Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình đầu tư KKT Nghi Sơn

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào khu kinh tế nghi sơn tỉnh thanh hóa (Trang 116 - 128)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư tại Khu kinh tế Nghi Sơn

3.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình đầu tư KKT Nghi Sơn

Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình đầu tư của các nhà đầu tư tại KKT Nghi Sơn được khảo sát gồm 07 yếu tố cơ bản: thời gian cấp phép đầu tư; thời gian thẩm định thiết kế cơ sở, quy hoạch, cấp phép xây dựng; bồi thường GPMB, thuê đất hoặc giao đất; sự can thiệp của chính quyền vào hoạt động của doanh nghiệp; tuyển dụng lao động; tính năng động của lãnh đạo tỉnh và KKT; tính minh bạch và tiếp cận thông tin.

Bảng 3. 10. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đầu tư của doanh nghiệp tại KKT Nghi Sơn

Đơn vị tính: ý kiến, %

( Nguồn: Theo kết quả điều tra khảo sát) STT Yếu tố đánh giá

Rất tốt Tốt Trung bình Kém Rất kém Tổng

SL TT SL TT SL TT SL TT SL TT SL TT

1 Thời gian cấp phép đầu tư 8 16,0 17 34,0 15 30,0 9 18,0 1 2,0 50 100 2

Thời gian thẩm định thiết kế cơ sở, quy hoạch, cấp phép xây dựng

4 8,0 16 32,0 12 24,0 15 30,0 3 6,0 50 100

3 Bồi thường GPMB, thuê

đất hoặc giao đất 4 8,0 10 20,0 8 16,0 23 46,0 5 10,0 50 100

4

Sự can thiệp của chính quyền vào hoạt động của DN

6 12,0 13 26,0 12 24,0 15 30,0 4 8,0 50 100

5 Tuyển dụng lao động 7 14,0 14 28,0 10 20,0 16 32,0 3 6,0 50 100

6 Tính năng động của lãnh

đạo tỉnh, KKT 8 16,0 14 28,0 18 36,0 8 16,0 2 4,0 50 100

7 Tính minh bạch và tiếp

cận thông tin 6 12,0 16 32,0 12 24,0 13 26,0 3 6,0 50 100

- Với chỉ tiêu thời gian cấp phép đầu tư, có 8 ý kiến cho rằng rất tốt ( chiếm 16%), 17 ý kiến tốt( chiếm 34%), 15 ý kiến là trung bình ( chiếm 30%).

Còn lại 10 ý kiến cho rằng kém và rất kém.

- Với chỉ tiêu thời gian thẩm định, có 4 ý kiến cho rằng rất tốt ( chiếm 8%), 16 ý kiến tốt( chiếm 32%), 12 ý kiến là trung bình ( chiếm 24%). Còn lại 18 ý kiến cho rằng kém và rất kém.

- Với chỉ tiêu bồi thương GPMB và thuê đất, có 4 ý kiến cho rằng rất tốt ( chiếm 8%), 10 ý kiến tốt( chiếm 20%), 8 ý kiến là trung bình ( chiếm 16%). Còn lại 28 ý kiến cho rằng kém và rất kém.

- Với chỉ tiêu can thiệp chính quyền vào hoạt động, có 6 ý kiến cho rằng rất tốt ( chiếm 12%), 13 ý kiến tốt( chiếm 26%), 12 ý kiến là trung bình ( chiếm 24%). Còn lại 19 ý kiến cho rằng kém và rất kém.

- Với chỉ tiêu tuyển dụng lao động, có 7 ý kiến cho rằng rất tốt ( chiếm 14%), 14 ý kiến tốt( chiếm 28%), 10 ý kiến là trung bình ( chiếm 20%). Còn lại 19 ý kiến cho rằng kém và rất kém.

- Với chỉ tiêu tính năng động của lãnh đạo, có 8 ý kiến cho rằng rất tốt ( chiếm 16%), 14 ý kiến tốt( chiếm 28%), 18 ý kiến là trung bình ( chiếm 36%).

Còn lại 10 ý kiến cho rằng kém và rất kém.

