hoạch huyện cần phải nắm vững được số kinh phí đã cấp theo dự toán của từng đơn vị, số kinh phí thực chi của đơn vị để thấy được những kết quả đạt đựơc trong quá trình sử dụng kinh phí và những khuyết điểm sai sót, nguyên nhân của việc sử dụng kinh phí chưa đạt hiệu quả, sử dụng kinh phí tuỳ tiện, sai mục đích từ đó có những biện pháp quản lý khác.
4.2.4 Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chi tiêu của các đơn vị sử dụngngân sách ngân sách
Chi ngân sách nhà nước ở huyện hàng năm rất lớn trong khi đó nguồn thu của huyện thì chủ yếu được lấy từ nguồn thu bổ xung của tỉnh. Do vậy việc tiết kiệm được một phần trăm của chi ngân sách cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng có thể góp phần giải quyết được vốn cho các nhu cầu khác mà không cần phải lo nguồn thu. Do đó, việc tiết kiệm chi tiêu và nâng cao hiệu quả các khoản chi là một yêu cầu có tính nguyên tắc luôn được đề ra đối với các cấp, các ngành, các đơn vị có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng ngân sách huyện. Để góp phần nâng cao hiệu quả chi ngân sách, đảm bảo chi một cách tiết kiệm, tránh lãng phí cần phải áp dụng một cách đồng bộ các biện pháp. Trong đó biện pháp tăng cường kiểm tra giám sát việc chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách có ý nghĩa không nhỏ. Đây được coi là một biện pháp rất hữu hiệu, mang tính tích cực và hoàn toàn chủ động. Để có thể tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát trong việc quản lý và điều hành ngân sách huyện cần phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện, cụ thể là:
- Tăng cường giám sát của cơ quan cấp trên đối với chu trình quản lý và điều hành ngân sách huyện của chính quyền cấp huyện. Cơ quan tài chính cấp trên mà đặc biệt là sở tài chính – vật giá tỉnh phải thường xuyên phát huy chức năng kiểm tra giám sát đối với hoạt động của ngân sách huyện trên địa bàn kịp thời phát hiện sai lệch trong quản lý để có biện pháp điều chỉnh kịp thời tránh được những sai lầm không cố ý.
- Phải tăng cường giám sát của cơ quan dân cử mà trực tiếp ở huyện là hội đồng nhân dân huyện. Hội đồng nhân dân huyện là cơ quan dân cử, đại diện cho dân, nên phải thực hiện đầy đủ quyền giám sát của mình đối với quá trình xây dựng, xét duyệt, quyết định ngân sách cũng như giám sát trong quá trình tổ chức thực hiện.
- Tăng cường giám sát của cả cộng đồng như: giám sát của các tổ chức, đoàn thể quần chúng như thanh niên, phụ nữ, của các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền thanh,… và đặc biệt thanh tra nhân dân.
Để thực hiện sự giám sát của cộng đồng có hiệu quả đòi hỏi tình hình tài chính, ngân sách phải minh bạch; phải thực hiện tài chính công khai theo đúng quy chế dân chủ ở cơ sở. Mặt khác mỗi một người dân cũng phải không ngừng học hỏi để nắm vững chính sách , chế độ, pháp luật của nhà nước để từ đó tham gia giám sát có hiệu quả.