải quốc tế của Cảng Nghi Sơn có lợi thế trong hệ thống cảng biển của Việt Nam. Cảng Nghi Sơn có vị trí khá gần với vùng biển quốc tế của Châu Á –Châu Âu –Bắc Mỹ. Đặt biệt là ở khu vực Đông Nam Á, cảng Nghi Sơn có thuận lợi lớn vì nối trực tiếp đến các cảng Hồng Kông, Cao Hùng ( Đài Loan) so với các cảng miền Trung và miền Nam. Tuyến hàng hải quốc gia của Cảng Nghi Sơn là cửa ngõ vào các khu vực miền trung và miền Bắc. Bên cạnh đó, tuyến này còn có vai trò quan trọng trong việc kết nối hệ thống đường thủy quốc gia Bắc –Nam.
Từ vị trí cảng Nghi Sơn:
đến cảng Hải Phòng: 119 hải lý
đến cảng TP Hồ Chí Minh: 700 hải lý đến cảng Hồng Kông: 650 hải lý đến cảng Singapore: 1280 hải lý đến cảng Tokyo: 1900 hải lý
- Hàng không: Sân bay Thọ Xuân đạt tiêu chuẩn cấp 4E, cách KKT Nghi Sơn khoảng 60 km. Tỉnh Thanh Hóa đang xúc tiến đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc từ sân bay Thọ Xuân đi KKT Nghi Sơn.
- Sân bay dân dụng Thanh Hoá được quy hoạch tại xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia với tổng diện tích khoảng 200ha, cách TP Thanh Hoá 30km về phía Nam, cách Khu kinh tế Nghi Sơn 20 Km về phía Bắc với quy mô dự kiến đến năm 2030, sẽ đón 500.000 hành khách/năm.
- Từ Sân bay Thanh Hoá có các đường bay tới Hà Nội, Đà Nẵng, Cát Bi (Hải Phòng), Tân Sơn Nhất, Ban Mê Thuột, Đà Lạt
2.1.4.2. Hệ thống điện
- KKT Nghi Sơn sử dụng mạng lưới điện quốc gia đường dây 500 KV Bắc - Nam và đường dây 220 KV Thanh Hóa - Nghệ An, hiện có trạm biến áp 220/110/22 KV - 250 MVA, đảm bảo đủ nguồn điện cung cấp cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
- KKT Nghi Sơn được Chính phủ quy hoạch phát triển là trung tâm nhiệt điện lớn, với tổng công suất 2.400MW; trong đó: Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn I, công suất 600 MW phát điện thương mại trong tháng 10/2013;
Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn II, công suất 1.200 MW do Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) và Kepco (Hàn Quốc) đầu tư theo hình thức BOT,
2.1.4.3. Cấp nước
- Nước thô: Nguồn nước thô được lấy từ hồ Yên Mỹ (87 triệu m3) và hồ Sông Mực (200 triệu m3) bằng hệ thống đường ống. Tuyến ống giai đoạn 1 cung cấp về hồ Đồng Chùa công suất 30.000 m3/ngày đêm đã xây dựng xong và đưa vào vận hành. Tuyến ống giai đoạn 2 công suất 90.000 m3/ngày đêm đang được đầu tư bằng nguồn vốn ODA.
- Nước sạch: Có 2 nhà máy cấp nước sạch bao gồm: Nhà máy tại hồ Đồng Chùa đã hoàn thành giai đoạn I và đang cấp nước với công suất 30.000 m3/ngày đêm và sẽ nâng công suất giai đoạn II lên 90.000 m3/ngày đêm; Nhà máy tại Khu vực phía Tây Quốc lộ 1A, công suất 20.000 m3/ngày đêm.
2.1.4.4. Dịch vụ viễn thông
Hạ tầng mạng viễn thông - Công nghệ thông tin KKT Nghi Sơn được quy hoạch phát triển với các loại hình dịch vụ tiên tiến, băng thông rộng, tốc độ cao và công nghệ hiện đại; có khả năng đáp ứng nhu cầu về dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin với chất lượng cao nhất cho khách hàng