- Với chỉ tiêu tính minh bạch và tiếp cận thông tin, có 6 ý kiến cho rằng rất tốt ( chiếm 12%), 16 ý kiến tốt( chiếm 32%), 12 ý kiến là trung bình ( chiếm 24%). Còn lại 16 ý kiến cho rằng kém và rất kém.

Kết quả khảo sát trên cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình đầu tư tại KKT Nghi Sơn được các nhà đầu tư và các cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước đánh giá tốt là thời gian cấp phép đầu tư; tính năng động của lãnh đạo tỉnh, KKT và tính minh bạch và tiếp cận thông tin. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình đầu tư tại KKT Nghi Sơn cả các doanh nghiệp và các cán bộ, công chức quản lý cho rằng cần phải được quan tâm cải thiện là: công tác bồi thường GPMT, thuê đất hoặc giao đất.

Kết quả trên cũng cho thấy, đánh giá của các doanh nghiệp và các cán bộ, quản lý có sự khác nhau đối với yếu tố khả năng tuyển dụng lao động.

Theo đó, số doanh nghiệp đánh giá khả năng tuyển dụng lao động ở KKT Nghi Sơn ởmức tốt là 61%, 39% doanh nghiệp cho rằng gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyển dụng lao động. Trong khi đó, 72% cán bộ, công chức quản lý cho rằng các doanh nghiệp thuận lợi trong công tác tuyển dụng lao động. Sự khác biệt này là do cách nhìn nhận vấn đề tuyển dụng lao động của 2 phía là khác nhau, các doanh nghiệp quan tâm đến lực lượng lao động quản lý, lao động có trình độ tay nghề cao trong khi các cán bộ, công chức quản lý nhìn nhận khả năng tuyển dụng dựa trên cơ sở lực lượng lao động dồi dào tại địa phương.

3.3.3. Đánh giá về việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ công tại KKT Nghi Sơn

Một số sản phẩm dịch vụ công ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp được khảo sát, như: cung cấp nước; vệ sinh môi trường và xử lý nước thải, rác thải; dịch vụ y tế; giáo dục; trật tự an toàn xã hội; các công trình phúc lợi (nhà ở cho công nhân, nhà văn hóa…). Kết quả khảo sát cho thấy, đa số các doanh nghiệp cho rằng các sản phẩm dịch vụ công chưa đáp ứng được mong đợi của các nhà đầu tư. Cụ thể:

Bảng 3. 11. Đánh giá về các sản phẩm dịch vụ công tại KKT Nghi Sơn

Đơn vị tính: ý kiến, %

( Nguồn: Theo kết quả điều tra khảo sát) STT Yếu tố đánh giá

Rất tốt Tốt Trung bình Kém Rất kém Tổng

SL TT SL TT SL TT SL TT SL TT SL TT

1 Cung cấp nước 5 10,0 13 26,0 12 24,0 16 32,0 4 8,0 50 100

2 Vệ sinh môi trường, xử lý

nước thải, rác thải 1 2,0 8 16,0 12 24,0 21 42,0 8 16,0 50 100

3 Dịch vụ y tế 5 10,0 10 20,0 13 26,0 20 40,0 2 4,0 50 100

4 Giáo dục 5 10,0 9 18,0 11 22,0 20 40,0 5 10,0 50 100

5 Trật tự an toàn xã hội 6 12,0 18 36,0 20 40,0 6 12,0 0 0,0 50 100 6 Các công trình phúc lợi 1 2,0 6 12,0 8 16,0 28 56,0 7 14,0 50 100

- Với chỉ tiêu cung cấp nước, có 5 ý kiến cho rằng rất tốt ( chiếm 10%), 13 ý kiến tốt( chiếm 26%), 12 ý kiến là trung bình ( chiếm 24%). Còn lại 20 ý kiến cho rằng kém và rất kém.

- Với chỉ tiêu môi trường xử lý nước thải, rác thải, có 1 ý kiến cho rằng rất tốt ( chiếm 2%), 8 ý kiến tốt( chiếm 16%), 12 ý kiến là trung bình ( chiếm 24%). Còn lại 29 ý kiến cho rằng kém và rất kém.

