Công tác xúc tiến đầu tư

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào khu kinh tế nghi sơn tỉnh thanh hóa (Trang 105 - 109)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng các biện pháp thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá

3.2.4. Công tác xúc tiến đầu tư

Hoạt động xúc tiến đầu tư là nhiệm vụ trọng tâm suyên xuốt nhằm giới thiệu, quảng bá tiềm năng, lợi thế của KKT Nghi Sơn. Ban KKT Nghi Sơn đã biên soạn tài liệu, lập các dự án kêu gọi đầu tư; giới thiệu, vận động thu hút đầu tư thông qua Website, biên soạn và phát hành sách Hướng dẫn đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn và vùng phụ cận; cử cán bộ tham gia các hoạt động xúc tiến đầu tư tại một số nước do các Bộ, ngành Trung ương và tỉnh tổ chức.

Trong thời gian qua, Ban quản lý KKT Nghi Sơn nói riêng và các cơ quan ban ngành của Tỉnh Thanh Hóa đã và đang tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi đến với KKT Nghi Sơn. Công tác cải cách hành chính, xây dựng hành lang pháp lý thuận lợi, tạo

môi trường đầu tư hấp dẫn, thuận lợi, thông thoáng, minh bạch và thân thiện chính là giải pháp tối ưu cho “cuộc vận động” xúc tiến đầu tư vào KKT Nghi Sơn.

Thông qua các kênh vận động, tuyên truyền của Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch, các phương tiện truyền thông, thông tin về tiềm năng, lợi thế, định hướng quy hoạch của các cấp có thẩm quyền, danh mục các dự án kêu gọi xúc tiến đầu tư của KKT Nghi Sơn luôn được công khai.

Trong năm 2017, không chỉ hàng ngàn tài liệu xúc tiến, giới thiệu về thế mạnh, tiềm năng của tỉnh đã đến tay các doanh nghiệp (DN) tại các hội thảo, hội nghị, sự kiện xúc tiến đầu tư, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch còn tiếp xúc, làm việc, cung cấp thông tin cho hàng trăm lượt nhà đầu tư đến trung tâm để tìm hiểu cơ hội đầu tư kinh doanh trong KKT. Hơn nữa, thông tin xúc tiến còn được thực hiện gián tiếp qua hệ thống tổ chức xúc tiến đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam, như: KCCI, KOIKA, JICA... và các đại sứ quán Việt Nam, tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... nhằm hỗ trợ cho các nhà đầu tư có nhu cầu tìm hiểu cơ hội đầu tư tại KKT Nghi Sơn.

Phương thức, nội dung hoạt động thông tin về xúc tiến đầu tư luôn được đổi mới. Bên cạnh đó, việc thực hiện mở rộng quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế trên cơ sở tăng cường gặp gỡ, tiếp xúc với các đối tác, tham tán đầu tư nước ngoài, mở rộng giao lưu, hợp tác đầu tư thương mại, du lịch, văn hóa với các nước trong khu vực bằng những cuộc vận động có chiều sâu.

Thông qua đó, các DN trong KKT Nghi Sơn có cơ hội được tiếp, làm việc với nhiều đoàn công tác của các nước, các tổ chức tài chính và tập đoàn kinh tế lớn, tiêu biểu như: Từ ngày 22-10 đến 29-10-2016, đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu thăm, làm việc, xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản. Trong chương trình xúc tiến đầu tư này, đoàn công tác của tỉnh đã phối hợp với các cơ quan liên quan của Nhật Bản tổ chức: Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tại Tokyo, với sự tham gia của hơn

150 DN, tổ chức, tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản và Hội nghị xúc tiến đầu tư công nghiệp, thương mại và du lịch vào tỉnh Thanh Hóa tại Osaka, thu hút sự tham gia của khoảng 70 DN đến từ vùng Osaka Kansai. Tại 2 hội nghị này, thông tin về tiềm năng, thế mạnh của Thanh Hóa, về Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp, các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư, những chính sách ưu đãi đầu tư của Thanh Hóa, thiện chí về hợp tác đã đến với nhiều DN lớn tại Nhật Bản. Lãnh đạo tỉnh cũng khẳng định quyết tâm cao trong việc tháo gỡ các vướng mắc về hành lang pháp lý, thủ tục hành chính và cơ sở hạ tầng. Thông qua các hội nghị, nhiều DN Nhật Bản đánh giá cao những lợi thế của Thanh Hóa cũng như sự quyết tâm của lãnh đạo tỉnh và cho rằng, đây chính là thế mạnh và là điểm hấp dẫn để các DN quan tâm, xem xét và trực tiếp đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Thanh Hóa. Trong năm 2016, tỉnh cũng tổ chức thành công Hội nghị “Kết nối đầu tư giữa Tập đoàn FLC với các DN Thanh Hóa”, thu hút 100 đại biểu là đại diện các DN trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ của tỉnh tham gia kết nối với Tập đoàn FLC.

