Thay đổi cơ cấu chi ngân sách nhà nước của huyện

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện hà trung tỉnh thanh hóa (Trang 78 - 81)

Huyện Hà trung là một huyện nghèo, nguồn thu trên địa bàn thấp chủ yếu là dựa vào trợ cấp của ngân sách cấp trên, địa bàn lại rộng, nhiệm vụ chi lớn, nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng còn hạn chế. Thực tế chi ngân sách tại huyện Hà trung cho thấy các khoản chi cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại huyện còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi, trong khi đó chi cho quản lý hành chính lại chiếm tỷ trọng lớn và tăng nhanh đây là một sự bất hợp lý trong cơ cấu chi của huyện. Chính vì vậy, trong thời gian tới huyện cần căn cứ vào khả năng của

ngân sách, huyện cần đổi mới cơ cấu chi để bố trí các khoản chi sao cho có hiệu quả nhất theo hướng , giảm số chi cho các khoản chi chưa thực sự cần thiết như: Chi quản lý hành chính: công tác phí, hội nghị phí, chế độ quản lý sử dụng ô tô, định mức xăng dầu các loại xe, không sử dụng các khoản kinh phí có nguồn gốc từ ngân sách để mua, in lịch, thiệp biếu tặng, không dùng kinh phí có nguồn gốc từ ngân sách cho việc tổ chức tham quan trừ khi có chủ trương của lãnh đạo tỉnh …tăng chi cho đầu tư cơ sở hạ tầng tại huyện tập trung vào những công trình trọng điểm của huyện; chủ động bố trí ngân sách thực hiện mục tiêu kiên cố hoá trường lớp học, kiên cố hoá kênh mương, giao thông nông thôn và phát triển giống cây trồng vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư phát triển nguồn thu…Bố trí tăng thêm chi cho các lĩnh vực chi thường xuyên nhu giáo dục, y tế, chi đảm bảo xã hội, sự nghiệp kinh tế…Muốn vậy cần phải thực hiện những giải pháp sau:

- Trước hết, huyện cần xem xét một cách thường xuyên khả năng đảm bảo

kinh phí cho nhu cầu chi thường xuyên của huyện từ nguồn ngân sách nhà nước và nhu cầu sử dụng ngân sách tại các đơn vị thụ hưởng ngân sách trên địa bàn huyện nhằm có những điều chỉnh kịp thời nhằm thiết lập một cơ cấu chi mới đảm bảo các khoản chi có hiệu quả nhất.

- Thứ hai, cần thực hiện tốt việc kiểm soát quá trình lập, quyết định và

phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước. Kiểm soát việc lập, quyết đinh và phân bổ dự toán chi là khâu đầu tiên của chu trình quản lý ngân sách nhằm đảm bảo cho việc bố trí chi ngân sách tiết kiệm và hiệu quả ngay từ đầu và đảm bảo được việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của chính quyền huyện và các đơn vị sử dụng ngân sách trước khi bước vào thực chi. Giai đoạn kiểm soát chi này từ trước tới nay chưa được chú ý cho nên đến khi chấp hành chi thì dù kho bạc có tăng cường kiểm soát vẫn không thể tránh khỏi tình trạng phân bổ vốn dàn trải, chi tiêu vượt tiêu chuẩn… Do đó, kiểm soát việc lập, quyết định và phân bổ dự toán được đặt ra là cần thiết và cấp bách, vì nó có ý nghĩa to lớn cho các giai

đoạn tiếp theo. Việc kiểm soát việc lập, quyết định và phân bổ dự toán do các hội đồng nhân dần huyện và phòng tài chính kế hoạch huyện phối hợp thực hiện.

- Thứ ba, cần thực hiện tốt công tác kiểm soát trong quá trình cấp phát,

thanh toán các khoản chi của ngân sách nhà nước. Đây có thể nói là giai đoạn có tính chất quyết định đến tính hiệu quả và tiết kiệm của chi ngân sách và kiểm soát chi. Trong đó vai trò chính thuộc về kho bạc nhà nước huyện và phòng tài chính kế hoạch thực hiện. Cụ thể, phòng tài chính kế hoạch kiểm soát chi thông qua các báo cáo tài chính, báo cáo tiến độ, tình hình chi ngân sách nhà nước, để quyết định các lệnh chi tiền; kho bạc nhà nước huyện thực hiện kiểm soát chi theo chức năng nhiệm vụ được giao. Kiểm soát trong khi chi của kho bạc nhà nước nếu xét trong chu trình chi ngân sách bao gồm kiểm soát trước khi cấp phát và kiểm soát trong quá trình chi. Việc kiểm soát trước khi cấp phát tiền có thể ngăn ngừa, loại bỏ các khoản chi không đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn, đơn giá, đối tượng, mục đích đảm bảo vốn ngân sách huyện được sử dụng có hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí.

- Thứ tư, cần thực hiện tốt công tác kiểm soát sau khi chi Đồng thời, tức là

cần thực hiện tốt việc kiểm soát tình hình sử dụng vốn ngân sách huyện sau khi tiền được xuất ra khỏi quỹ ngân sách nhà nước. Quá trình kiểm soát này sẽ giảm được tình trạng sử dụng ngân sách lãng phí, kém hiệu quả. Kiểm soát sau khi chi được tiến hành thông qua các báo cáo kế toán, quyết toán và do các cơ quan có thẩm quyền quyết định như hội đồng nhân dân huyện, phòng tài chính huyện… theo đó cần kiểm tra tính đúng đắn, trung thực của các báo cáo quyết toán của các đơn vị, đồng thời đảm bảo báo cáo quyết toán đầy đủ theo mẫu biểu và đảm bảo về thời gian theo quy định.

Quá trình kiểm soát còn phải được sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng tài chính kế hoạch, kho bạc nhà nước và các đơn vị sử dụng ngân sách. Cụ thể là việc kiểm soát được tiến hành song song trước hết là kiểm soát từ bên trong do chính các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện. Đồng thời với kiểm soát từ bên

ngoài do các cơ quan có thẩm quyền tiến hành đối với các đơn vị sử dụng ngân sách như phòng tài chính kế hoạch huyện, kho bạc nhà nước huyện…

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện hà trung tỉnh thanh hóa (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w