Kết quả của các nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện hà trung tỉnh thanh hóa (Trang 35 - 89)

(1) Nguyễn Thị Hà (2012). Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học phổ thông công lập tỉnh Hưng Yên. Khóa luận tốt nghiệp, Học viện tài chính

Đề tài tập trung phân tích cụ thể thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước qua phân tích cơ cấu chi thường xuyên cho giáo dục THPT công lập tỉnh Hưng yên. Qua đó để phân tích, chỉ ra những thành tựu, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó, từ đó đề xuất giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên cho giáo dục THPT công lập tỉnh Hưng Yên

(2) Hà Việt Hoàng (2007). Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh Thái nguyên. Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và những vấn đề về quản lý ngân sách cấp huyện, điển hình là thành phố Thái Nguyên, Huyện Định Hoá nhằm đưa ra một số kiến nghị với các cấp các ngành bổ sung sửa đổi chính sách chế độ, chế tài, nhằm quản lý tốt hơn đối với ngân sách nhà nước cấp huyện.

(3) Phạm Công Hưng (2012). Giải pháp nâng cao hiệu quản quản lý chi Ngân sách Nhà nước ỏ huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Đề tài tập trung phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp Quản lý chi Ngân sách Nhà nước của huyện trong những năm tới.

PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Một vài nét về huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa

3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Huyện Hà Trung nằm ở phía bắc tỉnh Thanh Hóa có tọa độ địa lý: từ 19˚59-20˚09 vĩ độ Bắc, từ 105˚45-105˚58 kinh độ Đông, tiếp giáp với các huyện trong và ngoài tỉnh, phía bắc giáp thị xã Bỉm sơn, các huyện Yên mô và thị xã Tam Điệp (Ninh Bình) phía nam giáp với huyện Hậu lộc, phía tây giáp với huyện Thạch thành và Vĩnh lộc, phía đông giáp với huyện Nga sơn.

Tổ chức hành chính

Huyện Hà Trung gồm thị trấn Hà Trung (thường được gọi không chính thức là thị trấn Đò Lèn hay thị trấn Lèn) và 24 xã: Hà Thanh, Hà Lai, Hà Vân, Hà Thái, Hà Châu, Hà Toại, Hà Phú, Hà Vinh, Hà Dương, Hà Yên, Hà Bình, Hà Long, Hà Bắc, Hà Ninh, Hà Phong, Hà Ngọc, Hà Lĩnh, Hà Lâm, Hà Giang, Hà Tân, Hà Tiến, Hà Sơn, Hà Hải, Hà Đông.

3.1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện (theo số thống kê năm 2008) là 24.450,48 ha, đang được sử dụng vào các mục đích:

+ Đất nông nghiệp: 15.197,35 (ha) + Đất phi nông nghiệp: 5.747,95 (ha) + Đất chưa sử dụng: 3.505,18 (ha)

Tài nguyên rừng

Hà Trung là huyện có diện tích rừng khá lớn, đủ các chủng loại rừng. Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 5.430,78 (ha)

Trong đó: Đất rừng sản xuất là: 3.436,39 (ha) Đất rừng phòng hộ là: 1.701,53 (ha)

Đất rừng đặc dụng (Rừng sến quốc gia) là: 292,86 (ha)

Nguồn tài nguyên rừng có ý nghĩa rất lớn về môi trường và phát triển du lịch sinh thái.

Tài nguyên khoáng sản

Có nguồn khoáng sản đa dạng, dễ khai thác và đang có thị trường tiêu thụ tốt: Quặng Silic, Spilit, quặng sắt làm nguyên vật liệu phụ gia xi măng, đá ốp lát, đá xây dựng… Nguồn tài nguyên này được phân bố rộng ở 17 xã đó là: Hà Đông, Hà Sơn, Hà Lĩnh, Hà Ngọc, Hà Lâm, Hà Phú, Hà Lai, Hà Thái, Hà Châu, Hà Vinh, Hà Thanh, Hà Dương, Hà Tân, Hà Tiến, Hà Bình, Hà Long, Hà Ninh.

Tài nguyên nước

Hà Trung nằm trong tiểu vùng hạ lưu sông Mã, nguồn nước mặt có 2 con sông chính là sông Lèn và sông Hoạt, chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều và một số hồ, đập chứa nước, đủ khả năng cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

3.1.1.3 Nguồn nhân lực

Dân số

Tổng dân số trên địa bàn huyện Hà Trung 125.893 người; Có 2 dân tộc kinh và dân tộc mường. Có 2 đạo phật và đạo công giáo.

Lao động

Có 72.200 người đang trong độ tuổi lao động (theo số thống kê năm

3.1.1.4 Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật

Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải

• Trong những năm qua huyện đã tập trung đầu tư xây dựng nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật trên nhiều lĩnh vực như: giao thông, y tế, giáo dục, văn hoá xã hội nhằm phục vụ đời sống và phát triển kinh tế

• Trên địa bàn huyện Hà Trung có 20 km quốc lộ chạy qua: Trong đó có 8,8km quốc lộ 1A nối từ cầu Tống Giang đến Cầu Lèn và 11,2km quốc lộ 217 nối từ quốc lộ 1A lên Vĩnh Lộc.

