4.1.2.1 Kết quả chi NSNN
Thực trạng công tác lập dự toán chi ngân sách tại huyện Hà Trung
Lập dự toán chi ngân sách là công việc trước tiên có ý nghĩa quan trọng quyết định đến chất lượng toàn bộ các khâu tiếp theo của quá trình quản lý chi ngân sách. Nhận thức được điều này, trong những năm vừa qua, công tác xây dựng dự toán, quản lý theo dự toán đã được phòng tài chính kế hoạch huyện Hà trung đã phối hợp cùng Ủy ban nhân dân huyện và các đơn vị dự toán trên địa bàn huyện quan tâm coi trọng, thực hiện đúng theo quy định của luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Công tác lập dự toán chi ngân sách đã góp phần giúp các đơn vị chủ động hơn trong nhiệm vụ chi của mình.
Hàng năm, Sở Tài chính Thanh Hóa đều có hướng dẫn cụ thể nội dung xây dựng dự toán ngân sách nhà nước đối với uỷ ban nhân dân huyện và phòng tài chính – kế hoạch, sau đó phòng tài chính – kế hoạch huyện tiến hành hướng dẫn các đơn vị lập dự toán theo biểu mẫu. Trên cơ sở các dự toán đó phòng tài chính – kế hoạch huyện tiến hành xây dựng dự toán chi ngân sách của huyện. Trong thời kỳ ổn định ngân sách việc xây dựng dự toán ngân sách huyện cơ bản đã đảm bảo thực hiện đúng theo các nguyên tắc đặt ra là:
- Cơ bản giữ ổn định các lĩnh vực chi, mức khoán chi cho các đơn vị, các cấp ngân sách theo dự toán chi được giao.
- Đảm bảo ổn định số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới như dự toán được giao.
- Dự toán chi ngân sách phải dự kiến đầy đủ những nhiệm vụ phát sinh trong năm dự toán, đảm bảo các nhiệm vụ được giao.
Thực trạng công tác chấp hành chi ngân sách tại huyện Hà Trung
- Hiện nay, phương thức cấp phát ngân sách ngân sách huyện đã được vận hành theo cơ chế mới, theo đó phương thức quản lý theo hạn mức đã được thay thế bằng phương thức cấp phát theo dự toán. Theo đó, Phòng Tài chính-KH huyện tiến hành giao dự toán đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách thuộc quyền quản lý của huyện. Đồng thời cùng kho bạc nhà nước huyện tiến hành kiểm tra kiểm soát chi để đảm bảo chi đúng dự toán, đúng chế độ hiện hành.
Giao bổ sung dự toán đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách thuộc quyền quản lý của huyện trong trường hợp có nhiệm vụ phát sinh đột xuất ngoài dự toán được giao.
- Ngoài ra, hiện nay ở huyện còn dùng phương thức cấp phát bằng lệnh chi
+ Đối tượng cấp phát là áp dụng để trợ cấp cho ngân sách cấp dưới hoặc đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách không thuộc quyền quản lý của huyện nhưng nằm trên địa bàn huyện ( thuế, kho bạc nhà nước ).
+ Hình thức: căn cứ vào nhu cầu (tờ trình xin kinh phí ) của các đơn vị được uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt phòng tài chính kế hoạch huyện viết lệnh chi tiền gửi kho bạc nhà nước xuất quỹ ngân sách huyện cấp phát cho đơn vị hạch toán theo mục lục ngân sách nhà nước.
