Kết quả hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ đăng ký đất đai tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 61 - 66)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng công tác đăng ký đất đai tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Từ Sơn

3.1.3. Kết quả hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai

Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận của thị xã Từ Sơn được tổng hợp ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Kết quả cấp GCN QSDĐ tại thị xã Từ Sơn giai đoạn 2015 – 2018

Năm

Số hồ sơ kê khai xin cấp GCN

(hồ sơ)

Số hồ sơ đã đƣợc giải quyết (hồ sơ)

Tỷ lệ (%)

2015 1483 1463 98,65

2016 2904 2880 99,17

2017 3569 3552 99,52

2018 4084 4071 99,68

(Nguồn: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Thị xã Từ Sơn, 2015-2018) Theo bảng số liệu trên ta thấy, công tác cấp GCN QSDĐ đất trên địa bàn thị xã Từ Sơn giai đoạn 2015 - 2018 diễn ra tương đối đồng đều giữa các năm. Tổng giấy chứng nhận giữa các năm có sự chênh lệch như sau: Năm 2015 - 2016 tổng số GCN được cấp ít hơn so với các năm 2017- 2018. Thực tế cho thấy từ năm 2015 trở về trước công tác cấp GCN QSDĐ vẫn chưa được quan tâm, người dân cũng chua nhận thức được quyền lợi trong việc cấp GCN, cho nên công tác cấp GCN của thị xã diễn ra không đáng kể.

Từ năm 2015 đến năm 2018, tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn thị xã có nhiều thay đổi, dân trí đã dần được nâng cao, người dân cũng quan tâm đến

quyền lợi của mình nhiều hơn. Vì vậy, số lượng hồ sơ xin cấp GCN và số GCN được cấp tăng lên đáng kể so với các năm trước.

Nhưng nhìn chung tiến độ cấp GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ở thị xã Từ Sơn tăng đã tăng đáng kể.

Từ năm 2015 đến hết năm 2018, toàn thị xã Từ Sơn đã gần như hoàn thiện công tác cấp GCNQSD cho các bộ hồ sơ, số bộ hồ sơ còn tồn đọng mỗi năm chỉ có số ít, nguyên nhân chủ yếu do:

- Một số hộ dân chưa ý thức được quyền của người sử dụng đất khi được Nhà nước cấp GCNQSDĐ nên không đến cấp đổi giấy.

- Một số giấy chứng nhận người sử dụng đất đã thế chấp ngân hàng, quỹ tín dụng để vay vốn sản xuất. Sự phối hợp của ngân hàng, quỹ tín dụng và Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp huyện chưa chặt chẽ.

- Bổ sung hồ sơ:

+ Những thửa đất đã viết giấy chứng nhận theo tên mới do: thừa kế, cho tặng, mua bán nhưng không đến các cơ quan chức năng hoàn tất thủ tục.

+ Một số hộ dân không có khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính khi xác định lại diện tích đất ở theo quy định.

- Thời gian đăng ký sau đo đạc đến khâu phát giấy kéo dài nên số lượng biến động nhiều.

- Hộ gia đình, cá nhân làm mất giấy cũ.

- Cấp huyện tổ chức cấp đổi chưa tốt, do lực lượng ít, địa bàn rộng lại thực hiện nhiều công việc nên ít dành thời gian cho việc cấp đổi giấy.

Hiện nay, hầu hết các văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện, cán bộ địa chính chưa được cung cấp phần mềm quản lý, cập nhật, chỉnh lý biến động để sử dụng chung.

Bảng 3.4. Kết quả đăng ký các quyền sử dụng đất tại thị xã Từ Sơn giai đoạn 2015 – 2018

Đơn vị: hồ sơ

TT Loại hồ sơ Năm

2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Tổng số 1463 2880 3552 4071

1 Cấp mới giấy chứng nhận QSDĐ 66 393 332 227 2 Cấp đổi, cấp lại, cấp bổ sung 175 184 152 165

3 Chuyển nhượng QSDĐ 657 1168 1420 2026

4 Tặng cho, thừa kế 259 665 812 833

5 Đính chính, thay đổi thông tin 106 274 568 458 6 Gia hạn sử dụng đất nông nghiệp 25 12 47 102

7 Phân chia tài sản chung 30 75 91 136

8 Thuê lại đất 145 109 130 124

(Nguồn: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Thị xã Từ Sơn, 2015-2018) Qua bảng tổng hợp trên cho thấy: Số lượng hồ sơ đăng ký nhiều nhất là loại hồ sơ chuyển nhượng QSDĐ từ 657 năm 2015 tăng lên 2026 năm 2018, thấp nhất là loại hồ sơ gia hạn sử dụng đất nông nghiệp từ 12 hồ sơ năm 2016 tăng lên 102 hồ sơ năm 2018. Nguyên nhân của việc biến động lớn về số lượng hồ sơ chuyển nhượng QSDĐ là do trong thời gian qua kinh tế trên địa bàn thị xã phát triển một cách đáng kể, các khu công nghiệp ngày càng nhiều về số lượng và quy mô được mở rộng hơn. Do đó nhu cầu về đất ở tăng cao nên UBND thị xã đã mở rộng khu đất giãn dân từ đất nông nghiệp chuyển mục đích sang đất ở và chuyển nhượng lại cho người dân có nhu cầu.