• Có 27 km tỉnh lộ đã được nhựa hoá. Tuyến 508 nối từ quốc lộ 1A đi Nga Sơn dài 9km, tuyến 522 nối từ quốc lộ 1A lên chiến khu Ngọc Trạo dài 10km, tuyến 523 nối từ quốc lộ 1A lên Thạch Thành 8km.

• Đường huyện có tổng chiều dài 96 km đã được nhựa hoá 67,8 km

• Đường liên thôn, liên xóm có tổng chiều dài là 182km trong đó đã nhựa hoá được 64 km và bê tông hoá được 118km.

• Ngoài ra trên địa bàn huyện Hà Trung còn có đường thuỷ nội địa dài 64km. Dọc sông Lèn từ ngã Ba Bông xã Hà Sơn đến Chế Thôn Hà Toại dài 20km, Sông Hoạt từ Hà Tiến đến Tư Tuần Hà Châu và từ Chế Thôn Hà Toại đến Mỹ Quan Hà Vinh có chiều dài 40km.

• Phương tiện vận tải trên địa bàn huyện hiện có 319 phương tiện vận tải đường bộ và 150 phương tiện vận tải đường thuỷ.

Hệ thống điện

Trên địa ban huyện có tổng số 105 tạm biến áp trong đó có 106 máy công suất 30.000 KVA và có 501,7km đường dây trong đó loại trung thế 149,7 km và 352km loại hạ thế.

Hệ thống cấp nước

Hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 12,9 tỷ đồng, công suất 2.000m2/ngày đêm hiện tại phục vụ cho 1.500 hộ dân trên địa bàn thị trấn.

3.1.1.5 Cơ cấu bộ máy tổ chức UBND huyện Hà Trung

Phòng Nội vụ

Tham mưu giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước các lĩnh vực: Tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng.

Phòng Tư pháp

Tham mưu giúp UBND cấp huyện thực hiên chức năng quản lý nhà nước về: Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hoà giải ở cơ sở và các công tác tư pháp khác.

Phòng Tài chính - Kế hoạch

Tham mưu giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước và các lĩnh vực: Tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý và kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.

Phòng Tài nguyên và Môi trường

Tham mưu giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; khí tượng, thuỷ văn; đo đạc, bản đồ và biển (đối với những địa phương có biển).

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

Tham mưu giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã

hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bệnh đồng giới.

Phòng Văn hoá và Thông tin

Tham mưu giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Văn hoá; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưu chính, viễn thông và Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; báo chí; xuất bản.

Phòng Giáo dục và đào tạo

Tham mưu giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: Mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.

Phòng Y tế

Tham mưu giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế cơ sở; y tế dự phòng; khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; trang thiết bị y tế; dân số.

Thanh tra huyện

Tham mưu giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Văn phòng Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân

Tham mưu tổng hợp cho UBND về hoạt động của ủy ban nhân dân; tham mưu, giúp ủy ban nhân dân cấp huyện và công tác dân tộc; tham mưu cho Chủ tịch ủy ban nhân dân và chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch ủy ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân

dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân.

3.1.1.6 Thắng cảnh, du lịch

Hệ thống di tích lịch sử văn hoá danh thắng huyện Hà Trung có mật độ nhà dày đặc và có nhiều yếu tố thuận lợi cho việc phát huy giá trị văn hoá gắn với du lịch: quần thể lăng miếu triều Nguyễn, Ly cung nhà Hồ, chùa Long Cảm, chùa Ban Phúc, đền Hàn Sơn, đền Rồng, đền Nước, đình Gia Miêu đền Đức ông đập Bến Quân chùa đô Mỹ, chùa Tam Quy, rừng Sến Tam Quy, chùa Long Cảm, đền thờ Trần Hưng Đạo

Tại các di tích lịch sử văn hoá hàng năm đều diễn ra các lễ hội. Một số lễ hội lớn như lễ hội Hàn Sơn (Hà Sơn - Hà Ngọc) diễn ra rất sôi động có hàng chục ngàn du khách. Lễ hội đền Rồng, đền Nước, đền Chín giếng, lễ hội cơm thi... thu hút nhiều khách thập phương.

Những di tích không chỉ góp phần tô đẹp cho Hà Trung mà còn mở ra những cơ hội to lớn cho ngành du lịch

3.1.1.7 Tình hình phát triển kinh tế xã hội

- Lĩnh vực kinh tế

- Sản xuất nông lâm, thuỷ sản

• Tổng diện tích gieo trồng 16.361 ha.Trong đó diện tích lúa 12.606 ha, năng suất bình quân đạt 45,77 tạ/ha, sản lượng 57.698 tấn. Diện tích ngô cả năm 1.492 ha, , năng suất bình quân đạt 37,6 tạ/ha, sản lượng 5.674 tấn.Tổng sản lượng lương thực 63.573 tấn.

