Nội dung quản lý thuế TNCN

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại chi cục thuế thành phố hòa bình (Trang 34 - 40)

Chương 1. CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

1.1. Cơ sở lý luận về thuế thu nhập cá nhân

1.1.2. Nội dung quản lý thuế TNCN

* Khái niệm: Quản lý thuế là quá trình tổ chức, triển khai thực hiện hệ thống chính sách thuế của Cơ quan thuế và các đối tƣợng liên quan. Quản lý thuế áp dụng với việc quản lý các loại thuế, phí, lệ phí; tiền thuê đất, thuê mặt nước; tiền sử dụng đất; thu từ khai thác tài nguyên khoáng sản và các khoản thu khác thuộc NSNN do cơ quan Quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật.

* Quản lý thuế gồm nội dung chủ yếu sau + Quản lý Người nộp thuế

+ Quản lý căn cứ tính thuế

+ Tổ chức công tác kế toán, thống kê thuế + Quản lý quá trình thu nộp thuế

+ Quản lý việc thực hiện miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế + Quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế.

+ Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra

- Ứng dụng tin học trong hoạt động quản lý thu thuế: Ứng dụng tin học vào hoạt động quản lý thu thuế là việc thiết kế các chương trình phần mềm theo đúng các nội dung và trình tự của hoạt động quản lý thu thuế để thu nhận, tính toán, xử lý và cung cấp thông tin cần thiết cho hoạt động quản lý và việc áp dụng các phương tiện kỹ thuật để thực hiện các mục đích của chương trình đã được thiết kế. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin (CNTT), ngành thuế đã phát triển và nâng cấp hệ thống ứng dụng tin học thực hiện tự động hầu hết các chức năng Quản lý thuế nhƣ:

xử lý tờ khai, chứng từ, quản lý thu nợ, thanh tra thuế, xử lý hoàn thuế, miễn giảm...;

Xây dựng đƣợc hệ thống thông tin thuế tập trung (TMS), tạo lập cơ sở dữ liệu về mã số thuế và các doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc; Phối hợp kết nối mạng thông tin thu nộp thuế giữa các cơ quan: Thuế, Hải quan, Kho bạc, Tài chính và các cơ quan khác có liên quan; Nâng cấp và mở rộng hệ thống mạng và hạ tầng kỹ thuật CNTT toàn ngành thuế theo công nghệ mới, đã thực hiện quản lý hệ thống thông suốt, đảm bảo độ sẵn sàng và an toàn cho hệ thống thông tin toàn ngành Thuế; Hệ thống ứng dụng đảm bảo khả năng khai thác, chia sẻ, cung cấp thông tin theo đúng chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền, có áp dụng chế độ bảo mật trong trao đổi thông tin giữa các đơn vị trong và ngoài ngành Thuế.

1.1.2.2. Công tác kê khai và quyết toán thuế TNCN

Luât thuế TNCN là công cụ quản lý thuế có tính định hướng và điểu tiết quan trọng nhất. Nó tạo ra cơ chế pháp lý hữu hiệu để thực hiện sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ về thuế giữa các chủ thể kinh tế. Việc ban hành chính sách thuế TNCN sẽ tạo ra những quy định pháp luật làm cơ sở để tính và thu thuế TNCN.

Đồng thời, ban hành chính sách cũng đƣa ra những căn cứ để kiểm tra, thanh tra, và áp dụng các chế tài đối với quá trình tính và thu này. Thuế TNCN là sắc thuế có độ nhạy cảm cao, tác động trực tiếp đến người nộp thuế nên trước những biến động trong cuộc sống cần có chính sách thuế thay đổi đề phù hợp với yêu cầu của thực tế như miễn giảm thuế, tăng mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế, ...

a. Đăng ký thuế

Công việc đăng ký thuế đƣợc quy định tại Thông tƣ 95/2016/TT-BTC ban hành ngày 28/6/2016 của Bộ Tài chính; Quyết định số 329/QĐ-TCT ngày 27/3/2013 của Tổng cục Thuế. Trong đó đăng ký thuế là việc người nộp thuế phải kê khai những thông tin theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế để thực hiện nghĩa vụ về thuế với Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Đối tƣợng phải đăng ký thuế TNCN bao gồm:

- Tổ chức, cá nhân trả thu nhập bao gồm: Các tổ chức, cá nhân kinh doanh kể cả các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc, đơn vị trực thuộc hạch toán riêng và có tƣ cách pháp nhân riêng; Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước các cấp; Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp; Các đơn vị sự nghiệp;…

- Cá nhân có thu nhập chịu thuế thu TNCN, bao gồm:

+ Cá nhân có thu nhập từ sản xuất, kinh doanh bao gồm cả cá nhân hành nghề độc lập; cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp không thuộc đối tƣợng miễn thuế TNCN. Cá nhân có thu nhập từ sản xuất, kinh doanh thực hiện đăng ký thuế TNCN đồng thời với việc đăng ký các loại thuế khác;

+ Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công kể cả cá nhân nước ngoài làm việc cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài tại Việt Nam;

+ Cá nhân chuyển nhƣợng bất động sản;

+ Cá nhân có thu nhập chịu thuế khác (nếu có yêu cầu).

- Người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh

Các trường hợp đăng ký thuế nêu trên nếu đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế thì không phải đăng ký mới. Cá nhân có nhiều khoản thu nhập chịu thuế TNCN thì chỉ đăng ký thuế một lần. Mã số thuế đƣợc sử dụng chung để khai thuế đối với tất cả các khoản thu nhập.

Người nộp thuế có trách nhiệm thực hiện đăng ký thuế theo đúng thời hạn quy định tại Luật quản lý thuế,

b. Kê khai thuế TNCN

Công việc khai thuế đƣợc thực hiện theo Điều 11 Thông tƣ số 156/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính.

Các tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế TNCN và cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế TNCN phải thực hiện khai thuế TNCN. Khai thuế TNCN bao gồm các loại:

- Khai thuế theo từng lần phát sinh áp dụng đối với các trường hợp:

+ Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhƣợng bất động sản;

+ Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn;

+ Cá nhân có thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng.

- Khai thuế tháng: Thời hạn nộp tờ khai thuế tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng sau.

- Khai thuế quý: Thời hạn nộp tờ khai thuế theo quý chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.

- Khai thuế năm: áp dụng đối với Thu nhập chịu thuế, thu nhập tính thuế của cá nhân kinh doanh chƣa thực hiện đúng pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm trước; trường hợp mới ra kinh doanh là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.

- Quyết toán thuế: áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế TNCN và cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế TNCN thực hiện khai thuế tháng, khai thuế quý và cá nhân có thu nhập từ chuyển nhƣợng chứng khoán. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ chín mươi, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

1.1.2.3 Công tác thu thuế TNCN a. Nộp thuế Thu nhập cá nhân

- Thời hạn nộp thuế là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng hoặc quý và hồ sơ quyết toán thuế năm. Trường hợp khai thuế theo từng lần phát sinh thì thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo nộp thuế. Quá thời hạn nộp thuế mà Người nộp thuế chưa thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thì Người nộp thuế sẽ bị tính tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật.

- Người nộp thuế thực hiện nộp tiền thuế vào NSNN: Tại Kho bạc Nhà nước;

Tại cơ quan thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế; Thông qua ngân hàng thương mại,

tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật. Kho bạc Nhà nước, Cơ quan thuế, tổ chức được uỷ nhiệm thu có trách nhiệm bố trí địa điểm, phương tiện, cán bộ thu tiền thuế, bảo đảm cho Người nộp thuế nộp tiền thuế vào NSNN thuận lợi và kịp thời.

b. Hoàn thuế Thu nhập cá nhân

- Cá nhân được hoàn thuế trong các trường hợp sau:

+ Số tiền thuế TNCN đó nộp lớn hơn số thuế phải nộp trong kỳ tính thuế.

+ Cá nhân đó nộp thuế TNCN nhƣng có thu nhập tính thuế chƣa đến mức phải nộp thuế.

+ Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc hoàn thuế TNCN chỉ áp dụng đối với những cá nhân đã đăng ký thuế và có mã số thuế.

c. Quản lý nợ và cƣỡng chế

Quy trình quản lý nợ thuế đƣợc thực hiện theo Quyết định số 1401/QĐ-TCT, ngày 28 tháng 7 năm 2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.

