Quản lý và phân cấp ngân sách xã

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện hà trung tỉnh thanh hóa (Trang 84 - 89)

Thực tế chi ngân sách ở huyện cho thấy khoản chi bổ xung cân đối cho ngân sách xã luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi, hầu hết các xã đều phải dựa vào sự bổ xung cân đối của huyện và đa số xã chủ yếu dựa vào sự bổ xung cân đối của huyện để có thể cân đối thu chi. Thực trạng này đòi hỏi chính quyền huyện phải có sự nghiên cứu, xem xét nhằm quản lý và phân cấp ngân sách xã một cách có hiệu quả hơn, khuyến khích sự chủ động trong cân đối ngân sách tại xã nhằm giảm bớt gánh nặng về chi bổ sung cân đối ngân sách xã cho chính quyền huyện. Muốn vậy, cần phải có sự phải xem xét trên hai mặt: thứ nhất việc quản lý và khai thác nguồn thu ở các xã đã phù hợp chưa, đã tận dụng hết nguồn thu chưa; thứ hai cần phải kiểm tra kiểm soát công tác chấp hành chi ngân sách ở xã xem có đúng với quy định của luật ngân sách và các văn bản thi hành luật chưa, có đúng với chế độ, định mức hay chưa. Muốn vậy, cần phân cấp tối đa nguồn thu cho ngân sách xã, tăng tỷ lệ điều tiết cho ngân sách xã, tỉnh và huyện cần tích cực hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng giúp xã phát triển nguồn thu, nhằm

khuyến khích xã chủ động hơn trong việc cân đối ngân sách, đồng thời huyện cần thực hiện kiểm tra kiểm soát và bổ sung cân đối ngân sách một cách hợp lý cho các xã không đủ khả năng tự cân đối ngân sách.

Tóm lại, để tăng cường công tác quản lý ngân sách tại huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa cần tiến hành đồng bộ các giải pháp nêu trên như là điều kiện cần thiết tất yếu. Thực hiện tốt việc nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ quản lý ngân sách và độ ngũ kế toán cơ sở, phát huy tốt vai trò, chức năng của các cơ quan quản lý ngân sách như phòng tài chính kế hoạch huyện, kho bạc nhà nước huyện, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn huyện ngày càng hoàn thiện và đạt kết quả tốt.

Ngoài các giải pháp đã trình bày ở trên, còn cần phải áp dụng thêm một số các giải pháp như tạo ra một môi trường làm việc tốt hơn, tăng cường cơ sở vật chất cho công tác quản lý, ứng dụng nhưng tiến bộ kỹ thuật vào trong công tác quản lý…giúp cho việc quản lý ngân sách trên địa bàn huyện ngày càng chặt chẽ hơn nữa.

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Ngân sách nhà nước được coi là huyết mạch của nền kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững, thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo quốc phòng và an ninh, là công cụ để nhà nước quản lý và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế.

Ngân sách huyện là một bộ phận cấu thành của ngân sách nhà nước. Thực hiện quản lý ngân sách huyện là một nhiệm vụ quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách diễn ra được quản lý công khai, chặt chẽ và đúng các quy định pháp luật hiện hành.

Nâng cao công tác quản lý chi ngân sách nhà nước của huyện là một yêu cầu cấp thiết có tính khách quan, một quá trình lâu dài và sẽ gặp không ít khó khăn vướng mắc, một nhiệm vụ trọng tâm trong công tác đổi mới nền quản lý tài chính ở nước ta. Điều này không chỉ bắt nguồn từ sự hạn chế yếu kém trong quá trình thực hiện công tác này mà còn là sự đòi hỏi của các quy luật, nghị quyết của Đảng và chính sách nhà nước về đổi mới cơ chế quản lý thu chi ngân sách. Đây là một hoạt động quản lý có liên quan đến mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực. do vậy, cần phải được quan tâm đúng mức. Bởi vì nó có ý nghĩa trên nhiều mặt, tác động, chi phối, quyết định trong phát triển KT-XH ở địa bàn gắn với trách nhiệm quản lý, lãnh đạo của Đảng bộ, UBND huyện cho đến các xã, thị trấn và các cơ quan chức năng khác trong huyện. Càng quan trọng hơn đối với một huyện mà nguồn thu chủ yếu là dựa vào sự bổ sung từ ngân sách cấp trên như huyện Hà Trung tỉnh Thanh hóa. Khi đó, việc quản lý chi ngân sách một cách tiết kiệm và có hiệu quả là một vấn đề hết sức cần thiết.

Qua quá trình nghiên cứu, phân tích đề tài, luận văn đã làm rõ những vấn đề sau:

- Khái quát cơ sở lý luận để làm nền tảng cho việc thực hiện quản lý thu chi ngân sách nhà nước của huyện. Đây không những là yêu cầu thực tiễn của vấn đề nghiên cứu mà còn là mục tiêu, động lực để thúc đẩy sự phát triển toàn diện và hiệu quả của nền kinh tế huyện.