Kết quả tình hình chi ngân sách tại huyện Hà Trung
Trong những năm vừa qua nhu cầu chi thường xuyên trên địa bàn huyện Hà Trung không ngừng tăng lên. Nếu như khoản chi thường xuyên là một khoản chi rất cần thiết nhất là về con người và hoạt động của công tác quản lý ngân sách trên địa bàn thì khoản đầu tư phát triển cũng giữ vai trò không kém phần quan trọng nhằm thực hiện mục đích đô thị hóa, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa huyện nhà. Vì những nhu cầu trên mà nguồn chi ngân sách của huyện không ngừng tăng lên, trong khi đó nguồn thu ngân sách thì có hạn. Tuy nhiên, dưới sự điều hành của các cấp lãnh đạo huyện đã đảm bảo thực hiện tốt nhu cầu chi
trong năm ngân sách. Các khoản chi đều tập trung cao và chú trọng nhiều vào mạng lưới giao thông, thủy lợi mở rộng vùng kinh tế…
Bảng 4.3: Kết quả chi NSNN giai đoạn 2012-2013
Đơn vị: triệu đồng TT Nội dung Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2013/2012 Dự toán Quyết toán QT/ DT (%) Dự toán Quyết toán QT/ DT (%)
Dự toán Quyết toán Số tiền (+/-) % (+/-) Số tiền (+/-) % (+/_) Tổng chi 158.711 302.572 191 230.213 380.486 165 71.502 45 77.914 16 A Chi cân đối NS 139.200 246.536 177 190.307 297.160 156 51.107 37 50.624 21 I Chi đầu tư phát
triển 15.000 61.402 409 21.240 61.482 289 6.240 42 80 0
II Chi thường xuyên 120.823 179.842 149 164.110 224.432 137 43.287 36 44.590 -9 III Chi chuyển nguồn
NS 4.606 10.634 6.028 131
IV Dự phòng NS 2.719 4.957 2.238 82
V Chi từ nguồn học
phí 658 686 104 612 -658 -100 - 74 -11
B Chi bổ sung NS xã 19.511 56.036 287 39.906 83.236 209 20.395 105 27.200 49
(Nguồn : Báo cáo quyết toán chi NS giai đoạn 2012-2013)
Chi cân đối ngân sách
Trong 2 năm 2012- 2013 chi cân đối NS luôn đạt và vượt chỉ tiêu.Nguồn để giải quyết số tăng chi như trên chủ yếu là số tăng thu ngân sách, số ngân sách trung ương hỗ trợ thêm để thực hiện các mục tiêu chỉ định, số kết dư và số thu chuyển nguồn từ năm trước đưa sang. Cụ thể:
Chi đầu tư phát triển :
Đây là những khoản chi nhằm hoàn thiện và mở rộng sản xuất trên địa bàn huyện, khoản chi này được dùng để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội mà huyện luôn chú trọng nhằm mục tiêu phục vụ tốt cho việc phục vụ sản xuất, công nghiệp hoá hiện đại hoá của đảng và nhà nước, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.
Nhìn vào bảng tổng hợp chi ngân sách huyện ta thấy chi cho đầu tư phát triển ở huyện trong ba năm qua thường xuyên vượt kế hoạch đề ra ( cụ thể là năm 2012 là 409 % so với dự toán, năm 2013 là 289 % so với dự toán ) đây là một nỗ lực của huyện nhằm cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn khi mà các nhiệm vụ chi khác còn rất lớn, chứng tỏ huyện đã luôn chú trọng vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng trên địa bàn mình, cụ thể là trong những năm vừa qua cùng với sự hỗ trợ của trung ương và tỉnh, huyện Hà trung đã thực hiện xây dựng được nhiều công trình giao thông trọng điểm trong huyện như các trạm y tế xã, trường học, các tuyến đường giao thông … Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng khoản chi này tăng chậm ( năm 2012 là 61.402 triệu đồng và năm 2013 là 61.482 triệu đồng ). Như vậy trong thời gian tới huyện cần quan tâm hơn nữa đến công tác quản lý chi cho đầu tư phát triển, thực hiện tốt các chương trình, dự án mà trung ương và tỉnh giao cho nhằm đảm bảo tốt yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn, đồng thời cần cố gằng huy động nguồn nội lực từ trong dân cư , thực hiện chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm nhằm phát huy nội lực phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.
Chi chuyển nguồn ngân sách:
Là khoản chi không có trong dự toán mà chỉ được phản ánh trên báo cáo quyết toán và các khoản chi này hầu như tăng dần qua các năm.Cụ thể năm 2012 là 4.606 triệu đồng,con số này trong năm 2013 là 10.634 triệu đồng.
Chi dự phòng ngân sách:
Dự toán năm 2012 là 2.719 triệu đồng, trong năm 2013 là 4.957 triệu đồng.
Chi từ nguồn học phí:
Đây là các khoản chi mà do các trường học chi một phần để trả lương cho cán bộ giáo viên, mua tài liệu, hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó. Năm 2012 khoản chi này là 686 triệu đồng, trong năm 2013 là 612 triệu đồng,giảm 74 triệu đồng tương ứng mưc giảm 11 % so với năm 2012. Nhìn chung khoản chi này khá ổn định, trong năm 2013 khoản chi này giảm nhẹ do huyện số lượng giáo viên ít đi..
