Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu Hệ thông thông tin trong công tác quảm lý của tỉnh hà giang (Trang 34 - 37)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN

1.2. Cơ sở thực tiễn về xây dựng hệ thống thông tin trong công tác quản lý tại một số địa phương và bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Hà Giang

1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hà Giang

Hoạt động l nh đạo, quản lý xã hội là một quá trình mà các loại thông tin, dữ liệu không ngừng được hoàn thiện, xử lý và lặp đi, lặp lại. Các nhà l nh đạo, quản lý các cấp từ Trung ương đến địa phương và cơ sở dựa vào các ngu n tin đ được chọn lọc qua hệ thống thông tin học làm cơ sở hoạch định các chủ trương, đư ng lối, chính sách ban hành các nghị quyết và ra các quyết định l nh đạo quản lý, đ ng th i tổ chức chấp hành các nghị quyết, quyết định đó trong thực tiễn đ i sống xã hội. Vì vậy, nếu dựa trên các ngu n thông tin sai lệch thì những “vật liệu

đó” sẽ cho ra các nghị quyết, quyết định sai, không đúng, không phù hợp với quy luật khách quan và thực tiễn xã hội. Kết quả khi thi hành sẽ đi ngược lại lợi ích của mọi ngư i trong xã hội, kìm hãm sự phát triển, thậm chí còn đẩy lùi xã hội về quá khứ. Dựa vào thông tin để đưa ra quyết định l nh đạo, quản lý và thực thi quyết định, đó là một quá trình xâu chuỗi liên kết với nhau thông qua một quá trình quyết định – chấp hành quyết định – kiểm tra kết quả thực thi; thông tin phản h i cùng với thông tin mới lại được lấy làm cơ sở để hình thành chu trình quyết định – thi hành khác. Vì vậy để duy trì được hoạt động của quá trình l nh đạo, quản lý, cần phải xây dựng được mạng lưới giao lưu thông tin, xây dựng được hệ thống quản lý hành chính hiện đại và có hiệu lực cao trong xã hội.

Trong phạm vi cấp tỉnh, việc xây dựng hệ thống thu thập, phân tích, giám sát và dự báo thông tinphục vụ công tác quản lý trên địa bàn tỉnh Hà Giang cần lưu ý các điểm sau đây:

Thứ nhất, hệ thống các chỉ số nhằm dự báo thông tin phục vụ công tác quản lý không thể phản ánh qua một hay một nhóm các chỉ tiêu mà bắt buộc phải bao phủ tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, x hội, giáo dục, y tế, chính trị và quốc phòng an ninh. Tập hợp các chỉ tiêu này có quan hệ mật thiết với nhau, nhằm phản ánh các khía cạnh, đặc điểm và toàn bộ tổng thể nền kinh tế xã hội hiện đang diễn ra trên địa bàn tỉnh Hà Giang, đ ng th i phản ánh mối liên hệ giữa các đối tượng nghiên cứu.

Thứ hai, hệ thống thu thập và phân tích thông tin cần bao g m cả các chỉ số thống kê của ViệtNam và có sự tương thích mở mức độ nhất định với các tỉnh thành khác trong cả nước. Để xây dựng được hệ thống này nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, đội ngũ cán bộ có liên quan tới quá trình xây dựng và vận hành hệ thống thu thập thông tin cần được tập huấn, đàotạo định kỳ, thư ng xuyên, và cập nhật những thay đổi phù hợp với xu thế thống kê trong cả nước. Cán bộ phụ trách thống kê và nhập dữ liệu đầu vào sẽ có sự am hiểu về bản chất, ý nghĩa và mục đích của từng chỉ số. Qua đó, khi chất lượng và độ tin cậy của bộ dữ liệu đầu vào được đảm bảo thì việc hoạch định chính sách quản lý dựa trên bộ cơ sở dữ liệu sẽ rất hiệu quả.

Thứ ba, hệ thống chỉ tiêu phân tích và giám sát cần có tính khả thi. Điều đó được hiểu là dữ liệu, tài liệu có thể thu thập được nhằm phục vụ công tác dự báo đặt trong điều kiện nhân lực, tài lực sẵn có với mức chi phí hợp lý. Đây là một trong những điểm đặc biệt lưu ý với bối cảnh không có sự tương đ ng và thuận lợi về vị trí địa lý của các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Hà Giang. Để xây dựng bộ cơ sở dữ liệu và hệ thống thu thập, phân tích, dự báo thông tin phục vụ công tác quản lý hoạch định chính sách hiệu quả và phù hợp với ngân sách địa phương, Hà Giang cần có lộ trình và kế hoạch rõ ràng, tận dụng được ngu n nhân lực hiện có và đảm bảo quá trình xây dựng hệ thống thu thập hiệu quả nhất về mặt chi phí.

Thứ tư, việc lựa chọn và đề xuất các chỉ tiêu phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách cần đảm bảo có ý nghĩa về mặt học thuật. Theo đó, các chỉ tiêu thống kê được lựa chọn phân tích và quản lý cần rõ ràng, dễ phân tích và sử dụng, có thể đo lư ng được (nhập dữ liệu, tái xuất dữ liệu và thể hiện xu hướng), có thể tiếp cận (thu thập, giám sát định kỳ, hiệu quả và nhất quán) và phải đảm bảo có ý nghĩa.

Bên cạnh đó, Hà Giang cần lưu ý, các dữ liệu cung cấp bởi hệ thống thu thập và phân tích này cần đảm bảo có khả năng cung cấp đúng lúc, đúng đối tượng sử dụng và đưa ra những cảnh báo sớm về các vấn đề tiềm năng, những biến động có thể xảy ra trong tương lai gần.

Như vậy, xây dựng hệ thống quản lý thông tin thông minh, giúp phân tích, dự báo và giám sát thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh Hà Giang là một nhiệm vụ cấp thiết nhằm phục vụ công tác quản lý và điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Hệ thống này và các chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh cũng phải đảm bảo tính đơn giản ở một mức độ nhất định, tính tiếp cận và sự tương thích với công nghệ hiện có. Một hệ thống có hiệu quả về mặt khoa học và hữu ích trong việc cung cấp thông tin, phản ánh thực trạng kinh tế xã hội sẽ là một công cụ hữu hiệu phục vụ việc ra quyết định về quản lý cho l nh đạo tỉnh Hà Giang.

Chương 2

Một phần của tài liệu Hệ thông thông tin trong công tác quảm lý của tỉnh hà giang (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)