Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh phổ yên (Trang 35 - 38)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Cơ sở lý luận về huy động vốn của ngân hàng thương mại

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại

1.1.5.1. Các nhân tố chủ quan

* Chính sách huy động vốn của ngân hàng: Lãi suất là nhân tố quan trọng khi khách hàng gửi tiền. Lãi suất cũng là một chính sách quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Chính sách lãi suất của ngân hàng phải thể hiện được sự linh hoạt, hấp dẫn khách hàng đồng thời đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Hiện nay, các ngân hàng thường sử dụng công cụ lãi suất để cạnh tranh thu hút tiền gửi. Bên cạnh đó các hình thức huy động phong phú và đa dạng, tạo được nhiều tiện ích cho người gửi tiền cũng sẽ huy động được nhiều vốn hơn.

* Uy tín của ngân hàng: Khách hàng thường lựa chọn ngân hàng có uy tín để gửi tiền. Uy tín của ngân hàng thể hiện qua quá trình hoạt động của ngân hàng, loại hình ngân hàng, quy mô vốn, trình độ cán bộ ngân hàng, gia trị thương hiệu, hay kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các ngân hàng có thể tạo uy tín cho mình bằng cách làm cho người gửi tiền tin tưởng về phong cách phục vụ, khoản tiền gửi phải được trả lại cả gốc và lãi đúng hạn. Bên cạnh đó chính sách quảng bá thương hiệu cũng là một biện pháp tốt để tăng uy tín ngân hàng. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng lẫn phong cách phục vụ cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn.

* Các dịch vụ do ngân hàng cung cấp: Một ngân hàng có các dịch vụ đa dạng hơn thì sẽ có nhiều lợi thế hơn so với các ngân hàng khác.

Ngoài cạnh tranh về lãi suất, thì việc cung cấp đa dạng các dịch vụ cũng đóng vai trò quan trọng, bởi vì việc duy trì lãi suất huy động cao trong thời gian dài là rất khó thực hiện (điều này làm tăng chi phí hoạt động, làm giảm lợi nhuận). Bên cạnh dó, trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, lãi suất của các ngân hàng là tương đối đồng đều, thì việc đa dạng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng là giải pháp cần được chú trọng. Sản phẩm huy động đa dạng:

Trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt không chỉ của các ngân hàng cổ phần trong nước mà hiện nay các ngân hàng quốc doanh cũng chịu sự cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng nước ngoài. Do vậy, sự đa dạng trong các sản phẩm huy động vốn như: đa dạng về kỳ hạn tiền gửi, đa dạng về loại tiền gửi, đa dạng về lãi suất… nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người gửi tiền cũng là nhân tố quan trọng trong việc thu hút khách hàng.

* Công nghệ ngân hàng: Kết quả kinh doanh ngân hàng một phần phụ thuộc vào cách thức ngân hàng cung ứng dịch vụ tới khách hàng. Nếu ngân hàng cung ứng dịch vụ một cách chuyên nghiệp, đơn giản, thuận tiện, áp dụng công nghệ hiện đại vào dịch vụ ngân hàng, thì sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Với mức sống và nhận thức ngày càng cao như hiện nay, khách hàng ngày càng yêu cầu phải nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng. Để có thể đáp ứng được nhu cầu đó, đòi hỏi ngân hàng phải không ngừng nâng cấp công nghệ ngân hàng.

* Hoạt động Marketing ngân hàng: Marketing là sản phẩm của nền kinh tế thị trường. Marketing đã trở thành hoạt động không thể thiếu trong các doanh nghiệp nói chung và trong các NHTM nói riêng. Marketing ngân hàng thuộc nhóm Marketing kinh doanh, là lĩnh vực đặc biệt của ngành dịch vụ. Marketing ngân hàng là một hệ thống tổ chức quản lý của một ngân hàng để đạt được mục tiêu đặt ra là thỏa mãn tốt nhất nhu cầu về vốn, về các dịch vụ khác của ngân hàng đối với nhóm khách hàng lựa chọn bằng các chính sách, các biện pháp hướng tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận. Nếu một ngân hàng có

hoạt động Marketing bài bản thì không chỉ hoạt động huy động vốn mà các dịch vụ khác của ngân hàng cũng có hiệu quả hơn.

