Chương 3 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA TỈNH HÀ GIANG
3.2. Thực trạng hệ thống thông tin trong công tác quản lý của tỉnh Hà Giang
3.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới hệ thống thông tin trong công tác ra quyết định của
Hệ thống trang thiết bị
Hiện nay tất cả các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh đều có hệ thống máy móc, thiết bị đầy đủ, đáp ứng được các yêu cầu công việc và các nhiệm vụ chuyên môn. Tỷ lệ máy tính/cán bộ công chức viên chức của các cơ quan đạt 100%.
Các thiết bị mạng đầy đủ đảm bảo cho việc kết nối Internet tới tất cả các máy tính, chất lượng mạng internet tốt và ổn định; 100% các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp được trang bị máy quét văn bản (scan) để phục vụ việc gửi nhận văn bản
điện tử; trên 60% cơ quan, đơn vị đ trang bị máy chiếu (Projector) phục vụ cho công tác chuyên môn; hệ thống truyền hình hội nghị đ được triển khai nhằm phục vụ phiên họp giao ban trực tuyến giữa UBND tỉnh với UBND huyện
Hệ thống phần mềm máy tính
Hầu hết các sở ban ngành đều sử dụng công cụ, phầm mềm công nghệ thông tin trong các hoạt động như thông báo email, tổng hợp số liệu, xử lý số liệu và thu thập số liệu (trên 95%). Phần trăm các sở ban ngành sử dụng công cụ hay phần mềm cho đánh giá và theo dõi các chỉ tiêu kinh tế x hội tương đối cao (75%).
Tuy nhiên, sử dụng công cụ, phầm mềm công nghệ thông tin trong các hoạt động như bảo mật, biểu diễn số liệu vẫn rất thấp với 20% và 10% tương ứng, đặc biệt là hoạt động mô hình hóa và cá nhân hóa.
Ngoài hệ thống thư điện tử, việc sử dụng văn bản điện tử tại UBND tỉnh và các sở ban ngành còn thông qua hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành. Hệ thống này do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hà Giang cung cấp là hệ thống dùng chung cho cả tỉnh đ được triển khai các cơ quan chuyên môn cấp huyện và cấp x . Hệ thống này có vai trò quan trọng trong liên kết hoạt động nội bộ tại mỗi cơ quan và giữa các cơ quan nhà nước theo quan hệ và nguyên tắc hành chính. Việc sử dụng hệ thống này giúp giảm giấy t , giảm thiểu th i gian gửi/ nhận, lưu trữ và tìm kiếm, điều hành công việc từ đó giúp cho việc giải quyết và quản lý công việc của l nh đạo dễ dàng hơn.
Hệ thống dữ liệu
Hệ thống dữ liệu phục vụ công tác quản lý của tỉnh được lưu trong các file và cơ sở dữ liệu trên máy tính hoặc dưới dạng giấy trong các h sơ văn phòng. Tuy nhiên chưa có hệ thống lưu trữ dữ liệu thông tin lớn, chưa có hệ thống kho dữ liệu dùng chung nhằm quản lý các thông tin, dữ liệu dùng chung của tỉnh, khai thác dữ liệu giữa các ngành, huyện, thành phố của tỉnh. Chưa có hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh kết nối với hệ thống báo cáo của các văn phòng Chính phủ.
Nguồn nhân lực vận hành hệ thống thông tin
Hiện nay nhận thức trong đội ngũ cán bộ, công chức QLNN đối với lĩnh vực CNTT của Hà Giang nói chung không đ ng đều. Không ít cán bộ, công chức cơ sở
chưa nắm vững chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao cũng như các quy định của pháp luật. Vì vậy, quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc trong thực tiễn nhiều khi còn mang tính chủ quan. Nhiều cán bộ, công chức được giao làm việc trong lĩnh vực CNTT của Hà Giang năng lực thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn còn thấp, chưa có tính chuyên nghiệp. Một số thiếu khả năng độc lập, quyết đoán trong giải quyết công việc và thụ động trong thực thi các nhiệm vụ, thiếu khả năng bao quát tình hình, đ ng th i chậm thích ứng với công nghệ mới.