Chi bổ sung NS xã:
Đây là khoản chi của huyện nhằm hỗ trợ cho ngân sách xã thực hiện chức
năng và nhiệm vụ của mình, khoản chi này bao gồm: chi bổ sung cân đối ngân sách là khoản chi của huyện bổ sung cho ngân sách xã để giúp cho các xã nghèo cân đối ngân sách, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chi tiêu ổn định thường xuyên. Chi bổ sung có mục tiêu là khoản chi mà ngân sách huyện bổ sung cho ngân sách xã để thực hiện các chương trình dự án, các chế độ chính sách, các nhiệm vụ cần thiết cấp bách. Nhìn chung các khoản chi này đều được thực hiện tốt trong giai đoạn 2012- 2013. Nguồn chi bổ sung cho NS xã luôn được đáp ứng và tăng lên qua các năm. Cụ thể năm 2012 là 56.036 triệu đồng, năm 2013 là 83.326 triệu đồng. Do huyện còn rất nhiều xã nghèo do đó trong thời gian tới khoản chi này sẽ tiép tục chiém tỷ trong cao trong tổng chi. Tuy nhiên cũng đặt ra cho huyện cần phải quản lý chặt hơn công tác chi tiêu ngân sách xã nhằm chánh tình trạng chi sai, chi vượt dự toán tại xã.
Bảng 4.4: Kết quả chi thường xuyên NSNN giai đoạn 2012-2013 Đơn vị: triệu đồng T T Nội dung Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2013/2012 Dự toán Quyết toán QT/ DT (%) Dự toán Quyết toán QT/ DT (%)
Dự toán Quyết toán
Số tiền (+/-) % (+/-) Số tiền (+/-) % (+/_) Chi thường xuyên 120.823 179.842 149 164.110 224.432 137 43.287 36 44.590 25 1 Chi sự nghiệp kinh
tế 2.743 18.310 668 3.298 15.013 455 555 20 -3.297 -18
2 Chi sự nghiệp môi
trường 1.924 2.900 151 1.703 6.500 382 -221 -11 3.600 124 3 Chi sự nghiệp khoa
học và công nghệ 35 167 477 35 100 167 100
4 Chi sự nghiệp GD-
ĐT&DN 64.042 75.487 118 81.224 98.492 121 17.182 27 23.005 30 5 Chi sự nghiệp y tế 7.414 8.223 111 8.242 10.478 127 828 11 2.255 27 6 Chi sự nghiệp văn
hoá thông tin 740 1.934 261 1.445 2.084 144 705 95 150 8 7 Chi sự nghiệp phát thanh truyền hình 560 729 130 674 850 126 114 20 121 17 8 Chi sự nghiệp thể dục thể thao 149 344 231 130 463 356 -19 -13 119 35 9 Đảm bảo chính sách xã hội 14.574 19.381 133 19.796 29.955 151 5.222 36 10.574 55 10 Quản lý hành chính 26.615 50.259 189 43.868 58.266 133 17.25 65 8.007 16 11 An ninh quốc phòng 1.512 4.778 316 3.173 5.944 189 1.661 110 1.166 24 12 Chi khác ngân sách 80 368 460 150 2.655 1770 70 88 2.287 621 13 Tăng thu chia phân
bổ 470 372 -98 -21
(Nguồn : Báo cáo quyết toán chi NS giai đoạn 2012-2013)
- Chi sự nghiệp kinh tế:
Đây là khoản chi phục vụ cho lĩnh vực sản xuất và các sự nghiệp kinh tế khác như chi duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng. Khoản chi này bao gồm chi cho sự nghiệp nông nghiệp như công tác khuyến nông, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, phụ cấp khuyến nông, các chương trình cấp các chương trình phục vụ Nông nghiệp…, sự nghiệp thuỷ lợi mà chủ yếu là chi cho công tác phòng chống lụt bão, duy tu đê điều…, sự nghiệp giao thông như nâng cấp, duy tu bảo dưỡng đường xá, các công trình giao thông…kiến thiết thị chính như xây dựng các công trình của các cơ quan đoàn thể…, chi sự nghiệp kinh tế khác mà chủ yếu là chi đào tạo nghề, thăm quan học hỏi kinh nghiệm. Năm 2012 là 18.310 triệu đồng, đạt 668% dự toán, trong năm 2013 con số này là 15.013 triệu đồng, đạt 455% dự toán. Khi quyết toán năm 2013 khoản mục này đã giảm 3.297 triệu đồng, tương ứng là 18% so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2012 chi trả nợ tồn đọng các năm trước của trung tâm gia súc gia cầm,kinh phí phòng chống dịch cúm gia cầm, xây dưng lại nhà thống kê, phòng truyền thanh , do công tác chi trả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất năm 2012 cao hơn năm 2013 là gần 1 tỷ đồng, công tác duy tu, bảo dưỡng đường bộ giảm so với năm 2012 … Như vậy năm 2013 huyện đã thắt chặt hơn đối với các khoản chi này nhằm phục vụ tốt hơn cho việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.
