Cơ sở thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn thịt

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triến chăn nuôi lợn thịt theo hướng bền vững trên địa bàn huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 38 - 43)

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn thịt

Nghề chăn nuôi lợn thịt xuất hiện tử rất lâu đời. Cách đây một vạn năm nghề

chăn nuôi lợn thịt đã xuất hiện và phát triển mạnh mẽ ở các nước Châu Âu và Châu Á và sau đó đã phát triển ở Châu Mỹ khoảng cuối thể kỷ XVI, thế kỷ XVIII thì đã phát triển ở châu Úc. Do đó, ngành nghề chăn nuôi lợn thịt đã trở thành một nghế truyền thống lâu đời ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.Ở các nước tiên tiến nhƣ Nga, Anh, Mỹ, Nhật,Úc, Trung Quốc, Thụy Điển, đã áp dụng nền công nghệ cao, chuyên môn hóa cao vào chăn nuôi lợn thịt. Tuy nhiên, đàn lợn thịt trên thế giới phân bố không đồng đều ở các châu lục. Số đầu lợn tập trung chiếm 70% ở châu Á và châu Âu, còn lại 30% tập trung ở các châu lục khác. Trong đó đàn lợn đƣợc nuôi nhiều nhất ở Châu Âu chiếm khoảng 47%, Châu Á chiếm 37,8%, Châu Úc chiếm 4,5%, Châu Mỹ chiếm 8,6%, Châu phi chiếm 2,1% . Nhìn chung sản phẩm từ chăn nuôi lợn thịt đƣợc sử dụng rộng rãi khắp mọi nơi trên thế giới

( trừ một số nước theo tín ngưỡng Hồi Giáo ) là vì do có giá trị dinh dưỡng cao của thịt lợn là sản phẩm tốt cho con người và nghề chăn nuôi lợn cũng đóng góp một phần không nhỏ cho nền phát triển kinh tế của các nước.

* Số lượng chăn nuôi lợn ở các nước trên thế giới

Số đầu lợn hàng năm nhiều nhất thuộc về Trung Quốc với 451.13 triệu con, tiếp theo là Liên Minh Châu Âu với 148,72 triệu con đứng thứ hai, thứ ba là nước Mỹ với 68, 92 triệu con, thứ tƣ là Brazin với 39,42 triệu con, thứ năm là Nga với 21,27 triệu con

* Sản phẩm chăn nuôi lợn thịt

Tổng sản lƣợng thịt sản xuất năm 2016 của toàn thế giới là 118,4 triệu tấn .Trong đó đứng thứ nhất về sản lƣợng thịt là Trung Quốc với 52,99 triệu tấn, thứ hai là Liên Minh Châu Âu với 23,22 triệu tấn, thứ ba là Mỹ với 11,334 triệu tấn, thứ tƣ là Brazin với 3,609 triệu tấn, thứ năm là Nga 2,675 triệu tấn, thứ 6 là Việt Nam với 2,475 triệu tấn [24].

* Phương thức chăn nuôi trên thế giới hiện nay

Hiện nay phương thức chăn nuôi trên thế giới vẫn là ba hình thức chăn nuôi cơ bản đó là : Chăn nuôi theo quy mô công nghiệp thâm canh công nghệ cao, chăn nuôi theo trang trại bán thâm canh và chăn nuôi theo nông hộ quy mô nhỏ và quảng canh.

Trong đó chăn nuôi theo quy mô công nghiệp thâm canh công nghệ cao ví dụ nhƣ áp dụng khoa học- công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ sinh sản vào trong chăn nuôi lợn để tạo điều kiện tốt nhất về sinh sản, giống, chuồng trại , vệ sinh, thu hoạch sản phẩm, quản lý xử lý môi trường, .Và công nghệ này hiện đang áp dụng nhiều ở Châu Âu và Châu Mỹ - các nước phát triển .

Còn chăn nuôi bán thâm canh và quảng canh chủ yếu đƣợc áp dụng ở các nước đang phát triển như Châu Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh.

1.2.2. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn thịt ở Việt Nam

Cũng nhƣ trên toàn thế giới, ngành nghề chăn nuôi lợn thịt ở Việt Nam có nguồn gốc từ rất lâu đời. Nghề chăn nuôi lợn thịt và nghề trồng lúa nước được gắn liền với nhau và phát triển theo nền văn hóa Việt Nam.Theo các tài liệu của các nhà khảo cổ học lẫn các nhà văn hóa Việt Nam cho rằng nghề chăn nuôi lợn thịt và nghề trồng lúa nước phát triển vào những giai đoạn văn hóa Gò Mun và Đông Sơn đặc biệt phát triển ở thời kỳ các vua Hùng.Tuy nhiên, trải qua 1000 năm Bắc thuộc và dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, đời sống của người nông dân gặp muôn vàn khó khăn vì thế ngành nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng không đƣợc phát triển.

Vào cuối thế kỷ XVIII, khi có trao đổi nền văn hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam, nghề chăn nuôi lợn thịt đƣợc chú trọng và phát triển , tuy nhiên trình độ chăn nuôi lợn thịt còn thấp nên không đạt đƣợc hiệu quả cao.