Chế độ chính sách, quy chế, quy định và tổ chức hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin
Hiện nay tỉnh Hà Giang đ ban hành một số văn bản quản lý liên quan tới tổ chức hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin. Trong đó phải kể đến các văn bản tiêu biểu như: Kế hoạch số 111/KH-UBND ngày 05/4/2019 của UBND tỉnh Hà Giang về việc thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025; Quyết định số 1303/QĐ-UBND ngày 30/7/2020 của UBND tỉnh Hà Giang về việc ban hành kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Hà Giang 2.0; Kế hoạch số 276/KH-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2020 của UBND tỉnh Hà Giang ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 276/KH- UBND ngày 31 tháng 12 năm 2020 của UBND tỉnh Hà Giang ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng tỉnh Hà Giang năm 2021. Đây là những căn cứ pháp lý rất sát thực giúp cho việc ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà nước của tỉnh được hiệu quả.
3.2.5. Đánh giá về những mặt tích cực, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân tồn tại hạn chế của hệ thống thông tin trong công tác quản lý của tỉnh Hà Giang 3.2.5.1. Những mặt tích cực
Thứ nhất: Thông tin được cung cấp đầy đủ kịp th i và chính xác hơn nh việc có thêm nhiều công cụ để thu thập hay xử lý …thông tin nh đó chất lượng thông tin được nâng lên một phần, đ giúp cho các các cấp quản lý của tỉnh Hà Giang có thể ra được những quyết định kịp th i với nhũng bất ổn của nền kinh tế,
góp phần ổn định tình hình kinh tế x hội. Ngoài ra, các hoạt động thông tin đa dạng, phong phú đáp ứng được nhu cầu về số lượng thông tin.
Thứ hai: Trình độ của đội ngũ cán bộ làm việc trong các bộ phận của hệ thống thông tin của tỉnh có xu hướng được nâng cao, một số khâu của quá trình thông tin đ được chuyên môn hoá cao. Không chỉ có trình độ của những ngư i làm việc trong hệ thống thông tin được nâng cao mà trình độ của các cán bộ quản lý về thông tin cũng được nâng cao theo các cấp quản lý từ x lên đến tỉnh. Đây là một đòi hỏi tất yếu đối với nhà quản lý trong sự phát triển của hệ thống thông tin hiện nay cũng như sự phát triển của x hội.
Thứ ba: Trong những năm qua công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của CQNN của tỉnh Hà Giang đ có những chuyển biến sâu sắc, công tác QLNN ngày càng được tăng cư ng, chỉ số xếp hạng sẵn sàng ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN tỉnh không ngừng được tăng lên, thể hiện qua việc đánh giá hàng năm của Bộ TT&TT.
Với một tỉnh miền núi, điều kiện KT-XH còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đ ng đều, kinh tế chậm phát triển so với mặt bằng chung của cả nước, việc ứng dụng và phát triển CNTT trong hoạt động của CQNN tỉnh Hà Giang đ đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Đặc biệt tỉnh Hà Giang đ chú trọng đến vai trò của CNTT trong hoạt động của các CQNN. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo xây dư g cơ chế chính sách, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm thúc đẩy việc ứng dụng CNTT trong các CQNN cũng như phát triển CNTT trên địa bàn toàn tỉnh. Đó là Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 30/12/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Nghị Quyết số 139/2014/NQ-HĐND về việc ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ công chức, viên chức chuyên trách về CNTT trong các cơ quan Đảng, MTTQ, các tổ chức đoàn thể, các CQNN và các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Hà Giang; Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 22/02/2011 của UBND tỉnh Hà Giang về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong CQNN tỉnh Hà Giang… Đ ng th i tỉnh cũng đ quan tâm, chỉ đạo việc đầu tư triển khai các giải pháp nhằm phát triển hạ tầng CNTT, nâng cao hiệu quả ứng dụng
CNTT, tăng cư ng ngu n nhân lực CNTT trong các CQNN. Đến nay, hạ tầng CNTT tỉnh Hà Giang được cải thiện đáng kể, 100% các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố có mạng máy tính nội bộ. Trong đó có 90% máy tính được kết nối Internet, tỷ lệ máy tính trang bị cho cán bộ, công chức, viên chức đạt 85,3%. Hệ thống thư điện tử của tỉnh đ có trên 5.000 cán bộ, công chức viên sử dụng để trao đổi văn bản, tài liệu. 34/34 Sở, Ban, ngành và huyện, thành phố đ ứng dụng phần mềm quản lý văn bản, triển khai thực hiện thành công phần mềm một cửa điện tử tại UBND thành phố Hà Giang, huyện Bắc Quang, Xín Mần, Hoàng Su Phì... cho đến nay đ có 13/34 CQNN được triển khai phần mềm một cửa điện tử và hiện đang tiếp tục triển khai cho các đơn vị còn lại. Phần mềm đ hỗ trợ giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa giúp ngư i dân theo dõi được tình hình và kết quả giải quyết thủ tục hành chính của mình qua mạng internet, tạo tác phong làm việc hiện đại, nhanh chóng hơn của các cán bộ, công chức trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính. Ngoài ra, Cổng thông tin điện tử của tỉnh và Trang thông tin điện tử của các Sở, Ban, ngành và huyện, thành phố đ đi vào hoạt động nề nếp, cập nhật đầy đủ thông tin liên quan đến các hoạt động của ngành, tích hợp cung cấp dịch vụ hành chính công mức độ 1, mức độ 2 bước đầu đ mang lại hiệu quả khả quan, tạo điều kiện phục vụ ngư i dân và doanh nghiệp đăng ký dịch vụ công qua mạng nhanh chóng, thuận lợi. Cổng thông tin điện tử tỉnh và các Trang thông tin điện tử thành phần ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò trong việc cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp. Có thể nói rằng, những kết quả đạt được về ứng dụng và phát triển CNTT trong hoạt động của CQNN th i gian qua đây đ tạo chuyển biến đáng kể về nhận thức, phương pháp làm việc của cán bộ, công chức trong tỉnh. Góp thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của CQNN, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và nhu cầu ngư i dân.