• Tổng đàn gia cầm 560.000 con. Tổng trọng lượng xuất chuồng đàn gia súc 4.665 tấn, tổng trọng lượng xuất chuồng đàn gia cầm: 1.762 tấn. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 278 tỷ đồng

• Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản(NTTS) 1.090 haTổng sản lượng khai thác và nuôi trồng 3.100 tấn. Giá trị NTTS 52 tỷ đồng.

• Trồng rừng tập trung theo dự án 661 được 70 haThực hiện tốt công tác khoanh nuôi, tái sinh, bảo vệ rừng; chú trọng công tác PCCC rừng. Hoàn thành

việc rà soát 3 loại rừng trên địa bàn; lập dự án trồng rừng kinh tế giai đoạn 2008 - 2015 theo QĐ 147 của Thủ tướng Chính phủ.

- Sản xuất CN-TTCN và đầu tư XDCB

• Tổng giá trị SXCN - TTCN thực hiện 297 tỷ đồng

• Tổng giá trị đầu tư XDCB thực hiện 303 tỷ đồng

• Tập trung công tác lập quy hoạch: giao thông, mở rộng thị trấn - Các ngành dịch vụ

• Hệ thống chợ được nâng cấp, cải tạo, dịch vụ thương mại ngày càng phong phú

• Tổng giá trị xuất khẩu đạt 5 triệu USD

• Dịch vụ vận tải tiếp tục phát triển, số ô tô vận tải 319 chiếc

• Khối lượng vận chuyển hàng hoá 1.260 ngàn tấn

• Dịch vụ bưu chính - viễn thông phát triển mạnh, trong năm lắp đặt mới 7.500 máy điện thoại, đưa tổng số lên 33.000 máy, đạt 26,5 máy/100 dân

• Thực hiện quản lý, vận hành lưới điện đảm bảo an toàn, tiếp tục thực hiện tốt Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý gía điện nông thôn.

- Lĩnh vực tín dụng - ngân hàng

• Tổng vốn huy động 266 tỷ đồng

• Tổng dư nợ cho vay đạt 253 tỷ đồng - Lĩnh vực văn hóa - xã hội.

- Giáo dục

• Giữ vững phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS. Chất lượng dạy và học không ngừng được nâng cao. Công tác dạy nghề ngày càng được quan tâm hơn.

• Hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng và hội khuyến học được đẩy mạnh, chú trọng các nội dung chuyển giao tiến bộ KHKT, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân.

• Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được tăng cường, tỷ lệ phòng học kiên cố, bán kiên cố chiếm 83%, có 5 trường được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia, đưa tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 37 trường, chiếm 46% tổng số trường trong huyện.Xây dựng và triển khai đề án “Qui hoạch phát triển sự nghiệp GD và ĐT Hà Trung giai đoạn 2008 - 2015”.

• Công tác phòng chống dịch bệnh được tăng cường và có hiệu quả, đã phát hiện kịp thời và nhanh chóng dập tắt dịch tiêu chảy cấp trên địa bàn.

• Y học cổ truyền được coi trọng và hoạt động có chất lượng hơn.

• Chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên

• Triển khai Đề án "Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế thôn huyện Hà Trung giai đoạn 2008-2015".

• Hoạt động y dược tư nhân được quản lý, thực hiện đúng pháp luật.

• Tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng xã chuẩn Quốc gia về y tế. Trang thiết bị các trạm y tế xã được tăng cường.Có 187/202 thôn có y tế thôn, 1 số xã hiện nay chưa đủ cán bộ y tế thôn (Hà Phú, Hà Lâm, Hà Vinh…)

• Công tác truyền thông dân số và KHHGĐ được chú trọng - Văn hoá thông tin, tuyên truyền - TDTT

• Phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở tiếp tục được đẩy mạnh: đã có 78% gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hoá

• Công tác thông tin tuyên truyền có nhiều đổi mới về nội dung, hình thức, chất lượng, nội dung tin bài ngày càng phong phú. Kỷ niệm 62 năm thành lập Đảng bộ huyện và 10 năm huyện được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.Xây dựng 3 cổng chào, đưa nhà luyện tập thi đấu của huyện vào sử dụng.

• Hoạt động văn nghệ có chuyển biến tích cực.

• Cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được triển khai sâu rộng, bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.

• Hoạt động thể dục thể thao được đẩy mạnh từ huyện đến cơ sở. Công tác quy hoạch xây dựng sân VH - TT, nhà văn hoá làng, xã tiếp tục được đẩy mạnh, đến nay có 90% số xã đã tiến hành quy hoạch

• Coi trọng việc lập hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử, quy hoạch, trùng tu

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện hà trung tỉnh thanh hóa (Trang 35 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w