Vào khoảng năm 1925,đất nước ta còn đang trong thời kỳ Pháp thuộc, Pháp đã bắt đầu nhập một số giống lợn Châu Âu vào nước ta như giống lợn Yorkshire, Berkshire và cho lai tạo với các giống lợn nội ở nước ta như lợn Mong Cái, lợn Ỉ và lợn Bồ Xụ làm cho tăng nhanh về số lƣợng , chất lƣợng đàn lợn cũng nhƣ không ngừng cải thiện gien của đàn lợn làm cho đàn lợn thích hợp phát triển ở nước ta.

Trong thời gian từ 1960, chúng ta đã nhập nhiều giống lợn cao sản thông qua sự giúp đờ của các nước XHCN anh em. Có thể nói, chăn nuôi lợn được phát triển qua các giai đoạn nhƣ sau:

- Giai đoạn từ 1960 - 1969: Giai đoạn khởi xướng các quy trình chăn nuôi lợn

thịt theo hướng chăn nuôi công nghiệp.

- Giai đoạn từ 1970 - 1980: Giai đoạn nước ta bắt đầu hình thành các nông trường lợn giống quốc doanh với các mô hình chán nuôi lợn thịt công nghiệp được sự đầu tư và hỗ trợ của các nước trong khối XHCN như Liên Xô cũ, Hung-ga-ri, Tiệp Khăc và Cu Ba. Hệ thống nông trường quốc doanh được hình thành và Công ty giống lợn công nghiệp Trung ương cũng phát triển tốt và đảm đương việc cung cấp các giống lợn thịt theo hệ thống công tác giống 3 cấp từ Trung ƣơng đến địa phương. Tuy nhiên, trong những năm chuyển đổi kinh tế dưới sự hỗ trợ của nước XHCN giảm thiểu, cộng thêm đó là tình hình dịch bệnh lợn đã làm cho hệ thống các nông trường giống lợn dần dần bị tan rã hay chuyển đổi từ sở hữu nhà nước sang cổ phần hóa ,tƣ nhân.

- Giai đoạn từ 1986 đến nay: Đây là giai đoạn chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với môi trường sinh thái và nông nghiệp sản xuất hàng hóa để tham gia thị trường khu vực (AFTA) và tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Từ đó, các mô hình chăn nuôi lợn thịt được hình thành và phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh miền Nam và các tỉnh phía Bắc. Các hình thức chăn nuôi lợn thịt theo trang trại và doanh nghiệp tƣ nhân hình thành và phát triển mạnh. Ngoài ra, còn có nhiều doanh nghiệp và công ty chăn nuôi lợn thịt có vốn đầu tư 100% của nước ngoài. Với hình thức chăn nuôi công nghiệp tập trung này, trong những năm tới ngành nghè chăn nuôi lợn thịt nước ta sẽ phát triển một cách nhanh chóng.Tuy nhiên , hiện nay hình thức chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn, 96,4% ở các khu vực nông thôn. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp, công ty hay các Trung tâm giống lợn đã có khả năng sản xuất các giống lợn tốt đáp ứng đƣợc nhu cầu nuôi lợn cao nạc và phát triển chăn nuôi lợn thịt dưới các hình thức khác nhau trong cả nước.

Tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng ngành chăn nuôi lợn thịt ở nước ta vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức. Người dân vẫn chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, khó kiểm soát chiếm tỷ trọng cao còn chăn nuôi trang trại tăng nhanh nhưng thiếu bền vững, tập trung. Dich bệnh thường xuyên xảy ra như:

lở mồm long móng, dịch lợn tai xanh với tần suất xuất hiện có xu hướng ngày một ngắn lại.... Quản lý thị trường vẫn còn nhiều yếu kém, vốn đầu tư cho chăn nuôi lợn thịt còn hạn hẹp, chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, lãi suất cao, khó tiếp cận.

1.2.3. Bài học kinh nghiệm về Phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng bền vững cho huyện Lý Nhân, Tỉnh Hà Nam

* Nhà nước cần hỗ trợ, đầu tư đối với ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng vì chăn nuôi lợn có vai trò quyết định trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành chăn nuôi và đóng góp cho sự phát triển của kinh tế của đất nước .

* Cần chú trọng những vấn đề kỹ thuật mà thế giới quan tâm trong ngành chăn nuôi lợn, đặc biệt là nguồn gốc, chất lƣợng con giống .

* Nhà nước và người chăn nuôi cần thống nhất, đồng bộ, có kế hoạch và thực hiện cũng nhƣ kiểm tra giám sát chặt chẽ các nội dung nhƣ quy hoạch, đầu tƣ, sản xuất, thu mua, chế biên, tiêu thụ của tất cả các cấp, các ngành.

* Huyện Lý Nhân cần phải chú ý công tác quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung, xa khu dân cƣ để từ đó giúp cho việc đầu tƣ thâm canh có hiệu quả, và đƣa các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào trong chăn nuôi, để chế biến và tiêu thụ sản phẩm đƣợc thuận lợi và đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao .

* Phát triển chăn nuôi lợn thịt ở những nơi xa trung tâm hoặc xa cơ sở chế biến; gắn liền với các tổ chức thu mua, sơ chế .

* Thực hiện tốt tất cả các khâu của quá trình chãn nuôi lợn thịt nhý: giống, thức ãn, chãm sóc và phòng trừ dịch bệnh, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và kể cả nghiên cứu khoa học.

* Chăn nuôi lợn thịt phải kết hợp với việc bảo vệ môi trường, phát triển chăn nuôi trong hệ thống nông nghiệp theo hướng bền vững.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triến chăn nuôi lợn thịt theo hướng bền vững trên địa bàn huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)