- Với chỉ tiêu dịch vụ y tế, có 5 ý kiến cho rằng rất tốt ( chiếm 10%), 10 ý kiến tốt( chiếm 20%), 13 ý kiến là trung bình ( chiếm 26%). Còn lại 22 ý kiến cho rằng kém và rất kém.

- Với chỉ tiêu giáo dục, có 5 ý kiến cho rằng rất tốt ( chiếm 10%), 9 ý kiến tốt( chiếm 18%), 11 ý kiến là trung bình ( chiếm 22%). Còn lại 25 ý kiến cho rằng kém và rất kém.

- Với chỉ tiêu trật tự an toàn xã hội, có 6 ý kiến cho rằng rất tốt ( chiếm 12%), 18 ý kiến tốt( chiếm 36%), 20 ý kiến là trung bình ( chiếm 40%). Còn lại 6 ý kiến cho rằng kém và rất kém.

- Với chỉ tiêu công trình phúc lợi, có 1 ý kiến cho rằng rất tốt ( chiếm 2%), 6 ý kiến tốt( chiếm 12%), 8 ý kiến là trung bình ( chiếm 16%). Còn lại 35 ý kiến cho rằng kém và rất kém.

Kết quả trên cho thấy, các yếu tố được đánh giá tốt là trật tự an toàn xã hội; dịch vụ y tế và cung cấp nước. Tuy nhiên, mức độ hài lòng của các nhà đầu tư đối với các dịch vụ này (dịch vụ y tế và cung cấp nước) chưa cao. Các dịch vụ: vệ sinh môi trường, xử lý nước thải, rác thải; giáo dục (nhà trẻ, mẫu giáo…) và các công trình phúc lợi được các nhà đầu tư đánh giá là chưa đáp ứng được yêu cầu. Đây là những hạn chế cần được khắc phục trong KKT để tạo ra các dịch vụ hỗ trợ tốt, phục vụ cho hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp tại KKT.

3.4. Đánh giá chung về tình hình thu hút đầu tƣ vào Khu Kinh tế Nghi Sơn 3.4.1. Điểm mạnh, hạn chế của môi trường đầu tư ở KKT Nghi Sơn

3.4.1.1. Điểm mạnh của môi trường đầu tư ở KKT Nghi Sơn

Khu kinh tế (KKT) Nghi Sơn được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập năm 2006, với diện tích ban đầu 18.611,8 ha. Mục tiêu là xây dựng

và phát triển KKT Nghi Sơn thành một khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, trọng tâm là công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản, gồm: công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp luyện cán thép cao cấp, cơ khí chế tạo, sửa chữa và đóng mới tàu biển, công nghiệp điện, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến xuất khẩu... gắn với xây dựng và khai thác có hiệu quả cảng biển Nghi Sơn, hình thành các sản phẩm mũi nhọn, các loại hình dịch vụ cao cấp có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị phần ra khu vực và thế giới.

Nhằm khai thác tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa kinh tế - chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung bộ, Thủ tướng Chính phủ vừa mới phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh mở rộng quy hoạch chung xây dựng KKT Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, diện tích KKT Nghi Sơn sẽ được mở rộng bao gồm toàn bộ diện tích của huyện Tĩnh Gia và 3 xã thuộc huyện Nông Cống, 3 xã thuộc huyện Như Thanh, với tổng diện tích 106.000 ha.

Mục đích của việc điều chỉnh mở rộng KKT Nghi Sơn là nhằm xây dựng KKT phù hợp với chiến lược phát triển quốc gia nói chung và chiến lược phát triển biển Việt Nam nói riêng; xây dựng KKT Nghi Sơn thành khu vực phát triển kinh tế năng động, đột phá, nhanh và bền vững, một trọng điểm phát triển ở phía Nam của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ; là trung tâm thu hút về đầu tư và trung chuyển hàng hóa của vùng và khu vực; gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng - an ninh. Từ nay đến năm 2025, hoàn thiện môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi, triển khai một số công trình hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Sau năm 2025, phát triển đồng bộ về công nghiệp, dịch vụ, thương mại, tài chính, văn hóa – xã hội, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; gắn phát triển kinh tế - xã hội với an ninh – quốc phòng; đầu tư phát triển đồng bộ và hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng trong các khu đô thị sinh thái, thân thiện

với môi trường, đạt tiêu chuẩn cao; phát triển theo mô hình đô thị xanh và bền vững; phấn đấu trở thành một khu vực đô thị phát triển năng động và hiện đại.

