Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Lý Nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triến chăn nuôi lợn thịt theo hướng bền vững trên địa bàn huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 94 - 98)

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Lý Nhân

3.4.1. Điều kiện tự nhiên

* Thời tiết khí hậu

Chăn nuôi lợn thịt chịu ảnh hưởmg khá nhiều của thời tiết khí hậu. Thực tế cho thấy, tại những nơi có điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi sẽ hạn chế đƣợc những bất lợi rủi ro do thiên nhiên gây ra. Huyện Lý Nhân nằm trong vùng khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, mùa hạ nóng ẩm, mƣa nhiều mùa đông lạnh, ít mƣa thích hợp để chăn nuôi lợn. Ngoài ra, địa hình của huyện Lý Nhân cũng khá bằng phẳng thuận lợi cho việc xâv dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển các ngành kinh tế nói chung và ngành chăn nuôi lợn thịt nói riêng.

* Vị trí địa lý, đất đai

Vị trí địa lý có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và sự phát triển của kinh tế hộ chăn nuôi lợn thịt. Những hộ nông dân có vị trí thuận lợi như gần đường giao thông, gần các cơ sở chế biển, gần thị trường tiêu thụ sản phẩm, gần trung tâm các khu công nghiệp, đô thị lớn sẽ có điều kiện phát triến hơn.

Đất đai cho phát triển chăn nuôi lợn thịt ở huyện Lý Nhân khá dồi dào. Theo báo cáo của Phòng tài nguyên môi trường năm 2016, diện tích đất chưa sử dụng chiếm 24,3 ha là một lợi thế để mở rộng quy mô chăn nuôi. Do đó, cần giảm diện tích đất chƣa sử dụng, tăng diện tích đất nông nghiệp, quy hoạch mở rộng chăn nuôi đất chuyên dùng và đẩt ở, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi lợn.

- Giống:

Con giống, giống lợn thịt đƣợc sử dụng chủ yếu hiện nay ở Huyện Lý Nhân là giống lợn siêu nạc. Nguồn giống trên địa bàn huyện khá đa dạng. Trong những năm gần đây, nhiều hộ chăn nuôi quy mô vùa và lớn đã tự sản xuất đƣợc giống, không chỉ cung cấp cho chính mình mà còn cung cấp cho cả các hộ chăn nuôi lợn khác ở trong và ngoài xã. Bên cạnh đó các hộ chăn nuôi quy mô lớn và vừa liên kết với Trung tâm Giống Vật nuôi chất lƣợng cao ở Thành phố Nam Định để luôn luôn đƣợc đảm bảo về nguồn giống do trung tâm cung cấp. Tuy nhiên, do nhu cầu chăn nuôi lợn thịt ngày càng tăng do vậy, vẫn còn hiện tượng nhiều hộ chăn nuôi mua giống trôi nổi trên thị trường, không có nguồn gốc gây nguy cơ về dịch bệnh cao, cũng nhƣ chất lƣợng không đảm bảo.

- Nguồn thức ăn:

Về thức ăn chăn nuôi, Huyện Lý Nhân có lợi thế lớn là tiếp giáp huyện Bình Lục có nhà máy thức ăn gia súc Hồng Hà đóng trên địa bàn. Tuy nhiên, do công suất của nhà máy thấp (17%) do vậy chỉ cung cấp đƣợc một lƣợng nhỏ thức ăn cho lợn (10%) so với nhu cầu của các hộ chăn nuôi. Thị trường thức ăn công nghiệp trên địa bàn rất đa dạng và phong phú về chủng loại, tuy nhiên chƣa có sự kiểm định về chất lƣợng các loại thức ăn này.

Qua điều tra thực tế cho thấy, có tới 71,58% số hộ đƣợc hỏi cho biết sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi lợn thịt, các hộ này tập trung vào nhóm các hộ chăn nuôi quy mô lớn và vừa. Còn các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chủ yếu sử dụng nguồn thức ăn tận dụng.