1.1.5.2. Các nhân tố khách quan

* Thu nhập của khách hàng: Thu nhập ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiết kiệm và tích lũy của khách hàng nên có tác động đến tình hình huy động vốn của ngân hàng. Huy động vốn của ngân hàng không phải luôn tỷ lệ thuận với thu nhập của khách hàng mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác, đặc biệt là tâm lý tiêu dùng của khách hàng. Thông thường, khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng thì những chi tiêu thiết yếu giảm bớt. Khi đó sẽ nảy sinh nhu cầu tiết kiệm để đầu tư hay tiêu dùng trong tương lai. Mặt khác, khi khách hàng càng hiểu rõ về ngân hàng và các dịch vụ của ngân hàng hơn, tiền gửi của khách hàng cũng sẽ nhiều hơn.

* Vị trí địa lý và cơ cấu dân số: Tại nơi dân cư đông đúc, trình độ dân trí cao, kinh tế phát triển, hoặc nơi có nhiều doanh nghiệp hoạt động thì ngân hàng có khả năng huy động được nhiều tiền và chi phí thấp hơn so với các nơi khác.

Tại thành phố ngân hàng huy động vốn dễ hơn ở nông thôn do thói quen cất trữ tiền bạc.

* Yếu tố vĩ mô: Trong một nền kinh tế tăng trưởng, lạm phát hợp lý, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, nhu cầu vốn khi đó tăng cao, lãi suất tiền cho vay tăng lên, khi đó ngân hàng dễ huy động vốn hơn, chi phí huy động giảm, dẫn đến hiệu quả huy động vốn tăng. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái hoặc lạm phát ở mức cao, khách hàng phải chi tiêu nhiều hơn cho nên ít có tiền dư thừa để gửi vào ngân hàng hoặc họ tìm kiếm kênh đầu tư khác an toàn hơn. Bên cạnh đó các doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp sản xuất nên nhu cầu vốn giảm. Cộng với chi phí huy động vốn tăng làm cho hiệu quả huy động vốn giảm xuống.

* Tâm lý số đông và tin đồn: Hai nhân tố này thường rất dễ gây rủi ro cho ngân hàng khi không có biện pháp kiểm soát phù hợp. Hiện nay khi có tin đồn

thất thiệt về khả năng hoạt động yếu kém của ngân hàng hay ban lãnh đạo ngân hàng, nếu không được kiểm soát, sẽ gây hoang mang cho khách hàng, khiến họ không tiếp tục gửi tiền hoặc rút tiền đang gửi, làm cho ngân hàng mất khả năng thanh toán. Hoạt động huy động vốn khi đó sẽ đạt hiệu quả thấp.

* Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại: Trong mạng lưới hệ thống ngân hàng Việt Nam có 43 Ngân hàng Thương mại nội địa, trong đó có 4 ngân hàng thuộc 100% vốn sở hữu của Nhà nước, VCB và Viettinbank do Nhà nước chiếm đa số, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh và 47 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Do vậy sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng gay gắt trong điều kiện hội nhập. Hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày càng chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng nước ngoài cả trong lĩnh vực huy động vốn và cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Các ngân hàng nước ngoài cũng dần dần được đối xử bình đẳng như các ngân hàng trong nước cộng với ưu thế về quy mô và công nghệ ngân hàng hiện đại, ngày càng có khả năng thu hút khách hàng trong và ngoài nước. Đây là mối lo của các ngân hàng trong nước nhất là đối với những ngân hàng quốc doanh với bộ máy cồng kềnh, làm việc chưa chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh phổ yên (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)