Chương 3. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TẠI
3.2. Phân tích hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt
3.2.2. Quy mô và cơ cấu huy động vốn
Mặc dù hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của ngành ngân hàng nhưng Chi nhánh đã từng bước khẳng định được thương hiệu và vị thế của mình trong hệ thống các ngân hàng tại thành phố Phổ Yên nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung. Đặc biệt hoạt động huy động vốn đã đạt được những thành tựu đáng kể và liên tục tăng trưởng trong các năm tiếp theo. Điều này được thế hiện rõ qua biểu đồ 3.1.
Biểu đồ 3.1: Quy mô nguồn vốn huy động tại Chi nhánh giai đoạn 2019 – 2021
(Nguồn: Chi nhánh Phổ Yên) 885,687
1,024,233 1,132,220
- 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000
2019 2020 2021
Nguồn vốn
Tình hình huy động vốn của Chi nhánh giai đoạn 2019 - 2021 có sự tăng trưởng nhưng không đều. Tổng vốn huy động trong năm 2020 tăng 15,64% so với năm 2019 tương ứng tăng 138.546 triệu đồng. Đây là tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng nhưng sang đến năm 2021, tuy có tăng so với năm 2020 nhưng tốc độ tăng chỉ còn 10,54% tương ứng tăng 107.987 triệu đồng.
Mức tăng trưởng ấn tượng của Chi nhánh vào năm 2020 chủ yếu là do tình hình thị trường. Thị trường tiền tệ năm 2020 mặc dù có nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch covid 19 nhưng các hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam diễn ra hết sức sôi động, mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Trong tình hình đó, Chi nhánh đã đưa ra nhiều giải pháp linh hoạt, tích cực trong các lĩnh vực huy động vốn, tín dụng và đầu tư… đó chính là nguyên nhân của tốc độ tăng trưởng vốn của ngân hàng.
Trong 2 tháng cuối năm 2020 và đầu năm 2021, với diễn biến phức tạp của thị trường tài chính trong nước cũng như chủ trương thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN Việt Nam: yêu cầu các NHTM phải mua tín phiếu bắt buộc, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất tái chiết khấu… đẩy nhiều ngân hàng có dự trữ ở mức thấp vào tình hình khó khăn, nguồn vốn trở nên khan hiếm, các NHTM đã phải lần lượt nâng lãi suất huy động. Lãi suất huy động của Chi nhánh thời điểm đó có lúc lên đến 6%/năm. Chính vì thế hoạt động huy động vốn của Chi Nhánh cũng vẫn trên đà tăng cao. Nhưng năm 2021 sự phục hồi chậm và tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro của nền kinh tế thế giới, chính sách thắt chặt tiền tệ của FED và nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới…
đã ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế Việt Nam. Vì thế nên cho đến cuối năm 2021, tổng nguồn huy động chỉ tăng thêm gần 107.987 triệu đồng so với 2020.
Để phân tích hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh, đầu tiên ta sẽ căn cứ vào quy mô nguồn vốn huy động, thể hiện qua chỉ tiêu: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn.
Bảng 3.2. Mức độ hoàn thành kế hoạch huy động vốn của Chi nhánh Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2019 2020 2021
Kế hoạch 915.912,10 939.663,30 1.029.290,91
Thực hiện 885.687,00 1.024.233,00 1.132.220,00
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch
huy động vốn (%) 96,7 109 110
(Nguồn: Chi nhánh Phổ Yên) Nếu tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn đạt 100% tức là Chi nhánh đã hoàn thành công tác huy động vốn theo kế hoạch đầu năm. Theo số liệu từ Bảng trên, ta có thể thấy tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn năm 2019 là 96,7%; năm 2020 là 109% và năm 2021 là 110%, điều này cho thấy, Chi nhánh Phổ Yên luôn cố gắng thực hiện tốt công tác huy động vốn năm 2019 do biến động thị trường cộng với một kế hoạch cao nên kết quả lượng vốn huy động thực tế nhỏ hơn kế hoạch đề ra, sang năm 2020 Chi nhánh thực hiện tương đối tốt và vượt so với kế hoạch, năm 2021 Chi nhánh hoàn thành đúng chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch như vậy, cho thấy công tác lập kế hoạch nguồn đã dự báo khá chính xác lượng vốn có thể huy động của Chi nhánh và lượng vốn đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của Chi nhánh trong các năm.