Bảng 3.5. Kết quả đăng ký các quyền sử dụng đất theo các xã, thị trấn tại thị xã Từ Sơn giai đoạn 2015 – 2018

Đơn vị: hồ sơ

TT Xã, phường Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Tổng số 1463 2880 3552 4071

1 Hương Mạc 218 334 379 697

2 Trang Hạ 138 112 281 173

3 Đình Bảng 271 763 620 865

4 Tam Sơn 71 206 223 239

5 Phù Chẩn 46 48 152 205

6 Phù Khê 201 137 286 237

7 Đồng Nguyên 135 326 381 278

8 Đông Ngàn 129 347 300 469

9 Tân Hồng 111 133 346 462

10 Châu Khê 27 127 176 122

11 Đồng Kỵ 68 106 162 97

12 Tương Giang 48 241 246 227

(Nguồn: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Thị xã Từ Sơn) Qua bảng tổng hợp trên cho thấy: Số lượng hồ sơ đăng ký nhiều nhất là tại xã Đình Bảng từ 271 hồ sơ đăng ký năm 2015 tăng lên 865 hồ sơ đăng ký năm 2018, thấp nhất là tại xã Châu Khê từ 27 hồ sơ đăng ký năm 2015 tăng lên 176 hồ sơ đăng ký năm 2017. Tuy nhiên nhìn chung, từ năm 2015 - 2018 các thủ tục hành chính về đăng ký sử dụng đất hàng năm tại các xã của thị xã Từ Sơn đều tương đương nhau.

3.1.3.2. Kết quả lập hồ sơ địa chính thị xã Từ Sơn

Hệ thống hồ sơ địa chính là bộ tài liệu giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai chặt chẽ và khoa học hơn và là cơ sở để giải quyết quan hệ

pháp luật về đất đai. Kể từ năm 1981 cho đến nay, để phục vụ cho công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính. Tổng cục quản lý ruộng đất sau đổi tên thành Tổng cục địa chính đã ban hành các văn bản quy định biểu mẫu hồ sơ địa chính đó là quyết định 56/QĐ-ĐC ngày 05/11/1981, Quyết định 499/QĐ-ĐC ngày 27/07/1995, Thông tư 1990/2001/TT-TCĐC ngày 30/11/2001, Thông tư 29/2004/TT-TNMT, Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ TN&MT.

Để tăng cường hiệu quả trong quản lý đất đai, UBND thị xã Từ Sơn đã quyết liệt chỉ đạo các xã, phường trên địa bàn hoàn thành công tác lập, cập nhật hồ sơ địa chính. Tính đến ngày 31/12/2018 kết quả lập hồ sơ địa chính thị xã Từ Sơn được thể hiện ở bảng 3.6.

Bảng 3.6: Kết quả lập hồ sơ địa chính của thị xã Từ Sơn đến năm 2018

TT Tên xã, phường

Tổng số tờ bản đồ

Tỷ lệ 1/500

Tỷ lệ 1/1000

Sổ địa chính

Sổ mục

Sổ theo dõi bản

đồ

Sổ cấp giấy chứng

nhận

1 Phường Châu Khê 76 48 28 36 4 1 3

2 Phường Đình Bảng 107 65 42 19 2 1 1

3 Phường Đồng Kỵ 58 46 12 22 3 1 2

4 Phường Đông Ngàn 37 36 1 19 1 1 2

5 Phường Đồng Nguyên 92 52 40 29 5 1 2

6 Phường Tân Hồng 70 45 25 17 3 1 1

7 Phường Trang Hạ 52 37 15 8 2 1 2

8 Xã Hương Mạc 82 51 31 41 5 1 4

9 Xã Phù Chẩn 99 77 22 16 4 1 2

10 Xã Phù Khê 55 37 18 28 3 1 3

11 Xã Tam Sơn 115 46 69 39 6 1 5

12 Xã Tương Giang 83 50 33 34 5 1 6

13 Tổng 926 590 336 308 43 12 33

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Thị xã Từ Sơn)

Cho đến nay công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính được tiến hành từ năm 2001 và ngày càng được hoàn thiện với tổng số tờ bản đồ là 926 tờ bản đồ, trung bình mỗi xã, phường là 77 tờ bản đồ trong đó:

- Tỷ lệ 1/500 là 590 tờ;

- Tỷ lệ 1/1000 là 336 tờ;

Xã Tam Sơn (115 tờ); phường Đình Bảng (105 tờ) là 2 xã, phường có số tờ bản đồ cao nhất. Nguyên nhân là do diện tích hành chính lớn hơn các xã, phường khác.

Sau khi có bản đồ địa chính, các xã đã triển khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đến nay, tất cả các xã, phường đã có hồ sơ địa chính lưu ở ba cấp: Sở TN&MT, Phòng TN&MT và tại UBND các xã, phường.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ đăng ký đất đai tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)