CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.2.1. Dân số và lao động của huyện Lý Nhân
Lao động là yếu tố cơ bản, quan trọng không thể thiếu đƣợc cho mọi quá trình sản xuất, đặc biệt ngành nông nghiệp cần một số lƣợng lao động rất lớn. Lý Nhân là huyện có số nhân khẩu và lao động ngày càng có xu hướng tăng lên.
Bảng 2.2. Đặc điểm dân số và lao động huyện Lý Nhân (31/12/2016)
TT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Tổng số nhân khẩu Khẩu 177.600 100,00
a Khẩu nông nghiệp " 107.143 60,33
b Khẩu phi nông nghiệp " 70.457 39,67
2 Tổng số hộ Hộ 56.580 100,00
a Hộ nông nghiệp " 36.946 65,30
b Hộ phi nông nghiệp " 19.634 34,70
3 Tổng số lao động LĐ 104.740 100,00
a Lao động nông nghiệp " 66.373 63,37
b Lao động phi nông nghiệp " 38.367 36,63 4 Các chỉ tiêu bình quân
a Bình quân khẩu/hộ Khẩu/hộ 3,14
b Bình quân lao động/ hộ LĐ/hộ 1,85
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Lý Nhân) Tình hình thực tiễn của huyện cho thấy tỷ lệ lao động nông nghiệp đang có xu hướng giảm, lao động phi nông nghiệp ngày càng tăng. Nguyên nhân là do trên địa bàn huyện đã có một số nhà máy, công ty đi vào hoạt động, do đó một số lao động nông nghiệp đã chuyển sang làm công nghiệp và dịch vụ.
2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng
* Hệ thống giao thông:
Hệ thống giao thông đường bộ của huyện được nâng cấp và quản lý tốt đã
tạo nên mạng lưới giao thông của huyện ngày càng phong phú và đa dạng. Phía đông huyện có sông Hồng chạy dài từ đầu huyện đến cuối huyện các đường tỉnh lộ chạy qua với chiều dài là 26,25 km, đường quốc lộ 38B với tổng chiều dài là 31,75 km, đường huyện dài 50,2 km, đường liên thôn, liên xã dài 868,5 km. Trong những năm qua, hệ thống giao thông của huyện được đầu tư khá lớn, các tuyến đường trong huyện đã đƣợc nâng cấp, cứng hoá bằng trải nhựa và bê tông hoá. Xe ô tô có thể đến đƣợc tất cả các trung tâm xã, thị trấn và các khu dân cƣ. Nhƣ vậy hệ thống giao thông của huyện khá thuận lợi, đáp ứng tốt hơn việc đi lại, giao lưu buôn bán hàng hoá thông thương với các thị trường trong khu vực.
* Hệ thống thuỷ lợi :
Hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh, trên địa bàn huyện có 2 trạm bơm lớn làm nhiệm vụ tưới tiêu thuộc Công ty khai thác công trình Thuỷ lợi Nam Hà Nam quản lý là Trạm bơm Quan Trung và trạm bơm Nhƣ Trác, có 48 trạm bơm nhỏ, công suất từ 1000m3/h đến 4000m3/h làm nhiệm vụ chống úng lụt và kết hợp tới tiêu. Đồng thời trên toàn huyện có 10 máy bơm di động với công suất là 750 m3/h/máy. Hệ thống kênh mương rất tốt, thường xuyên được tu bổ, hệ thống mương máng đang dần đƣợc bê tông hoá.
* Hệ thống điện và thông tin liên lạc:
Hệ thống lưới điện đã phủ kín trên toàn bộ địa bàn huyện, số máy biến áp được lắp đặt là 238 máy với tổng công suất 47.460 KVA. Có đường điện 110 KV và 35KV chạy qua, 100% số hộ sử dụng điện lưới quốc gia phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
* Dịch vụ bưu chính viễn thông
Hệ thống bưu chính, viễn thông của huyện Lý Nhân trong những năm gần đây phát triển nhanh, đến nay 100% số thôn đã có đầu cáp điện thoại cố định, 100% số xã có bưu cục hoặc điểm bưu điện văn hoá. Tổng số máy điện thoại là 7.311 máy, trong đó máy cố định là 4.701 máy, máy di động là 2.610 máy. Bình quân đạt tỷ lệ 4,1 điện thoại/100 dân và với 5.979 thuê bao internet.