Tại hội nghị, các DN trong tỉnh đã ký kết 5 biên bản hợp tác cung ứng nông sản thực phẩm, thủ công mỹ nghệ với tập đoàn này.

Hoạt động hỗ trợ trước, trong và sau đầu tư được ban phối hợp với các sở, ngành có liên quan, chính quyền các địa phương tăng cường, chủ động tiếp cận, hỗ trợ chủ đầu tư, doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thực hiện thủ tục hành chính có liên quan để triển khai dự án, nhất là vướng mắc kéo dài trong giải phóng mặt bằng.

Năm 2014, Ban Quản lý KKT Nghi Sơn đã cấp mới giấy chứng nhận đầu tư cho 41 dự án đầu tư trong nước, với tổng mức đăng ký là 3.134 tỷ đồng, 03 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký là 40,5 triệu USD;

điều chỉnh 15 giấy chứng nhận đầu tư, thu hồi giấy chứng nhận 07 dự án đầu tư.

Trong năm 2014, KKT Nghi Sơn đã thu hút được 110 dự án vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 94.361 tỷ đồng, 09 dự án vốn đầu tư

nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký 9.862 triệu USD; giá trị thực hiện đạt 33.362 tỷ đồng và 3.383 triệu USD.

Phát huy tiềm năng, lợi thế thu hút đầu tư và những chính sách ưu đãi được hưởng mức cao nhất theo khung quy định của Nhà nước, Năm 2015, KKT Nghi Sơn đã đạt được những kết quả nhất định như: Đã đầu tư hoàn thiện 52 công trình, hạng mục hạ tầng kỹ thuật cơ bản, thiết yếu; Thu hút được 112 dự án đầu tư trong nước và 9 dự án FDI, vốn đăng ký đạt 95.690 tỷ đồng và 9.823,4 triệu USD, vốn thực hiện đạt 42.900 tỷ đồng và 6.756 triệu USD; Đã có 59 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, hầu hết các dự án đều đang trong thời gian được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật. Giai đoạn 2011 – 2015, giá trị sản xuất công nghiệp, thương mại – dịch vụ đạt 44.500 tỷ đồng, nộp ngân sách đạt 6.700 tỷ đồng, xuất khẩu đạt 500 triệu USD; Giải quyết việc làm cho 45.000 lao động.

Đến năm 2016, KKTNS đã thu hút được 136 dự án đầu tư, trong đó:

126 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đăng ký khoảng 101.415 tỷ đồng và 10 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký khoảng 12,12 tỷ USD.

Trong đó, Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, tổng vốn đầu tư hơn 9 tỷ USD, công suất 10 triệu tấn sản phẩm/năm, là một trong những dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Một số dự án lớn, như: Nhà máy Xi măng Nghi Sơn, công suất 4,3 triệu tấn/năm; Nhà máy Xi măng Công Thanh, công suất 5,8 triệu tấn/năm; Trung tâm Nhiệt điện Nghi Sơn, tổng công suất 2.400 MW (Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1, công suất 1.200 MW, đã hòa lưới điện quốc gia); Nhà máy Luyện cán thép Nghi Sơn, công suất 7 triệu tấn phôi/năm...; góp phần thúc đẩy KKTNS phát triển và trở thành trung tâm công nghiệp lớn của đất nước.

Thông tin từ Ban quản lý KKT Nghi Sơn, tính đến hết năm 2017, KKT Nghi sơn đã thu hút được 157 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư đạt 96.307 tỷ đồng và 15 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư là 12,836 tỷ USD;

trong đó vốn thực hiện đạt 55.808 tỷ đồng và 9.297 triệu USD. Ngoài những dự án lớn, có ý nghĩa quan trọng với KKT như: Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn công suất thiết kế 10 triệu tấn dầu thô/năm (dự kiến tháng 8/2018 sẽ vận hành thương mại), Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn I công suất 600 MW và Nghi Sơn 2 công suất 1.200 MW, Nhà máy xi măng Công Thanh công suất 5 triệu tấn/năm, xi măng Nghi Sơn công suất 4,3 triệu tấn/năm, Nhà máy luyện cán thép Nghi Sơn công suất 1 tấn phôi thép/năm, Nhà máy giày dép xuất khẩu Annora sử dụng thường xuyên khoảng 12.000 lao động… thì trong thời gian qua với những nỗ lực trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường thu hút đầu tư, KKT Nghi Sơn đã thu hút nhiều dự án, doanh nghiệp đến đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh. Đến nay đã có 82/157 dự án đã đi vào hoạt động (các khu công nghiệp tại Thanh Hóa có 305/457 dự án đi vào hoạt động). Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại KKT Nghi Sơn đạt tốc độ tăng trưởng khá, mỗi năm các dự án trong KKT và khu công nghiêp nộp ngân sách nhà nước hàng nghìn tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho khoảng 156.000 lao động.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào khu kinh tế nghi sơn tỉnh thanh hóa (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)