- Chi sự nghiệp môi trường :
Năm 2012 thực hiện chi là 2.900 triệu đồng, vượt 51% so với Dự toán, con số này năm 2013 là 6.500 triệu đồng, tăng 3.600 triệu đồng, tương ứng với mức tăng là 124% so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2013 huyện thực hiện nhiều chính sách để bảo vệ môi trường như trồng cây gây rừng ở xã Hà lĩnh, huy động nhân dân vì môi trường xanh sạch đẹp, hỗ trợ kinh phí xây hố xí hợp vệ sinh, …
- Chi sự nghiệp khoa học – công nghệ:
Năm 2012 huyện chưa áp dụng các khoa học công nghệ vào trong hoạt động, còn năm 2013 huyện đã đầu tư vào hệ thống máy tính phục vụ cho quản lý. Cụ thể : chi năm 2012 là 167 triệu đồng. Nguyên nhân do các đợt giải ngân kinh phí khoa học công nghệ phụ thuộc vào thời gian hoàn thành chương trình, nghiên cứu,..
- Chi SN giáo dục đào tạo và dạy nghề: Hiện nay việc đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo lao động có tay nghề luôn được chính quyền huyện Hà Trung quan tâm và thực hiện. NSNN là một nguồn không thể thiếu để thực hiện các yêu cầu trên và nguồn chi ngân sách hiện nay trên địa bàn huyện ngày càng tăng qua các năm. Trong năm 2012 con số này là 75.487 triệu đồng đạt 118% dự toán và tiếp tục tăng lên đến 98.492 triệu đồng trong năm tiếp theo, đạt 121% dự toán ( cụ thể năm 2013 tăng 23.005 triệu đồng, tương ứng mức tăng 30 % so với năm 2012).
Cụ thể như chi cho các trường mầm non trong huyện, con số cũng tăng đáng kể trong 2 năm. Theo số liệu điều tra được từ các trường ta thấy ngay từ tổng chi năm 2013 tăng rất cao do hệ số bậc lương tăng. Nguyên nhân của việc tăng cao này là do việc tăng lương mới theo nghị định của chính phủ, chi phí sửa chữa nâng cấp trường học …Hiện nay, dưới sự quan tâm và chỉ đạo của đảng uỷ và chính quyền huyện thì công tác giáo dục ở huyện đã và đang tiếp tục phát triển, trong thời gian tới công tác giáo dục đào tạo cần được quan tâm hơn nữa tuy nhiên cần phải quản lý tốt hơn việc chi ngân sách cho giáo dục để khoản chi này thực sự được đầu tư một cách hợp lý để đào tạo thêm nguồn nhân lực cho huyện, đồng thời nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên cũng như người dân trong huyện.
Bảng 4.5: Kết quả chi của một số trường mầm non trên địa bàn huyện năm 2012
Đơn vị: triệu đồng
STT Nội dung chi 2012 Một số trường được điều tra
Thị trấn Hà Phong Hà Ngọc Hà Lâm Hà Ninh Hà Bình
Tổng chi 66.818.11 6 25.720.000 28.110.00 0 29.224.000 75.341.19 5 81.822.100 1 Tiền lương - - - - - -
2 Tiền công trả cho lao động thường xuyên theo hợp đồng 5.700.000 - - - - 4.800.000
3 Phụ cấp lương 4.233.000 7.450.000 2.690.000 5.300.000 3.880.000 19.804.000
4 Tiền thưởng - - - - - 2.900.000
5 Phúc lợi tập thể 1.855.000 - - - 0.486.000 -
6 Thanh toán dịch vụ công cộng 4.622.116 - - 2.555.500 4.716.500 2.359.500
7 Vật tư văn phòng 6.489.500 6.730.000 3.800.000 3.919.000 13.271.743 4.941.000
8 Thông tin, tuyên truyền, liên lạc 0.602.000 - 3.549.000 2.989.500 1.527.952 2.947.600
9 Hội nghị 5.150.000 - 1.900.000 - - 2.000.000
10 Công tác phí 1.700.000 2.180.000 - 2.250.000 1.290.000 2.800.000
11 Chi phí thuê mướn - - - - 0.300.000 1.150.000
12 Sữa chữa tài sản - 2.410.000 10.182.000 1.800.000 3.270.000 0.400.000