Sau khi KKT Nghi Sơn được phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh, mở rộng, Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN tỉnh Thanh Hóa tiếp tục triển khai các bước tiếp theo để lập quy hoạch và hoàn thành gửi Bộ Xây dựng thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quý III-2017. Đây là đồ án quy hoạch lớn, có tác động sâu rộng đến việc đầu tư và phát triển KKT Nghi Sơn trong tương lai nên rất cần được sớm hoàn thành để phục vụ nhu cầu đầu tư và phát triển của KKT Nghi Sơn. Đây cũng là yêu cầu tất yếu để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng và của cả nước, đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội mới thuận lợi, tạo sức hút cho các nhà đầu tư vào KKT Nghi Sơn.

Trong những năm qua, hoạt động xúc tiến đầu tư tại KKT Nghi Sơn tiếp tục được đẩy mạnh theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm, trọng điểm.

Ban quản lý KKT Nghi Sơn đã chủ trì tổ chức hiệu quả nhiều hội nghị xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước (Nhật Bản, Hàn Quốc,...). Nhiều tập đoàn kinh tế lớn, nhà đầu tư quốc tế đến tìm hiểu cơ hội và ký biên bản ghi nhớ đầu tư và hợp tác xúc tiến đầu tư vào KKT Nghi Sơn như: Thái tử Qawi - Vương quốc Brunei cùng các tập đoàn, nhà đầu tư quốc tế đến từ khu vực Bắc Mỹ và Châu Á, Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc), Tập đoàn Ecotech (Mỹ), Tập đoàn Sakae (Singapore),... Công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ cũng được đặc biệt quan tâm, là một trong những kênh xúc tiến đầu tư hữu hiệu nhất bằng những hoạt động thiết thực như hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình từ khi nghiên cứu đầu tư, triển khai xây dựng và đi vào hoạt động của dự án.

Nhất là, mới đây Ban quản lý KKT Nghi Sơn đã mở văn phòng đại diện tại Hà Nội, trở thành đầu mối giao dịch với các bộ, ngành Trung ương, các tổ chức tài chính phi Chính phủ và quốc tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Trong quá trình hoạt động, BQL KKT Nghi Sơn luôn chú trọng công tác phổ biến pháp luật về môi trường tới các tổ chức, cá nhân đang hoạt động

sản xuất, kinh doanh trong KKT. Cùng với đó, bản thân các doanh nghiệp cũng có ý thức sản xuất hiệu quả đi đôi với bảo vệ môi trường. KKT Nghi Sơn đang trong giai đoạn đầu tư hạ tầng và giải phóng mặt bằng. Các dự án lớn như lọc hóa dầu, nhiệt điện, xi măng, cảng biển... đều đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Cho nên, có thể khẳng định, chất lượng môi trường của KKT Nghi Sơn đảm bảo cho phát triển và hướng tới phát triển bền vững theo đúng quy hoạch phát triển KKT trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa và Quốc gia.

Đối với các KKT, KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, hiện đa phần đang trong giai đoạn đầu tư hạ tầng, mở rộng diện tích và chưa xây dựng xong hệ thống xử lý nước thải tập trung. Riêng với KKT Nghi Sơn, BQL KKT đang phối hợp với đơn vị tư vấn khẩn trương lập dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo hình thức hợp tác công - tư. Cùng với đó, BQL KKT cũng đã giao nhiệm vụ cho đội quản lý, bảo dưỡng công trình hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường KKT Nghi Sơn và các KCN thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải của các khu tái định cư và 12 xã phía đông Quốc lộ 1A trong KKT.