- Thực tiễn công tác quản lý thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết kịp thời mới có thể đáp ứng yêu cầu đặt ra. Qua phân tích các mặt mạnh, mặt yếu về công tác quản lý thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn và từ đó đề ra các giải pháp có tính khả thi để nâng cao hiệu quả quản lý thu chi ngân sách, phát triển các nguồn thu và sử dụng các khoản chi có hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý kinh tế nói chung và quản lý thu chi ngân sách nói riêng.

- Công tác quản lý thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn được thực hiện để giúp cho huyện thực hiện tốt chức năng của mình, nhất là việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và hỗ trợ người nghèo, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.

- Trên thực tế, chính quyền huyện Hà Trung đã có những nỗ lực cố gắng để có thể hoàn thành tốt công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn và đã có những thành công nhất định đưa tình hình kinh tế xã hội của huyện tiếp tục phát triển trong những năm qua. Tuy nhiên trong quá trình quản lý chi ngân sách cũng không tránh khỏi những sai sót cần được khắc phục nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn huyện Hà Trung .

5.2 Kiến nghị

Đối với chính quyền Trung Ương

- Thứ nhất, cần nghiên cứu sửa đổi luật NSNN phù hợp với giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Theo quy định hiện nay đối với công tác quyết định, phân

bổ, giao dự toán NSNN thì việc thực hiện các công tác này đối với cấp huyện và cấp xã chỉ mang tính hình thức, không thực chất

- Thứ hai, cần nghiên cứu đổi mới phương pháp lập dự toán NSNN theo đầu vào như hiện nay sang lập dự toán NSNN theo kết quả đầu ra. Quản lý NSNN theo kết quả đầu ra được coi là công cụ để nhà nước tập trung nguồn lực công vào nơi mang lại lợi ích cao nhất cho xã hội, giúp cải thiện chính sách công và tằn cường hiệu quả quản lý

- Thứ ba, cần nghiên cứu hoàn thiện cơ chế quản lý, cấp phát thanh toán các khoản chi của NSNN. NSNN cần phải công khai trong quá trình lập, chấp hành và quyết toán. Công khai quy trình cấp phát, kiểm soát chi NSNN. Điều này cho phép xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của cơ quản tài chính, KBNN và đơn vị thụ hưởng. Phân định rõ trách nhiệm kiểm soát chi trong nội bộ ngành tài chính và xác định quy trình hợp lý kiểm soát, thanh toán chi trả các khoản chi NSNN

Đối với chính quyền tỉnh Thanh Hóa

- UBND tỉnh Thanh Hóa sớm ban hành quy định về phân cấp và ủy quyền trên lĩnh vực đầu tư XDCB nhằm thay thế các quy định không còn phù hợp sau đi Chính phủ ban hành các quyết định mới

- UBND tỉnh Thanh Hóa cần điều chỉnh hệ thống định mức phân bổ cho phù hợp, cần chú trọng tăng định mức phân bổ chi cho sự nghiệp giao thông, sự nghiệp bảo vệ môi trường, định mức phân bổ thường xuyên của cấp xã

- UBND tỉnh Thanh Hóa cần sớm sửa đổi một số định mức chi tiêu đã lạc hậu như công tác phí, tiền tàu xe…

Đối với Ủy ban nhân dân huyện Hà trung

- UBND huyện cần thực hiện nhất quán chính sách đền bù và giá đền bù giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ đầu tư XDCB trên địa bàn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2014). Báo cáo công khai Ngân sách Việt Nam

2. Bộ Tài chính, Nghị quyết của Quốc hội khoá XIII số 57/2013/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2013 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2014

3. Bộ Tài chính, Nghị quyết của Quốc hội khóa XIII số 61/2013/QH13 ngày 15 tháng 11 năm 2013 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2014

4. Bộ Tài chính, Quyết định số 2337/QĐ - TTg ngày 30 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2014

5. Bộ Tài chính, Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ban hành sách “Hệ

thống mục lục ngân sách nhà nước năm 2014”, Nhà xuất bản tài chính

6. Bộ Tài chính, Thông tư Quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 Số: 199/2013/TT-BTC

7. Trần Viết Hùng (2012), “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi

Ngân sách nhà nước tại huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây”, Luận văn tốt nghiệp Đại

học Kinh Tế Quốc Dân

8. Phạm Công Hưng(2012), “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý

Ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh”, Luận

văn tốt nghiệp Đại học Nông Nghiệp Hà Nội

9. “Luật ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn thi hành”, Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh

10. PGS. TS. Dương Đăng Chinh (2003). “Lý thuyết tài chính”, Nhà xuất bản Tài chính. Hà nội.

11. Sở tài chính tỉnh Thanh Hóa (2013). “Văn bản hướng dẫn lập, thực

hiện và quyết toán ngân sách nhà nước”

12. Nguyễn Văn Tuyến (2010). “Giáo trình Luật Ngân sách nhà nước”, Trường Đại học Luật Hà Nội

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện hà trung tỉnh thanh hóa (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w