3.2.5.2. Những tồn tại, hạn chế về việc ứng dụng hệ thống thông tin trong công tác quản lý tỉnh Hà Giang
Tuy hệ thống thông tin của tỉnh Hà Giang đ đạt được nhiều tiến bộ so với th i kỳ trước. Song nó vẫn t n tại nhiều hạn chế gây ảnh hưởng khá lớn đến quá
trình quản lý kinh tế của tỉnh đặc biệt là quá trình ra quyết định. Dưới đây là một số hạn chế chủ yếu của hệ thống thông tin:
Về công tác nắm bắt thông tin và xử lý thông tin:
Công tác thông tin, dự báo của một số sở, ban, ngành có chất lượng chưa cao; tính liên kết trong sản xuất và kết nối cung - cầu còn hạn chế; còn để xảy ra tình trạng vi phạm trong công tác quản lý xây dựng, quản lý quy hoạch, đô thị. Việc thu thập, nắm bắt, xử lý thông tin của các nhà quản lý chưa kịp th i.
Về tổ chức bộ máy quản lý, chỉ đạo điều hành và chuyên trách về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước:
Tổ chức bộ máy QLNN về ứng dụng CNTT cũng như bộ máy tham mưu, chỉ đạo điều hành về ứng dụng CNTT của tỉnh Hà Giang hoàn chỉnh nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao. Bên cạnh đó bộ máy trực tiếp triển khai vận hành các hệ thống ứng dụng CNTT của tỉnh mặc dù đ có những chủ chương, chính sách được ban hành xong cho đến nay vẫn chưa triển khai thực hiện được.
Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT tỉnh được thành lập có nhiệm vụ rất quan trọng trong việc tham mưu, quản lý, chỉ đạo điều hành hoạt động ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh. Nhưng hiệu quả hoạt động cũng như hiệu lực của Ban chỉ đạo chưa cao. Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT chưa thực sự là trung tâm của công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành các hoạt động ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN tỉnh.
Về xây dựng chế độ chính sách, quy chế, quy định và tổ chức hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin:
Mặc dù đ có nhiều thay đổi nhưng thực tế các cơ chế, chính sách của tỉnh vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển của ứng dụng CNTT. Chưa có chính sách cụ thể về ưu tiên kinh phí cho ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN, cùng với đó là các quy chế, quy định về tổ chức hoạt động và vận hành các hệ thống ứng dụng CNTT hiện nay của tỉnh không phù hợp với thực tiễn vận hành các hệ thống ứng dụng CNTT, còn thiếu các quy định cho một số hệ thống ứng dụng CNTT.
Cùng với đó hiện nay Sở TT&TT vẫn chưa tham mưu được cho tỉnh ban hành quy chế về phối hợp cung cấp thông tin cho Cổng thông tin điện tử tỉnh theo quy định tại Nghị định 43/2011/NĐ-CP và quy chế hoạt động của hệ thống quản lý văn bản và điều hành công việc của CQNN tỉnh.
Việc triển khai các hệ thống ứng dụng CNTT cũng không gắn với việc chuyển giao công nghệ và đào tạo đội ngũ vận hành các hệ thống thông tin:
Các Kế hoạch ứng dụng CNTT của tỉnh Hà Giang chưa sát với thực tế không đánh giá đúng hiện trạng ứng dụng CNTT để xây dựng kế hoạch do vậy nhiều khi xa r i thực tế, không căn cứ vào ngu n lực thực tế của tỉnh để xây dựng kế hoạch.