Cơ quan thuế thực hiện rà soát các trường hợp nợ của từng đơn vị nợ thuế tháng trước chuyển sang và nợ mới phát sinh trong tháng theo nguyên nhân, tình trạng và tuổi nợ để phân loại các khoản nợ thành: nợ khó thu, nợ chờ xử lý, nợ có khả năng thu. Trên cơ sở đó thực hiện thông báo nộp thuế; thông báo tiền nợ thuế và phạt chậm nộp đối với các khoản thuế nợ và làm các bước thu nợ tiếp theo, theo quy định của Quy trình quản lý nợ thuế.

Sau thời hạn 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp mà Người nộp thuế chưa nộp tiền nợ thuế và tiền phạt chậm nộp hoặc nộp chƣa đủ số thuế còn thiếu thì cơ quan thuế sẽ tiến hành các biện pháp cƣỡng chế nợ thuế theo quy định của pháp luật.

Quy trình cƣỡng chế nợ thuế đƣợc thực hiện theo Quyết định số 751/QĐ- TCT ngày 20 tháng 4 năm 2015 của Tổng cục Thuế, quy định nội dung, trình tự, thủ tục cưỡng chế nợ thuế đối với các trường hợp là Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt về thuế đã quá 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định; Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi

phạm pháp luật về thuế khi đã hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế và Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn. Trên cơ sở đó đƣa ra các biện pháp cƣỡng chế nợ phù hợp.

Trên thực tế, công tác thu thuế thường gặp phải tình trạng các đơn vị chậm nộp thuế, không nộp thuế. Bên cạnh nguyên nhân khó khăn về tài chính còn có một nguyên nhân khác là do tính chây ỳ, cố tình vi phạm của Người nộp thuế trong quy định về nộp thuế. Do vậy quy trình quản lý thu nợ và cƣỡng chế nợ thuế là công cụ để giúp cán bộ thuế xử lý tình trạng trên.

1.1.2.4 Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế TNCN a. Kiểm tra, đánh giá công tác quản lý thuế TNCN

Việc kiểm tra, thanh tra đƣợc thực hiện theo Quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 và Quyết định số 1404/QĐ-TCT ngày 28/7/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.

Thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến Người nộp thuế trong việc thực hiện kê khai thuế, tính thuế và nộp thuế nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm về thuế, chống thất thu thuế. Từ đó tránh gây phiền nhiễu và tạo điều kiện thuận lợi cho Người nộp thuế phát triển sản xuất, kinh doanh.

b. Công tác kiểm tra thuế

- Khái niệm: Kiểm tra thuế là hoạt động của Cơ quan thuế trong việc xem xét tình hình thực tế của đối tƣợng kiểm tra, từ đó đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra đối với đối tƣợng kiểm tra để có những nhận xét, đánh giá.

- Các hình thức kiểm tra thuế TNCN

+ Kiểm tra thuế tại trụ sở Cơ quan thuế: Được thực hiện thường xuyên đối với các hồ sơ thuế TNCN nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của Người nộp thuế.

+ Kiểm tra thuế tại trụ sở của Người nộp thuế: Áp dụng trong trường hợp hồ sơ thuế có những nội dung cần làm rõ có liên quan đến số tiền thuế nộp, số tiền thuế đƣợc miễn, số tiền thuế đƣợc giảm, số tiền thuế đƣợc hoàn, Cơ quan thuế đã ra thông báo yêu cầu Người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu nhưng

Người nộp thuế không giải trình, khai bổ sung hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế không đúng.

c. Công tác thanh tra thuế

- Khái niệm: Thanh tra thuế là hoạt động kiểm tra của tổ chức chuyên trách làm công tác kiểm tra của Cơ quan thuế đối với đối tƣợng thanh tra nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý những hành vi trái pháp luật.

- Các trường hợp thanh tra thuế:

+ Đối với doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng thì thanh tra định kỳ một năm không quá một lần.

+ Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.

+ Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan Quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Các nguyên tắc trong thanh tra thuế:

+ Thanh tra thuế phải đảm bảo các nguyên tắc: Tuân thủ pháp luật; trung thực, chính xác, khách quan; công khai, dân chủ; bảo vệ bí mật và hiệu quả.

+ Thanh tra phải có tác dụng đề phòng, ngăn ngừa những thiếu sót, vi phạm;

phải đảm bảo giúp các đối tƣợng thanh tra thực hiện đúng chính sách thuế.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại chi cục thuế thành phố hòa bình (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)