Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
(i) Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Những số liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các thông tư, quy định, sách, báo, tạp chí, các công trình đã được xuất bản, các số liệu báo cáo về tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phổ Yên, số liệu từ năm 2019 đến năm 2021. Ngoài ra, đề tài còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học. Sử dụng những số liệu được thu thập có trích dẫn tài liệu tham khảo theo quy định.
(ii) Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: Kiểm tra, phỏng vấn nhanh và thu thập qua bảng khảo sát để thu thập các số liệu sơ cấp.
* Chọn địa điểm khảo sát: Lựa chọn địa điểm điều tra tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phổ Yên với số lượng đối tượng được điều tra.
* Chọn đối tượng khảo sát: Để có đánh giá khách quan về hoạt động huy động vốn của Chi nhánh, tác giả lựa chọn khảo sát 2 nhóm đối tượng:
Thứ nhất: Các cán bộ, nhân viên đang làm việc tại Chi nhánh Phổ Yên.
Thứ hai: Khách hàng cá nhân, doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phổ Yên.
Đối với nhóm KHCN, doanh nghiệp, các đối tượng sau sẽ bị loại trừ khỏi tập quan sát: Khách hàng là nhân viên ngân hàng và khách hàng là người nhà của nhân viên ngân hàng.
* Cỡ mẫu khảo sát
+ Đối với cán bộ, nhân viên Chi nhánh: Tổng số cán bộ, nhân viên của Chi nhánh hiện có 33 người, tác giả tiến hành điều tra tổng thể. Vậy số mẫu cần điều tra là 33 mẫu.
+ Đối với nhóm KHCN, doanh nghiệp: Điều tra ngẫu nhiên khách hàng đã và đang sử dụng huy động vốn của ngân hàng. Tác giả xác định cỡ mẫu theo công thức Slovin:
N 1
n N2
Trong đó:
n là mẫu đi điều tra.
N: Tổng số mẫu
ε: sai số tiêu chuẩn (lấy giá trị xấp xỉ 0,05).
Tổng số mẫu là 330 khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng trung bình trong 1 tháng. Thay số vào công thức trên ta có n= 180 (mẫu). Vậy số mẫu cần điều tra là 180 mẫu.
+ Nội dung của mẫu phiếu điều tra gồm:.
* Phương pháp điều tra
Tác giả xây dựng một hệ thống các câu hỏi khảo sát theo những nội dung xác định nhằm thu thập thông tin khách quan liên quan đến các tiêu chí tổng hợp của phát triển DV ngân hàng. Các câu hỏi này được dựa trên các tài liệu tham khảo, nghiên cứu đã được thực hiện và tham vấn thêm từ chuyên gia để đảm bảo tính cập nhật và chính xác. Đối tượng được khảo sát sẽ trả lời bằng cách trả lời bảng hỏi trong một gian nhất định. Phương pháp này cho phép điều tra, thăm dò đồng loạt nhiều người nên tác giả đã sử dụng phương pháp này.
* Nội dung phiếu điều tra
Bảng câu hỏi điều tra sẽ được chia thành hai phần chính:
Phần I: Thông tin cá nhân (đơn vị) của người (đơn vị) tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra như: Tên, tuổi, giới tính, trình độ đào tạo, chức vụ, thời gian công tác.
Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể được lựa chọn từ phần vấn đề cần giải quyết, xoay quanh các tiêu chí và các chỉ tiêu liên quan đến huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phổ Yên.
Việc chuẩn bị phiếu điều tra và nội dung của phiếu điều tra dựa vào mục tiêu nghiên cứu và mục tiêu của việc điều tra. Đối với một số tiêu chí đánh giá người được hỏi sẽ đánh giá và xếp hạng từ 1 đến 5 tương ứng: Rất tốt, tốt, trung bình, kém, rất kém.
Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như bảng 2.1.
Bảng 2.1: Thang đo của bảng hỏi
STT Thang đo Ý nghĩa
1 1,0 đến 1,8 Kém
2 1,81 đến 2,6 Trung bình
3 2,61 đến 3,4 Khá
4 3,41 đến 4,2 Tốt
5 4,21 đến 5,0 Rất tốt
(Nguồn: Tác giả xây dựng) - Tổ chức điều tra:
Mỗi đối tượng trong mẫu được chọn điều tra tác giả phát 1 phiếu điều tra.
Phương pháp điều tra được thực hiện đan xen, kết hợp giữa phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu gửi lại rồi thu phiếu sau.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
Toàn bộ dữ liệu thu thập được xử lý bởi các chương trình, phần mềm tin
học trên máy tính, số liệu được trình bày trong các bảng, biểu đồ, đồ thị, mô hình để có thể mô tả, đối chiếu, so sánh,... để đưa ra được những kết luận, đánh giá khách quan.
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Từ các số liệu thu thập được ta tiến hành phân tích, tổng hợp chọn lọc các yếu tố cần thiết để tổng hợp thành các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học.
2.2.4. Phương pháp phân tích
- Phương pháp lôgíc: Dựa trên cơ sở lý luận về kinh nghiệm của các ngân hàng trong và ngoài nước được hệ thống hóa; đề tài phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng, từ đó đưa ra những đánh giá cụ thể. Đề tài đưa ra những quan điểm, định hướng và đề xuất những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng.
- Phương pháp diễn giải: Đề tài tiếp cận nghiên cứu từ những cái khái quát đến cái cụ thể. Trên cơ sở đó, đề tài nghiên cứu khái quát về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng, phân tích những nguyên nhân chủ quan và khách quan của hoạt động huy động vốn của Ngân hàng trong từng điều kiện cụ thể, có so sánh với một số ngân hàng khác trong cùng địa bàn.
- Phương pháp quy nạp: Đề tài tiếp cận nghiên từ những cái cụ thể đến cái khái quát. Theo đó, khi nghiên cứu hoạt động huy động vốn của Ngân hàng, đề tài sử dụng cách tiếp cận từ những vấn đề cụ thể thực tiễn về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng để đưa ra những đánh giá khái quát thành những kết luận có tính quy luật và hệ thống.
- Phương pháp thống kê mô tả: là phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát hoạt động huy động vốn của Ngân hàng.
- Phương pháp so sánh: Thông qua nguồn số liệu đã thu thập từ thực tế và các số liệu thứ cấp đã điều tra, tiến hành so sánh thông qua các tiêu chí cụ thể để xem xét hoạt động huy động vốn của Ngân hàng, so sánh giữa các năm,