CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Tính bền vững trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Lý Nhân
3.3.1. Tính bền vững , hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra về mặt
Về chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất, đƣợc cấu thành bởi hai thành phần là giá trị sản phẩm chính và sản phẩm phụ. Sản phẩm chính là lợn thịt. Tại huyện Lý Nhân có các ngành chăn nuôi gà, vịt, cây ăn quả có giá trị cao và nuôi cá phát triển mạnh nên sản phẩm phụ của chăn nuôi lợn là phân chuồng trở nên có giá trị, bên cạnh đó phân chuồng cũng dùng để sản xuất khí biogas.
Bảng 3.11 thể hiện kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của HGĐ điều tra.
(Đvt: 1000 đồng ) Chỉ tiêu ĐVT QMCN Nhỏ QMCN Vừa QMCN Lớn
1. Số hộ Hộ 31 56 33
2. GO 1000đ 4.557 5.069 5.557
3. TC 1000đ 3654,69 4048,47 4451,99
4. IC 1000đ 3633,69 4013,47 4398,99
- Giống 1000đ 1153,85 1600,00 2156,21
- Thức ăn 1000đ 2429,21 2266,67 2025,32
- Thú y 1000đ 15,38 66,67 101,27
- Chi phí khác 1000đ 35,25 80,14 116,2
5. VA 1000đ 923 1.055 1.158
6. MI 1000đ 902 1.020 1.105
7. Khấu hao TSCĐ 1000đ 21 35 53
8. Lao động 1000đ 535,01 423,14 309,21
9. Lợi nhuận 1000đ 367 597 796
* Hiệu quả tính theo TC
- GO/TC Lần 1,247 1,252 1,248
- VA/TC Lần 0,253 0,261 0,260
- MI/TC Lần 0,247 0,252 0,248
- Pr/TC Lần 0,100 0,148 0,179
* Hiệu quả tính theo IC
- GO/IC Lần 1,254 1,263 1,263
- VA/IC Lần 0,254 0,263 0,263
- MI/IC Lần 0,248 0,254 0,251
- Pr/IC Lần 0,101 0,149 0,181
* Hiệu quả tính theo LĐ
- GO/L 1000đ 8,517 11,979 17,972
- VA/L 1000đ 1,725 2,494 3,746
- MI/L 1000đ 1,686 2,412 3,574
- Pr/L 1000đ 0,686 1,412 2,574
( Nguồn: Tổng hợp tính toán qua kết quả điều tra khảo sát ) Trong đó :
- L : lao động
- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của sản phẩm chính và sản phẩm
n
phụ (phân bón...) của chăn nuôi lợn thịt. GO = ^ Qi * Pi
i=1
Trong đó: Qi là sản lƣợng sản phẩm loại i (thịt lợn)
- Chi phí, tổng chi phí (TC): là toàn bộ chi phí cố định FC và cho phí biến đổi VC: TC = FC + VC
- Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ các chi phí thường xuyên về vật chất như:
giống, thức ăn, thuốc phòng và chữa bệnh... và các khoản chi phí vật chất khác không thể khấu hao tài sản cố định.
- Giá trị gia tăng (VA): là giá trị của lao động thuê và vật chất tăng thêm trong quá trình sản xuất: VA = GO - IC
- Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất gồm công lao động và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích, một con gia súc hoặc trên một công lao động.
MI = VA - (A + T + L)
- Lợi nhuận sản xuất (Pr): chỉ tiêu phản ánh thu nhập ròng của quá trình sản xuất. Lợi nhuận càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao.
Pr = MI - L*Pi
Qua bảng 3.11 ta nhận thấy, về kết quả sản xuất chăn nuôi quy mô lớn mang lại giá trị sản xuất vƣợt trội so với chăn nuôi vừa và chăn nuôi nhỏ lẻ. Điều này là dễ hiểu khi mà với chăn nuôi quy mô lớn có quy mô về vốn, về con giống, đồng thời lại có sự đầu tƣ mạnh về kỹ thuật chăn nuôi nên giá trị thu đƣợc luôn lớn hơn. Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không có bể biogas nên ngoài sản phẩm chính là thịt lợn thì sản phẩm phụ chỉ là sử dụng phân chuồng làm phân bón, trong khi đó, các hộ chăn nuôi lớn và vừa ngoài phân bón thì sản phẩm phụ có giá trị lớn hơn nhiều chính là dùng khí biogas để đun nấu, thậm chí có thể phát điện.
Về mức độ đầu tƣ cho phí cho các nhóm hộ chăn nuôi cũng rất khác nhau. Trong đó chi phí cho 100kg lợn hơi xuất chuồng của hộ quy mô chăn nuôi lớn là lớn nhất với 4.451.990 đồng, sau đó đến hộ chăn nuôi vừa và thấp nhất là chăn nuôi nhỏ lẻ với 3.654.690 đồng.
Về chi phí cho thức ăn, đây là lĩnh vực được tất cả người chăn nuôi và Nhà nước đều đặc biệt quan tâm vì thức ăn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng các chi phí cho chăn nuôi lợn thịt. Với chăn nuôi tập trung bao giờ chi phí thức ăn cũng chiếm tỉ lệ cao hơn
các hộ chăn nuôi quy mô vừa là 55,99% và hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ là 66,47%. Sở dĩ có sự khác nhau nhƣ vậy là do các hộ chăn nuôi quy mô lớn và hộ chăn nuôi quy mô vừa cho lợn ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp, lợn nhanh lớn, khả năng tăng trọng cao, do đó rút ngắn thời gian nuôi/lứa so với cách nuôi truyền thống với cùng một giống lợn.
