Chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2013

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện hà trung tỉnh thanh hóa (Trang 32 - 35)

Hình 2.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2003- 2013

Nhìn lại nền kinh tế Việt Nam năm 2013, có thể thấy tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 tăng 5,42% so với năm 2012, trong đó quý I tăng 4,76%; quý II tăng 5,00%; quý III tăng 5,54%; quý IV tăng 6,04%. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra nhưng cao hơn mức tăng của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi. Mức tăng của ngành công nghiệp không cao (5,35%), nhưng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng khá ở mức 7,44% (năm 2012 tăng 5,8%) đã tác động đến mức tăng GDP chung.

Từ tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cho thấy các ảnh hưởng đến cơ cấu thu chi ngân sách địa phương những năm gần đây.

Áp lực đảm bảo thu NSNN lớn, tính bền vững của các khoản thu chưa cao. Xem xét mức độ động viên ngân sách cho thấy xu hướng giảm từ 26% GDP năm 2011 xuống 20,4% GDP năm 2013, đồng thời, tốc độ tăng thu NSNN những năm gần đây có xu hướng giảm mạnh cho thấy khả năng huy động

NSNN trên GDP dự kiến 2 năm 2014 - 2015 khó đạt được mục tiêu 23-24%. Trong khi đó, chi NSNN so với GDP đã có xu hướng giảm nhưng vẫn giữ ở mức cao trên 26% giai đoạn 2011-2013. Đây là vấn đề đáng lưu ý bởi ngân sách chịu cả áp lực về thu nhằm đảm bảo nhiệm vụ chi tương đối cao.

Tuy tỷ trọng của các khoản thu từ sản xuất trong thu NSNN có chuyển biến tích cực nhưng tỷ lệ khoản thu “không thường xuyên” vẫn còn cao (dầu thô, giao quyền sử dụng đất, bán tài sản thuộc sở hữu nhà nước), chiếm khoảng ¼ tổng thu NSNN. Điều đó chứng tỏ độ bền vững của thu NSNN chưa cao.

Hình 2.2 Cơ cấu chi Ngân sách 2010- 2013

Áp lực chi NSNN gia tăng, chính sách chi NSNN vẫn còn phân tán, gây lãng phí nguồn lực. Xét về cơ cấu chi NSNN, trong ba khoản chi lớn là chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và chi trả nợ, viện trợ thì chi thường xuyên chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng lên qua các năm.

Áp lực tăng chi NSNN để thực hiện các chính sách chi an sinh xã hội đang có xu hướng mở rộng, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ đối tượng khó khăn trong năm 2012-2013 và có xu hướng tiếp tục phải thực hiện vào năm 2014- 2015. Năm 2011, chi thường xuyên khoảng 59,3% tổng chi đã tăng lên 69,8%

năm 2013, trong khi đó, tỷ trọng chi đầu tư từ NSNN có xu hướng giảm từ 26,4% năm 2011 xuống 20,4% năm 2013. Tỷ trọng này có tác động nhất định đến đầu tư toàn xã hội, ảnh hưởng đến quá trình tái cơ cấu đầu tư công cũng như tái cơ cấu nền kinh tế.

Mức bội chi bình quân giai đoạn 2011-2013 là 4,6%, với xu hướng thu NSNN vẫn tiếp tục còn nhiều khó khăn trong giai đoạn tới cũng như áp lực chi NSNN mở rộng thì việc đảm bảo đạt được mức bội chi NSNN dưới 4,5% GDP vào năm 2015 sẽ là một thách thức không nhỏ.

Hình2. 3 Bội chi Ngân sách nhà nước

Kỷ luật tài khóa thấp, đặc biệt, tình trạng chi NSNN vượt dự toán còn

xảy ra phổ biến ở nhiều bộ, ngành và địa phương cũng như trong từng đơn vị ngân sách. Đồng thời, vấn đề nợ đọng trong xây dựng cơ bản tại nhiều địa phương hiện vẫn là vấn đề nổi cộm.

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện hà trung tỉnh thanh hóa (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w