Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào khu kinh tế nghi sơn tỉnh thanh hóa (Trang 71 - 74)

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Tuỳ thuộc vào các số liệu thu thập được mà đề tài sử dụng các phương pháp sau:

2.2.3.1. Phương pháp phân tích

Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích trong quá trình tiếp cận với đối tượng nghiên cứu là thu hút đầu tư tại Khu Kinh tế Nghi Sơn. Phương pháp phân tích không chỉ được tác giả sử dụng triệt để trong Chương 1 khi đề cập đến các vấn đề mang tính lý luận mà còn được tác giả sử dụng trong hầu hết các phần còn lại của luận văn.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Trên cơ sở các chỉ tiêu đã được tính toán, tiến hành so sánh các chỉ tiêu có mối quan hệ tương quan như kết quả thực hiện so với kế hoạch…và các chỉ tiêu tương ứng. Phương pháp so sánh giúp phát hiện sự khác biệt, những bất cập trong công tác thu hút đầu tư. Từ đó thấy được những ưu, khuyết điểm,

khó khăn, thuận lợi làm cơ sở đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư Khu Kinh tế Nghi Sơn

Phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu để phân tích các chỉ số số dự án đầu tư qua các năm của khu KT Nghi Sơn, hoặc so sánh tình hình hoạt động của các dự án tại KKT Nghi Sơn. Khi so sánh thường đối chiếu các chỉ tiêu hoạt động với nhau để biết được mức độ biến động của các đối tượng nghiên cứu, các chỉ tiêu so sánh phải thống nhất về nội dung và đơn vị tính. Cụ thể, trong luận văn tác giả đã xem xét chỉ tiêu đang phân tích bằng cách so sánh chúng với chỉ tiêu gốc, từ đó đưa ra các nhận xét kết luận. Kỹ thuật so sánh chủ yếu được sử dụng:

- Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: được thể hiện cụ thể qua các con số. Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

Dy = Y1 – Y0 Trong đó:

▪ Y0: Chỉ tiêu năm trước.

▪ Y1: Chỉ tiêu năm sau.

▪ Dy: Phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm sau so với năm trước của các chỉ tiêu, cho thấy sự biến động về mặt số lượng các chỉ tiêu qua các năm phân tích và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

- Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Được tính theo tỷ lệ %, là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

Dy = Y1/Y0 x 100%

Trong đó:

▪ Yo: Chỉ tiêu năm trước.

▪ Y1: Chỉ tiêu năm sau.

▪ Dy: Tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

- Phương pháp so sánh theo chiều ngang: Là việc so sánh đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng đối số trên từng chỉ tiêu, trên từng báo cáo tài chính, nhân sự, sản xuất. Thực chất của việc phân tích là phân tích sự biến động về quy mô của từng khoản mục, trên từng báo cáo tài chính, nhân sự, sản xuất. Qua đó, xác định được mức biến động về quy mô của từng chỉ tiêu phân tích và mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu yếu tố đến chỉ tiêu phân tích.

- Phương pháp so sánh theo chiều dọc: Là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo, giữa các báo cáo về tình hình thu hút đầu tư của Khu Kinh tế Nghi Sơn. Thực chất là phân tích sự biến động về cơ cấu hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tổng kết hoạt động của khu kinh tế Nghi Sơn.

- So sánh theo chuỗi thời gian: Là việc sử dụng số liệu của một giai đoạn nhất định để so sánh tình hình biến động của các chỉ tiêu theo thời gian sẽ thay đổi như thế nào ? Từ đó đưa ra các dự báo, xu hướng biến động của các chỉ tiêu đó trong những năm tiếp theo.

2.2.3.3. Phương pháp, thống kê mô tả

Xuất phát từ mục đích nghiên cứu tác giả đã lựa chọn sử dụng phương pháp thống kê mô tả cho luận văn của mình. Được mô tả cụ thể bằng các con số để trình bày các chỉ tiêu đã đưa ra làm cơ sở để đánh giá thực trạng thu hút đầu tư của Khu Kinh tế Nghi Sơn.

Phương pháp thống kê, mô tả số tuyệt đối, tương đối để xác định sự biến động của các hiện tượng kinh tế xã hội trong một thời gian và không gian

nhất định. Các phương pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích được sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn để phân tích, đánh giá thực trạng công tác thu hút đầu tư của Khu Kinh tế Nghi Sơn nhằm phản ánh chân thực và chính xác đối tượng nghiên cứu. Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả các chỉ số của số liệu thu thập: Số lượng doanh nghiệp đầu tư, tổng số vốn đầu tư, số vốn đăng ký, thực hiện; Loại hình đầu tư, loại hình sản xuất kinh doanh trong Khu kinh tế.... Các số liệu này cũng được mô tả theo thời gian thực hiện, nguồn gốc....

Các phương pháp này cũng giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các số liệu được chính xác, phân tích tài liệu được khoa học, phù hợp, khách quan, phản ánh được đúng nội dung cần phân tích.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào khu kinh tế nghi sơn tỉnh thanh hóa (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)