* Cơ cấu nguồn vốn huy động
Cơ cấu nguồn vốn huy động tại Chi nhánh tương đối đa dạng, được phân chia theo đối tượng huy động, chia theo loại tiền tệ, chia theo kỳ hạn và chia theo thời hạn huy động. Để phân tích hiệu quả huy động vốn, một trong các chỉ tiêu để phân tích là xem xét Tỷ lệ huy động từ nguồn cụ thể trên tổng nguồn huy động. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy lượng vốn huy động từ nguồn cụ thể chia cho tổng nguồn huy động.
Bảng 3.3: Kết quả huy động vốn của Chi nhánh Phổ Yên giai đoạn 2019 – 2021
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
+/- % +/- %
Tổng nguồn
vốn 885.687,00 100 1.024.233,00 100 1.132.220,00 100 138.546,00 115,64 107.987,00 110,54
1. Theo kỳ hạn
- Không kỳ
hạn 39.855,92 4,50 133.867,25 13,07 50.949,90 4,50 94.011,34 335,88 (82.917,35) 38,06 - Kỳ hạn <
12 tháng 497.756,09 56,20 467.357,52 45,63 558.184,46 49,30 (30.398,58) 93,89 90.826,94 119,43 Trên 12
tháng 348.074,99 39,30 423.008,23 41,30 523.085,64 46,20 74.933,24 121,53 100.077,41 123,66
2. Theo tính chất nguồn vốn
Từ dân cư 835.202,84 94,30 890.058,48 86,90 1.103.914,50 97,50 54.855,64 106,57 213.856,02 124,03 Từ các tổ
chức 50.484,16 5,70 134.174,52 13,10 28.305,50 2,50 83.690,36 265,78 (105.869,02) 21,10 3. Theo tiền tệ
Việt Nam
đồng 875.058,76 98,80 1.017.063,37 99,30 1.129.955,56 99,80 142.004,61 116,23 112.892,19 111,10 Ngoại tệ 10.628,24 1,20 7.169,63 0,70 2.264,44 0,20 (3.458,61) 67,46 (4.905,19) 31,58
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh)
Để nghiên cứu về cơ cấu nguồn vốn huy động, ta đi vào nghiên cứu nguồn vốn phân chia theo các tiêu thức khác nhau, cụ thể:
Trong đó:
* Phân theo loại tiền tệ: Tại Chi nhánh huy động vốn theo loại tiền gồm có: Huy động bằng VNĐ và huy động bằng ngoại tệ, trong đó chủ yếu là USD và EUR. Nguồn vốn huy động chủ yếu là Việt Nam đồng, chiếm tới 97% tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể:
Năm 2019:
- Nguồn vốn bằng đồng Việt Nam: 875.058,76 triệu đồng; giảm so với đầu năm 11.234 triệu đồng, tỷ lệ giảm 2,9%; đạt 96,6% kế hoạch năm 2019;
nguồn vốn nội tệ chiếm 98,8%/Tổng nguồn vốn huy động.
- Nguồn vốn bằng ngoại tệ (quy đổi sang VNĐ): 10.628,24 triệu đồng;
tăng so với đầu năm 183 triệu đồng, tỷ lệ tăng 4%. Tiền gửi bằng USD nguyên tệ đạt 208 ngàn USD, tăng so với đầu năm 4 ngàn USD, tỷ lệ tăng 2%; đạt 100% kế hoạch năm 2019; nguồn vốn ngoại tệ chiếm 1,2%/tổng nguồn vốn huy động.
Năm 2020:
- Nguồn vốn bằng đồng Việt Nam: 1.017.063,37 triệu đồng; tăng so với đầu năm 142.004,61 triệu đồng, tỷ lệ tăng 16,23%; đạt 109% kế hoạch năm 2020; nguồn vốn nội tệ chiếm 99,3%/Tổng nguồn vốn huy động.
- Nguồn vốn bằng ngoại tệ (quy đổi sang VNĐ): 7.169,63 triệu đồng;
giảm so với đầu năm 3.458,61 triệu đồng, tỷ lệ giảm 32,54%. Tiền gửi bằng USD nguyên tệ đạt 145 ngàn USD, giảm so với đầu năm 63 ngàn USD, tỷ lệ giảm 30; đạt 72% kế hoạch năm 2020; nguồn vốn ngoại tệ chiếm 0,7%/tổng nguồn vốn huy động.
Năm 2021:
- Nguồn vốn bằng đồng Việt Nam: 1.129.955,56 triệu đồng; tăng so với đầu năm 112.892,19 triệu đồng, tỷ lệ tăng 11,1%; đạt 110% kế hoạch năm 2021;
nguồn vốn nội tệ chiếm 99,8%/Tổng nguồn vốn huy động.