Các dự án đầu tư vào KKT Nghi Sơn đã góp phần quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: tăng thu ngân sách, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân; an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường được giữ vững, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3.4.1.2. Hạn chế của môi trường đầu tư ở KKT Nghi Sơn

Tuy nhiên, kết quả thu hút đầu tư vào KKT Nghi Sơn thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, như: phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản là một mục tiêu lớn để xây dựng và phát triển KKT Nghi Sơn nhưng mới chỉ thu hút được một số dự án công nghiệp nặng gắn với cảng biển nước

sâu; chưa thu hút được các dự án sản xuất hóa chất, hóa dầu, công nghệ cao, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí chế tạo, cơ khí chính xác... Hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, luồng ra vào cảng biển khó khăn, chưa có nhiều mặt bằng sạch cho nhà đầu tư, nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu... Các chính sách quy định về mức thưởng cho người có công xúc tiến đầu tư còn thấp so với chi phí xúc tiến đầu tư. Quy định hỗ trợ chi phí san lấp cho các dự án đầu tư vào KCN số 3,4,5 KKT Nghi Sơn chưa đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư...

Hoạt động của các KKT Nghi Sơn luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra sự cố ảnh hưởng tới môi trường. Điều này là khó tránh trong giai đoạn kinh tế cả nước còn khó khăn, việc đầu tư hạ tầng các KKT còn nhỏ giọt, thiếu đồng bộ. Bên cạnh đó, việc thu hút các doanh nghiệp thứ cấp cũng như năng lực tài chính của chủ đầu tư hạ tầng còn hạn chế. Điều này đã dẫn đến hiệu quả đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung của KKT Nghi Sơn không đảm bảo tiến độ và không tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường KKT.

Một trong những cái khó đặt ra cho công tác quản lý Nhà nước về môi trường trong KKT Nghi Sơn hiện nay là các chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KKT không thực hiện báo cáo kết quả quan trắc môi trường đúng thời gian quy định, hoặc báo cáo không đúng theo hướng dẫn, gây nhiều khó khăn cho việc lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo quy định của BQL KKT Nghi Sơn.

Các điểm mạnh, điểm yếu của môi trường đầu tư ở KKT Nghi Sơn được đánh giá trên cơ sở khảo sát 12 yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới môi trường đầu tư từ các đối tượng điều tra. Kết quả khảo sát cụ thể như sau:

Bảng 3. 12. Điểm mạnh, điểm yếu của môi trường đầu tư ở KKT Nghi Sơn

Đơn vị tính: ý kiến, %

(Nguồn: Theo kết quả điều tra khảo sát)

STT Yếu tố đánh giá Rất tốt Tốt Trung bình Kém Rất kém Tổng

SL TT SL TT SL TT SL TT SL TT SL TT

1 Giá nhân công 6 12,0 17 34,0 20 40,0 7 14,0 0 0,0 50 100,0

2 Chất lượng lao động 4 8,0 10 20,0 13 26,0 20 40,0 3 6,0 50 100,0

3 Cơ sở hạ tầng 2 4,0 7 14,0 10 20,0 26 52,0 5 10,0 50 100,0

4 Chi phí vận chuyển 4 8,0 10 20,0 15 30,0 18 36,0 3 6,0 50 100,0

5 Chi phí không chính thức 2 4,0 10 20,0 10 20,0 24 48,0 4 8,0 50 100,0

6 Hỗ trợ pháp lý của chính

quyền 4 8,0 14 28,0 17 34,0 13 26,0 2 4,0 50 100,0

7 Cải cách thủ tục hành chính 6 12,0 16 32,0 17 34,0 10 20,0 1 2,0 50 100,0 8 Công tác GPMB và cho thuê

đất 2 4,0 8 16,0 12 24,0 23 46,0 5 10,0 50 100,0

9 Quy mô thị trường 2 4,0 9 18,0 11 22,0 24 48,0 4 8,0 50 100,0

10 Ổn định kinh tế và trật tự an

toàn xã hội 8 16,0 17 34,0 19 38,0 6 12,0 0 0,0 50 100,0

11 Chính sách hỗ trợ của tỉnh 5 10,0 12 24,0 15 30,0 16 32,0 2 4,0 50 100,0

12 Các dịch vụ công ích 2 4,0 9 18,0 12 24,0 23 46,0 4 8,0 50 100,0

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào khu kinh tế nghi sơn tỉnh thanh hóa (Trang 116 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)