3.2.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế của việc ứng dụng hệ thống thông tin trong công tác quản lý nhà nước tỉnh Hà Giang
Về công tác nắm bắt thông tin và xử lý thông tin :
Để ra được quyết định khoa học, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn cuộc sống, ngư i l nh đạo, quản lý phải thực hiện việc thu thập, nắm bắt, xử lý tốt thông tin, từ đó có cơ sở để xây dựng các quyết định. Việc thu thập, nắm bắt, xử lý thông tin của ngư i l nh đạo, quản lý thông qua nhiều kênh: qua các báo cáo từ cấp trên, qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua hội họp tiếp xúc với dân, qua phản ánh của cấp dưới… Trên cơ sở những thông tin thu được và căn cứ vào thực tiễn phát triển kinh tế cũng như tiềm năng của địa phương mình mà ngư i l nh đạo, quản lý đưa ra các quyết định để phát triển kinh tế - x hội ở địa phương. Tuy nhiện hiện nay việc nắm bắt, thu thập, xử lý thông tin của các cán bộ quản lý nhà nước nhiều lúc vẫn chưa kịp th i, chưa đầy đủ, do ngu n nhân lực làm nhiệm vụ thu thập, đánh giá, xử lý thông tin chưa tận dụng được những lợi thế của công nghệ thông tin, khả năng tiếp nhận thông tin, trình độ chuyên môn về những lĩnh vực cần thông tin của đội ngũ nhân lực còn thấp.
Về việc xây dựng chế độ chính sách, quy chế, quy định và tổ chức hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin: Do không có sự ổn định về tổ chức bộ máy điều hành và vận hành các hệ thống ứng dụng CNTT từ trung ương đến địa phương đ dẫn đến sự chỉ đạo thiếu thống nhất, không tập trung, ch ng chéo về chức năng nhiệm vụ trong bối cảnh ngu n nhân lực cán bộ CNTT vốn đ yếu và thiếu khi triển khai các chương trình ứng dụng CNTT. Cho tới th i điểm này, chất lượng ngu n nhân lực CNTT của Hà Giang vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi cao của thực tiễn dẫn tới các khó khăn trong tổ chức triển khai và vận hành các hệ thống ứng dụng CNTT của tỉnh. Đội ngũ cán bộ CNTT ở các Sở, Ban, ngành, huyện theo
đánh giá chung hiện nay là chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu cho công tác tham mưu mà chỉ đáp ứng được việc triển khai ứng dụng CNTT tại đơn vị, đặc biệt trong quản lý các dự án CNTT.
Về tổ chức bộ máy: Thiếu sự phối hợp giữa Sở TT&TT với Sở Nội vụ để tham mưu cho UBND tỉnh ban hành hướng dẫn để các huyện, thành phố thành lập các Trung tâm CNTT và hướng dẫn các Sở, Ban, ngành tuyển dụng cán bộ chuyên trách về CNTT. Sự phối hợp giữa Sở TT&TT với các Sở, Ban, Ngành và UNBD các huyện, thành phố để cùng thúc đẩy mục tiêu phát triển CNTT phục vụ lợi ích chung của tỉnh chưa được chặt chẽ.
Về xây dựng đội ngũ cán bộ công chức hoạt động trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin: Hiện nay nhận thức trong đội ngũ cán bộ, công chức QLNN đối với lĩnh vực CNTT của Hà Giang nói chung không đ ng đều. Việc vận dụng các chủ trương, chính sách của cấp trên vào điều kiện cụ thể của từng địa phương chưa linh hoạt, nhiều nơi còn sao chép một cách máy móc. Không ít cán bộ, công chức cơ sở chưa nắm vững chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao cũng như các quy định của pháp luật. Vì vậy, quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc trong thực tiễn nhiều khi còn mang tính chủ quan, tùy tiện theo cảm tính cá nhân. Một số trư ng hợp đ vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực CNTT. Nhiều cán bộ, công chức được giao làm việc trong lĩnh vực CNTT của Hà Giang năng lực thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn còn thấp, chưa có tính chuyên nghiệp. Một số thiếu khả năng độc lập, quyết đoán trong giải quyết công việc và thụ động trong thực thi các nhiệm vụ, thiếu khả năng bao quát tình hình, đ ng th i chậm thích ứng với công nghệ mới.