- Nguồn vốn bằng ngoại tệ (quy đổi sang VNĐ): 2.264,44 triệu đồng;
giảm so với đầu năm 4.905,19 triệu đồng, tỷ lệ giảm 68,42%. Tiền gửi bằng USD nguyên tệ đạt 33 ngàn USD, giảm so với đầu năm 112 ngàn USD, tỷ lệ giảm 77%; nguồn vốn ngoại tệ chiếm 0,2%/tổng nguồn vốn huy động.
* Phân theo thời gian:
Với định hướng chiến lược để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động, cần phải đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ. Một mặt chi nhánh chỉ đạo kiên quyết đổi mới phong cách giao dịch, thái độ phục vụ khách hàng, mở rộng mạng lưới, hướng tới khách hàng. Mặt khác chi nhánh tổ chức điều tra, phân nhóm khách hàng, tìm hiểu nhu cầu, tâm lý của khách hàng, từ đó đưa ra các sản phẩm phù hợp. Chi nhánh căn cứ vào Quyết định 165 của Vietinbank Việt Nam quy định về các sản phẩm huy động tiền gửi dân cư, đồng thời nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của các ngân hàng khác vận dụng vào thực tiễn phù hợp theo từng thời kỳ. Đối với tính chất kỳ hạn, đã có các loại kỳ hạn từ 01 tháng đến 36 tháng, tuỳ từng kỳ hạn, mức độ cần vốn trong từng thời kỳ có thể áp dụng trả lãi trước. Về thể thức huy động cũng khá phong phú: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm hưởng lãi suất bậc thang theo thời gian gửi, tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất thả nổi, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm học đường... Với từng đối tượng khách hàng có cách phục vụ phù hợp, như đối với doanh nghiệp thường có nhu cầu đa dạng, cần đáp ứng kịp thời các nhu cầu vay vốn của khách hàng, thanh toán trong nước và quốc tế nhanh chóng chính xác, an toàn, nếu là khách hàng lớn thì ký hợp đồng dịch vụ thu chi tiền mặt tại chỗ cho khách hàng. Thực tiễn và kết quả các năm đã thể hiện chất lượng sản phẩm của chi nhánh.
Nguồn vốn huy động chủ yếu của Chi nhánh là tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. Cụ thể:
- Tiền gửi không kỳ hạn: Năm 2019 là 39.855,92 triệu đồng; so với đầu năm giảm 54.669 triệu đồng, tỷ lệ giảm 76%; tiền gửi không kỳ hạn chiếm
4,5%/Tổng nguồn vốn huy động. Năm 2020 là 133.867,25 triệu đồng; so với đầu năm tăng 94.011,34 triệu đồng, tỷ lệ tăng 235,88%; tiền gửi không kỳ hạn chiếm 13,07%/Tổng nguồn vốn huy động. Năm 2021 là 50.949,90 triệu đồng;
so với đầu năm giảm 82.917,35 triệu đồng, tỷ lệ giảm 61,94%; tiền gửi không kỳ hạn chiếm 4,5%/Tổng nguồn vốn huy động.
- Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng: Năm 2019 là 497.756,09 triệu đồng;
so với đầu năm giảm 27.371 triệu đồng, tỷ lệ giảm 11%; chiếm tỷ trọng 56,2%
trong tổng nguồn vốn huy động; Năm 2020 là 467.357,52 triệu đồng; so với đầu năm giảm 30.398,58 triệu đồng, tỷ lệ giảm 6,11%; chiếm tỷ trọng 45,63%
trong tổng nguồn vốn huy động; Năm 2021 là 558.184,46 triệu đồng; so với đầu năm tăng 90.826,94 triệu đồng, tỷ lệ tăng 19,43%; chiếm tỷ trọng 49,3%
trong tổng nguồn vốn huy động;
- Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: Năm 2019 là 348.074,99 triệu đồng; tăng so với đầu năm 71.884 triệu đồng, tỷ lệ tăng 94%; chiếm tỷ trọng 39,3% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2020 là 423.008,23 triệu đồng;
tăng so với đầu năm 74.933,24 triệu đồng, tỷ lệ tăng 21,53%; chiếm tỷ trọng 41,3% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2021 là 523.085,64 triệu đồng;
tăng so với đầu năm 100.077,41 triệu đồng, tỷ lệ tăng 23,66%; chiếm tỷ trọng 46,1% trong tổng nguồn vốn huy động.
* Phân theo tính chất nguồn vốn: Chủ yếu nguồn vốn được huy động từ dân cư, chiếm tới hơn 90% tổng nguồn vốn huy động. Đây là nguồn vốn tương đối ổn định, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động tại chi nhánh.