“ Ông Nguyễn Văn Vóc, xã Nhân Chính, huyện Lý Nhân cho biết: Trước đây, gia đình ông thường duy trì đàn lợn từ 100 đến 200 con và 30 con lợn nái, hai năm trở lại đây, do giá thức ăn tăng cao, giá thịt lợn hơi lại giảm, số đầu lợn của gia đình giảm còn một nửa; lượng thức ăn giảm từ mười tấn/tháng xuống còn năm tấn/tháng. Từ khi được tham gia mô hình cung ứng thức ăn chăn nuôi có sự liên kết giữa doanh nghiệp - ngân hàng - người chăn nuôi, gia đình ông đã giảm được từ 5 đến 7% chi phí cho một tấn thức ăn (tùy theo từng chủng loại thức ăn). Các hộ chăn nuôi đƣợc thế chấp với ngân hàng

đầu tƣ cho giống và thức ăn, yên tâm tập trung sản xuất chăn nuôi thật tốt để có lãi cao.

Đến khi lợn đƣợc xuất chuồng, sẽ thanh toán tiền thức ăn với công ty qua tài khoản của ngân hàng, số lợi nhuận còn lại người chăn nuôi được hưởng. Đây là mô hình có nhiều thuận lợi hỗ trợ nông dân đƣợc mua thức ăn trực tiếp từ nhà máy mà không phải qua khâu trung gian, đã giúp người chăn nuôi giảm được khoảng 7% chi phí cho một lứa lợn xuất chuồng. “

- Tĩnh hình bệnh dịch và công tác thú y:

Trong những năm qua, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, gần nhƣ không có năm nào mà Huyện Lý Nhân không xảy ra dịch bệnh ở lợn. Công tác thú y, phòng chống dịch bệnh luôn đƣợc ƣu tiên, chú trọng hàng đầu tuy nhiên tình hình vẫn chƣa có nhiều khả quan khi mà công tác phòng, chống dịch bị phản ánh là còn chậm và chƣa quyết liệt.

Về nhận thức của các hộ chăn nuôi, trong khi 100% các hộ chăn nuôi quy mô lớn , 90% các hộ chăn nuôi quy mô vừa tiêm đúng quy trình, thì tương ứng chỉ có 48% hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ tiêm đúng quy trình, và có tới 52% hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không tiêm phòng cho lợn. Đây thực sự là con số đáng báo động. Mặc dù các hộ chăn nuôi quy mô lớn và vừa thực hiện tốt việc tiêm phòng cho lợn nhƣng với việc ý thức tiêm phòng của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ còn thấp thì nguy cơ dịch bệnh vẫn luôn rình rập và có thể bùng phát bất cứ lúc nào.

3.4.3. Chính sách khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước (giống, vốn, khuyến nông...) Trong nhiều năm, đã có nhiều chương trình, chính sách của Trung ương về phát triên chăn nuôi lợn như chính sách về đất đai, chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi vay vốn ƣu đãi, hỗ trợ về con giống và xây dựng chuồng trại.... Các chính sách đã tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ đến phát triển chăn nuôi lợn thịt của huyện Lý Nhân

Tuy nhiên, mục tiêu và kết quả của chính sách chƣa đạt đƣợc nhƣ mong muốn và chưa có tính lâu dài, ổn định; Chính sách ban hành chưa kịp thời và thủ tục còn rườm rà;

Việc bạn hành chính sách với việc thực hiện chính sách đối với hộ chăn nuôi còn là khoảng cách xa. hƣ vậy, huyện Lý Nhân đã thực hiện nhiều chính sách đối với ngành chăn nuôi lợn. Thông qua thực hiện đã đem lại những kết quả, góp phần cho sự phát

thực hiện chính sách nhƣ: Ban hành chính sách chƣa đồng bộ, chƣa có tính on định lâu dài; Người chăn nuôi không có thông tin kịp thời đê tiếp cận chính sách; Nguồn vốn đê thực thi các chính sách còn khó khăn, hạn chế... từ đó đã làm ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt của huyện.

3.4.4. Trình độ kỹ thuật của người chăn nuôi

Trình độ của người chăn nuôi lợn tại các hộ điều tra được thể hiện trên biểu 3.15.

Qua bảng khảo sát trên ta thấy đƣợc: có 75% chủ các hộ chăn nuôi có trình độ học vấn hết cấp III, nhiều chủ chăn nuôi quy mô vừa và lớn có trình độ học vấn từ trung cấp đến đại học, do đó thuận lợi cho việc tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, đáp ứng nhu cầu sản xuất của các trang trại.