* Y tế, giáo dục:
Công tác giáo dục và đào tạo của huyện Lý Nhân trong những năm gần đây có sự chuyển biến tích cực, hệ thống trường lớp được giữ ổn định và phát triển với 84 trường học. Phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia đang được phát triển mạnh, đến nay toàn huyện có 55/84 trường học được công nhận là trường chuẩn quốc gia. Hệ thống y tế từ huyện đến cơ sở đƣợc củng cố, công tác phòng và chữa bệnh được quan tâm thường xuyên, không để dịch bệnh xẩy ra. Trung tâm y tế huyện đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp khang trang, số trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh đƣợc hiện đại hoá, dần đáp ứng đƣợc nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
Có 6/23 trạm y tế đƣợc công nhận là trạm y tế chuẩn quốc gia.
2.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Lý Nhân
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của huyện Lý Nhân đạt bình quân 12,5%/năm, là một trong những huyện có tốc độ phát triển cao nhất của tỉnh Hà nam.
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, tỉ trọng công nghiệp tăng dần, tỉ trọng nông nghiệp giảm dần. Năm 2016 cơ cấu kinh tế của huyện là: nông nghiệp, chăn nuôi, thuỷ sản chiếm 34,8%, công nghiệp-TTCN- xây dựng chiếm 33,6%, thương mại, dịch vụ chiếm 31,6%. Tổng giá trị sản xuất toàn huyện năm 2016 đạt 2.136.510 triệu đồng (tính theo giá cố định năm 2013).
Trong ngành nông nghiệp, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 4,02%. Tích cực chuyển đổi cơ cấu giống, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện mô hình cánh đồng mẫu, cấy lúa chất lƣợng cao...Diện tích lúa có chất lƣợng cao hàng năm đều đạt trên 30% tổng diện tích cấy lúa, cây vụ đông phát triển khá mạnh và chiếm trên 73% tổng diện tích canh tác. Giá trị thu đƣợc trên 1 ha đất canh tác năm 2016 bình quân đạt 85,2 triệu đồng, tăng 2,88 triệu đồng/ha so với năm 2015.
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)
Số lượng (Tr đồng)
Cơ cấu (%)
Số lượng (Tr đồng)
Cơ cấu (%)
Số lượng (Tr đồng)
Cơ cấu
(%) 15/14 16/15 Bình quân I- Tổng giá trị sản xuất 1.601.200 100 1.913.900 100 2.136.510 100,00 119,53 111,63 115,58 1- Nông nghiệp 460.300 28,75 479.100 25,03 498.100 23,31 104,08 103,97 104,02 Trồng trọt 309.200 67,17 316.500 66,06 323.550 64,96 102,36 102,23 102,29 Chăn nuôi 147.200 31,98 157.800 32,94 169.350 34,00 107,20 107,32 107,26 Dịch vụ Nông nghiệp 3.900 0,85 4.800 1,00 5.200 0,24 123,08 108,33 115,70 2- Công nghiệp- xây dựng 604.000 37,72 769.000 40,18 903.000 42,27 127,32 117,43 122,37 3- Thương mại – dịch vụ 536.900 33,53 665.800 34,79 735.410 34,42 124,01 110,46 117,23
II- Một số chỉ tiêu
1- Giá trị sản xuất/khẩu 4,000 5,200 5,700 130 109,62 119,80
2- Giá trị sản xuất/ LĐ 33,61 41,18 51,8 122,52 125,79 124,15
3- Giá trị SX/ hộ 58,64 71,95 88,5 122,70 123,00 122,85
4-GTSX ngành trồng trọt/1ha
đất NN 53,4 58 60 108,61 103,45 106,03
5-GTSX ngành trồng trọt/1ha
đất canh tác 76,2 82,32 85,2 108,03 103,50 105,76
(Nguồn : Chi cục thống kê huyện Lý Nhân )
trọng ngành chăn nuôi tăng từ 31,98% năm 2011 lên 34% năm 2016. Tốc độ phát triển của ngành này trong 3 năm là 7,3%. Ngành dịch vụ nông nghiệp cũng có xu hướng tăng đều, bình quân 3 năm tăng 15,7%, nhƣng cơ cấu giá trị sản xuất của ngành này nhỏ (chiếm 0,24%).
+ Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển nhanh, bình quân hàng năm tăng trưởng 22,4%. Việc quy hoạch phát triển làng nghề truyền thống đã hình thành như: làm bánh đa nem xã Nguyên Lý, sản xuất mây tre đan, thêu ở xã Đồng Lý và Đạo Lý, Dệt ở Hoà Hậu, sản xuất vật liệu xây dựng Hoà Hậu, Chân Lý, Nhân Đạo, chế biến đồ gỗ ở Đồng Lý, Nhân Khang. Cùng với phát triển của tiểu thủ công nghiệp hàng năm tạo việc làm cho từ 2.500 đến 2.700 lao động của ngành nông nghiệp.
+ Về công tác văn hoá: Phong trào xây dựng làng văn hoá và gia đình văn hoá đƣợc giữ vững, đến nay toàn huyện có 201/347 làng, xóm đƣợc công nhận là làng, xóm văn hoá chiếm 58%, có 85,5 % số gia đình đƣợc công nhận là gia đình văn hoá, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc hiếu, việc hỷ đƣợc duy trì và giữ vững, không còn những tập tục lạc hậu, cơ sở vật chất và các thiết chế văn hoá đƣợc quan tâm đầu tƣ.
+ Công tác chính sách xã hội đƣợc quan tâm và thực hiện kịp thời, đảm bảo dân chủ công khai, đúng đối tƣợng, đúng chế độ. Huyện đã đầu tƣ 6,85 tỷ đồng hỗ trợ kinh phí cho 841 hộ nghèo xoá nhà không an toàn, toàn huyện không còn hộ đói (tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 còn 8,73%).
+ An ninh chính trị đƣợc ổn định, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo, hàng năm đều hoàn thành 100% chỉ tiêu tuyển chọn và giao quân đạt chất lƣợng, công tác tiếp dân, giải quyết đơn thƣ tố cáo đƣợc thực hiện kịp thời, đúng luật. Góp phần ổn định tình hình an ninh nông thôn. Từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn trên địa bàn huyện Lý Nhân.
Đơn vị tính :%
TT Chỉ tiêu 2014 2015 2106
Tổng GDP 14,5 13,75 12,75
1 Nông nghiệp 7,48 6,32 5,4
2 Công nghiệp- xây dựng 14,75 22,8 18,7
3 Thương mại - dịch vụ 21,2 21 18
( Nguồn : Báo cáo kết quả phát triển KT- XH của huyện Lý nhân) Tốc độ tăng trưởng GDP của huyện Lý Nhân trong 3 năm 2014-2016 ở mức tăng trưởng khá GDP của tỉnh Hà Nam (GDP của tỉnh là 12,5 %) . Trong đó tăng trưởng GDP của các ngành là khác nhau rõ rệt : ngành nông nghiệp tăng trưởng giảm , bên cạnh đó ngành công nghiệp – xây dựng và Thương mại – dịch vụ có tốc độ tăng trưởng mạnh.Tốc độ tăng truởng GDP của ngành nông nghiệp giảm dần còn tốc độ tăng trưởng ngành công nghiêp – xây dựng, thương mại dịch vụ tăng mạnh.