Tuy nhiên giá đầu vào của nguồn vốn này là tương đối cao. Cụ thể:
- Nguồn vốn huy động từ dân cư: Với chủ trương huy động từ những đồng tiền nhỏ, thực sự nhàn rỗi trong dân cư, thông qua các sản phẩm đã nêu ở phần trên và các phương pháp tiếp cận thích hợp, chi nhánh đã tạo lập được nguồn vốn huy động khá ổn định, vững chắc, để chủ động đáp ứng các nhu cầu tín dụng trên địa bàn. Năm 2019 là 835.202,84 triệu đồng; so với đầu năm tăng
43.753 triệu đồng, tỷ lệ tăng 13%; đạt 91% kế hoạch năm 2019; chiếm tỷ trọng 94,3%/Tổng nguồn vốn huy động. Năm 2020 là 890.058,48 triệu đồng; so với đầu năm tăng 54.855,64 triệu đồng, tỷ lệ tăng 6,57%; đạt 97,7% kế hoạch năm 2020; chiếm tỷ trọng 86,9%/Tổng nguồn vốn huy động. Năm 2021 là 1.103.914,50 triệu đồng; so với đầu năm tăng 213.856,02 triệu đồng, tỷ lệ tăng 24,03% đạt 108 % kế hoạch năm 2021; chiếm tỷ trọng 97,5%/Tổng nguồn vốn huy động.
- Nguồn vốn huy động từ các tổ chức: Năm 2019 là 50.484,16 triệu đồng;
giảm 54.828 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ giảm 76%; nguồn vốn từ các tổ chức chiếm tỷ trọng 5,7%/Tổng nguồn vốn huy động nội tệ. Năm 2020 là 134.174,52 triệu đồng; tăng 83.690,36 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng 165,78%; nguồn vốn từ các tổ chức chiếm tỷ trọng 13,1%/Tổng nguồn vốn huy động nội tệ. Năm 2021 là 28.305,50 triệu đồng; giảm 105.869,02 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ giảm 78,9%; nguồn vốn từ các tổ chức chiếm tỷ trọng 2,50%/Tổng nguồn vốn huy động nội tệ.
- Nguồn vốn bình quân trên 1 cán bộ năm 2019 đạt 19,3 tỷ đồng. Năm 2020 đạt 22,8 tỷ đồng tăng so năm 2019: 3,5 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 18%. Năm 2021 đạt 31,5 tỷ đồng tăng so năm 2020: 8 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 38%.
Để đạt được kết quả trên, trong thời gian qua Chi nhánh đã triển khai các biện pháp cơ bản trong hoạt động huy động vốn theo đối tượng khách hàng:
Đối với tiền gửi dân cư: Nguồn vốn huy động từ dân cư luôn được Vietinbank Phổ Yên xác định là nguồn vốn quan trọng nhất, có tính ổn định và tăng trưởng bền vững nhất. Để huy động tối đa nguồn vốn này, Chi nhánh đã triển khai đồng bộ những giải pháp sau:
- Chi nhánh đã tích cực triển khai, thực hiện các giải pháp huy động vốn đồng bộ, tập huấn nghiệp vụ huy động vốn đến toàn thể cán bộ, giao chỉ tiêu huy động vốn đến tập thể và cá nhân người lao động, gắn chỉ tiêu huy động vốn
với chỉ tiêu thi đua và hệ số hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn để xét trả lương, tạo sự thay đổi trong nhận thức toàn chi nhánh.
- Đa dạng hóa các sản phẩm huy động và thực hiện cơ chế lãi suất linh hoạt, thay đổi lãi suất theo sự biến động của thị trường có tính đến yếu tố cạnh tranh, tích cực triển khai phát hành thẻ ATM đến các đối tượng hưởng lương ngân sách, các cơ quan, đơn vị trong phạm vi toàn thành phố.
- Thực hiện công tác tiếp thị, thông tin tuyên truyền, giới thiệu quảng bá các sản phẩm của Vietinbank, các chương trình huy động tiết kiệm dự thưởng, khuyến mại cho khách hàng gửi tiền, tiết kiệm học đường... trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo, đài phát thanh, truyền hình, băng rôn, tờ rơi... Chỉ đạo, hướng dẫn các chi nhánh phương pháp tiếp cận, tiếp thị khách hàng, theo dõi sát tiến độ trả tiền đền bù các dự án tại địa phương để khai thác huy động vốn.