Bên cạnh chi phí về thức ăn thì chi phí giống cũng là một trong những chi phí cao trong tổng chi phí của chăn nuôi lợn thịt. Các hộ chăn nuôi quy mô lớn và vừa thường mua giống tốt, có trọng lƣợng lớn, số lƣợng nhiều nên chi phí nhập bình quân lớn hơn so với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Chi phí giống của các hộ chăn nuôi quy mô lớn cho 100kg lợn hơi xuất chuồng là 2.156.210 đồng (chiếm 48,43%) trong khi đó của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chỉ là 1.153.850 đồng (chiếm 31,57%).
Chi phí cho công tác thú y chỉ chiếm một phần nhỏ trong chi phí cho chăn nuôi lợn thịt (0,5 - 2,2 %) tuy nhiên lại có vai trò hết sức quan trọng. Các hộ chăn nuôi quy mô lớn thường có chế độ tiêm phòng nghiêm ngặt, đúng quy trình, mức đầu tư cho 100kg lợn hơi là 101.270 đồng, các hộ chăn nuôi quy mô vừa là 66.670 đồng, và các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ là thấp nhất với chỉ 15.380 đồng.
Đồng thời cần tính đến chi phí lao động, phần lớn các hộ chăn nuôi quy mô vừavà hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đều sử dụng lao động gia đình, các hộ chăn nuôi quy mô vừa từ 30 - 50 lợn thịt có thêm lao động thời vụ, chỉ có các hộ chăn nuôi quy mô lớn là thuê lao động ngoài cố định (từ 1 - 6 lao động tùy theo quy mô chăn nuôi). Bên cạnh thuê lao động ngoài thì lao động chính của các hộ chăn nuôi quy mô lớn dưới 350 con vẫn là lao động gia đình. Từ thực tế trên gây khó khăn cho việc tính toán chi phí lao động, khó có thể tách công lao động gia đình ra do vậy ở đây chúng tôi quan tâm tới giá trị mà một lao động tạo ra để có đƣợc 100kg lợn hơi ở mỗi hình thức tố chức chăn nuôi lợn thịt.
Một trong những chỉ tiêu mà các hộ chăn nuôi thường quan tâm nhất là MI, ta thấy nó có giá trị tuyệt đối cao nhất ở hộ chăn nuôi quy mô lớn (1.105 nghìn đồng). Điều này thực chất đã phán ánh rằng đa số các hộ chăn nuôi theo hình thức chăn nuôi quy mô lớn là những người chăn nuôi chuyên nghiệp hơn đồng thời tốc độ xoay vòng vốn của loại hình này cao cho nên tạo ra nhiều giá trị trong một năm hơn các loại hình khác.
có nhiều hộ không chỉ quan tâm đến chỉ tiêu MI, có nghĩa là họ không chỉ chăn nuôi lợn để nhằm mục tiêu “lấy công làm lãi”, cho nên chỉ tiêu lợi nhuận cũng đƣợc coi trọng.
Với chỉ tiêu này ta thấy tỉ lệ thuận với MI ở tất cả các tố chức chăn nuôi, lợi nhuận các hộ chăn nuôi quy mô lớn nhận đƣợc cho 100kg lợn hơi là 796.000 đồng, các hộ chăn nuôi quy mô vừa là 597.000 đồng, trong khi đó các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chỉ thu đƣợc 367.000 đồng, ít hơn rất nhiều so với chăn nuôi quy mô lớn .
Trên cơ sở các kết quả, chi phí thu đƣợc từ chăn nuôi lợn thịt, chúng tôi tiến hành tính toán các chỉ tiêu để phân tích rõ hơn về hiệu quả kinh tế.
Với chỉ tiêu kết quả thì điều dễ giải thích là nó tăng theo quy mô, tuy nhiên với chỉ tiêu hiệu quả (đối với GO, VA, MI) tính trên một đồng IC và trên TC thì ở hộ chăn nuôi quy mô vừa lại cho hiệu quả cao nhất, còn với chỉ tiêu Pr thì lại vẫn tăng theo quy mô.Bởi vì là do các hộ chăn nuôi quy mô lớn đƣợc đầu tƣ xây dựng với nguồn vốn lớn, cũng nhƣ các khoản chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh lớn nên kết quả tính toán cho thấy chƣa hiệu quả bằng chăn nuôi quy mô vừa, tuy nhiên tính về lợi nhuận thì chăn nuôi quy mô lớn lại hiệu quả hơn do vậy vẫn là cơ sở khuyến khích người dân chuyển qua chăn nuôi lợn thịt theo hướng chăn nuôi quy mô lớn tập trung. Tuy nhiên, qua số liệu này cho thấy, chăn nuôi quy mô lớn nếu không đáp ứng đƣợc các yêu cầu kỹ thuật thì sẽ không hiệu quả bằng chăn nuôi quy mô vừa.
Xét hiệu quả sử dụng lao động, ta thấy: các chỉ tiêu tăng theo quy mô. Trong đó, thu nhập hỗn hợp trên công lao động ở hộ chăn nuôi quy mô lớn cao nhất là 3,574 ngàn đồng, có nghĩa là khi bỏ ra một công lao động sẽ thu về đƣợc 3,574 ngàn đồng thu nhập hỗn hợp. Điều đó cho thấy các hộ chăn nuôi quy mô lớn sử dụng lao động hiệu quả hơn so với các hộ chăn nuôi quy mô vừa và hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.