Bảng 3.15. Trình độ học vấn của các hộ đƣợc điều tra

STT Chỉ tiêu QMCN

Nhỏ

QMCN Vừa

QMCN

Lớn Tổng

cộng Tỷ lệ (%)

1 Số hộ 31 56 33 120

2 Trình độ học vấn 0

a Học hết cấp I 15 0 0 15 8,33

b Học hết cấp II 12 8 0 20 16,67

c Học hết cấp III 9 48 33 85 75

( Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra )

Bên cạnh đó, huyện Lý Nhân thường xuyên tổ chức các buổi tham quan học hỏi kinh nghiệm cũng nhƣ tập huấn về kiến thức chăn nuôi lợn cho các chủ hộ chăn nuôi (bình quân 2-3 lần/năm), nhờ đó nhận thức, trình độ của họ ngày càng cao.

Tuy nhiên, tỷ lệ lao động qua đào tạo chƣa cao. Trong khi phát triển chăn nuôi quy mô lớn đòi hỏi tính chuyên nghiệp, người lao động cần có trình độ kỹ thuật cao, có kỹ năng tổ chức, quản lý tốt. Các trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn hoạt động độc lập, riêng lẻ không có sự liên kết chặt chẽ, trao đổi kinh nghiệm, tiến bộ kỹ thuật trong chăn

3.4.5. Trình độ tổ chức sản xuất (Cung ứng vật tư, Liên kết, Tổ chức thị trường) Thị trường là yếu tố quan trọng nhất, có tính quyết định quá trình sản xuất kinh doanh của bất cứ ngành nghề nào. Do đó, người chăn nuôi phải nghiên cứu yếu tố cung - cầu của thị trường về sản phâm hàng hóa mà mình sản xuất. Từ đó định hướng cho quá trình sản xuất kinh doanh: quy mô, cơ cấu, số lƣợng, chất lƣợng... phù hợp với yêu cầu của thị trường. Qua khảo sát thực tế một số hộ chăn nuôi ở huyện Lý Nhân cho thấy 70%

các hộ đêu có đầu ra rât ôn định do hâu hêt các hộ chăn nuôi lợn đêu có môi quen và nhu cầu về sản phâm chăn nuôi trên địa bàn cũng rất lớn.

Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi của thị trường rất bấp bênh, nên hiệu quả chăn nuôi cũng rất khó kiểm soát. Các sản phẩm của các cơ sở chăn nuôi hiện nay đa số vẫn được bán lẻ, hay bán buôn cho các thương lái, nhà hàng mà không thông qua hợp đồng (100% các hộ chăn nuôi truyền thống, 60,29% hộ chăn nuôi tập trung), nên giá các sản phẩm bán ra không ổn định. Mặt khác, yêu cầu của thị trường về chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Do tình hình dịch bệnh gây tâm lý e ngại sử dụng các sản phẩm chăn nuôi vẫn còn tồn tại trong một bộ phận khá lớn dân cƣ.

Các hộ chăn nuôi chƣa chủ động tìm đối tác làm ăn lâu dài cho mình vì vậy khi giá thịt lợn trên thị trường tăng cao thì doanh thu tăng lên, sản phẩm chăn nuôi bán ra dễ dàng do cầu của thị trường lớn. Ngược lại, khi xảy ra dịch bệnh, mặc dù các sản phẩm vẫn đảm bảo an toàn, nhưng cầu thị trường giảm xuống, giá sản phẩm chăn nuôi giảm, hiệu quả chăn nuôi lợn thị từ đó giảm theo. Thực trạng này không chỉ diễn ra ở các hộ chăn nuôi nhỏ mà các trang trại lớn cũng chỉ có hợp đồng hàng năm chứ chƣa có hợp đồng dài hạn.

Một điểm yếu liên quan tới thị trường nữa là cho tới nay, Huyện Lý Nhân chưa có một điểm giết mổ tập trung nào, việc giết mổ chế biến nhỏ lẻ, phân tán, không đƣợc kiểm soát do vậy cũng hạn chế việc tiếp cận các thị trường lớn, có yêu cầu cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triến chăn nuôi lợn thịt theo hướng bền vững trên địa bàn huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)