- Xây dựng trụ sở giao dịch, điểm giao dịch văn minh, hiện đại, mỗi cán bộ phải luôn đổi mới phong cách giao dịch, văn hóa giao tiếp, đề cao văn hóa của một Vietinbank hiện đại nhằm gây thiện cảm, tạo lòng tin với khách hàng gửi tiền.
Đối với nguồn vốn từ các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp:
Duy trì và giữ vững mối quan hệ với các khách hàng đã có, xác định đây là đối tượng khách hàng có tiền gửi mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng, chủ yếu là nguồn vốn không kỳ hạn, lãi suất đầu vào thấp. Một số tổ chức có số lượng tiền gửi lớn, duy trì thường xuyên như: SEVT, Vinaconex 3, Kosy Group, Tập đoàn Tiến Bộ, Thái Hưng, Tập đoàn T&T... Thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đảm bảo thanh toán nhanh, tạo lòng tin cho khách hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng. Có chiến lược khách hàng phù hợp, tạo mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng từ đó có biện pháp thích hợp để khai thác nguồn vốn này.
Xúc tiến lập quan hệ tiền gửi, thanh toán bằng nội tệ và ngoại tệ với các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp trong nước hoạt động xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để có thể huy động vốn từ các tổ chức này.
Nghiên cứu và đề xuất với Vietinbank thực hiện một số chính sách ưu đãi về phí thanh toán, lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay với khách hàng truyền thống. Chi nhánh Phổ Yên dành một số chi phí hợp lý cho việc giao dịch và tạo lập mối quan hệ với khách hàng. Nâng cao chất lượng công tác thanh toán, giao dịch và dịch vụ đảm bảo đồng bộ khép kín, đủ đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.
3.2.3. Chi phí huy động vốn
Chi phí huy động vốn là chỉ tiêu quan trọng dùng trong phân tích hiệu quả huy động vốn. Chi phí huy động vốn cho thấy để huy động được lượng vốn như vậy phải chi phí bao nhiêu. Chỉ tiêu này kết hợp với doanh thu từ lãi cho vay vốn huy động sẽ cho biết thu nhập từ vốn huy động. Từ đó kết hợp với tỷ suất lợi nhuận từ vốn huy động để kết luận hiệu quả huy động vốn. Chi phí huy động vốn của Chi nhánh được thể hiện ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Chi phí huy động vốn bình quân giai đoạn 2019 – 2021
Chỉ tiêu
2019 2020 2021
Số tiền (tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền (tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền (tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%) I- Chi phí trả lãi 35,45 90,00 38,19 86,99 49,6 85,00 1- Trả lãi tiền gửi 35,45 90,00 38,19 86,99 49,6 85,00 II- Chi phí phi lãi 3,94 10,00 5,71 13,01 8,75 15,00 1- Chi phòng ngừa RR 3,41 8,66 5,01 11,41 7,53 12,90 2- Chi quảng cáo 0,29 0,74 0,39 0,89 0,58 0,99 3- Chi phí giao dịch 0,18 0,46 0,21 0,48 0,43 0,74
Chỉ tiêu
2019 2020 2021
Số tiền (tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền (tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền (tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%) 4- Chi phí khác 0,06 0,15 0,1 0,23 0,21 0,36 Chi phí HĐV 39,39 100 43,9 100 58,35 100 III. Nguồn vốn huy
độngu 885,68 1.024,23 1.132,22
Tỷ lệ chi phí HĐV/
Nguồn vốn huy động 4,45 4,29 5,15
Tỷ lệ chi phí trả lãi/
Nguồn vốn huy động 4,00 3,73 4,38
Tỷ lệ chi phí phi lãi/Nguồn vốn huy động
0,44 0,56 0,77
(Nguồn: Chi nhánh Phổ Yên)
* Chi phí trả lãi
Tại Vietinbank Phổ Yên đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí huy động vốn (thường từ 85 -> 90%) và có tính nhạy cảm rất cao trước biến động của thị trường.
Mặc dù lãi suất huy động giảm dần từ năm 2020 nhưng chi phí trả lãi vẫn tăng qua các năm. Điều này một mặt phản ánh sự tăng trưởng của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh: Năm 2020 tăng 6,51% so với năm 2019 và đến năm 2021 chi phí trả lãi tăng 28,33% so với năm 2020. Mặt khác có thể lại phản ánh sự chưa hiệu quả của việc huy động vốn bởi trả lãi tiền gửi phụ thuộc nhiều vào lãi suất huy động, cơ cấu của kỳ hạn huy động. Việc điều hành lãi suất huy động chưa linh hoạt hay cơ cấu của kỳ hạn huy động chưa phù hợp cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng chi phí huy động vốn.