Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế TNCN tại Chi cục Thuế thành phố Hoà Bình
3.2.2. Yếu tố khách quan
* Nguyên nhân về kinh tế:
Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình nói chung và thành phố Hòa Bình nói riêng ổn định và tăng trưởng so với cùng kỳ nhưng còn ở mức chậm, các lĩnh vực như: Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; thương mại, dịch vụ đều giữ đƣợc ổn định. Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có dấu
hiệu phục hồi, song vẫn còn khó khăn về vốn, về tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, về xử lý hàng tồn kho,...Nguồn vốn đầu tƣ công còn hạn chế, một số doanh nghiệp vẫn kinh doanh cầm chừng, một số doanh nghiệp chƣa thu hồi đƣợc công nợ do các doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhau, đặc biệt là đối với lĩnh vực xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách, hiện nay ngân sách đang nợ doanh nghiệp rất nhiều dẫn đến ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách của doanh nghiệp, từ đó dẫn đến nợ thuế gia tăng…Diễn biến thời tiết phức tạp, mƣa bão kéo dài gây thiệt hại lớn về người và tài sản, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình nộp thuế trên địa bàn thành phố Hòa Bình.
Lƣợng mua sắm phƣợng tiện trên địa bàn so với cùng kỳ giảm mạnh (75 lƣợt); một số đơn vị đã đƣợc cấp phép khai thác khoáng sản nhƣng còn trong giai đoạn đầu tƣ, hoặc sản lƣợng khai thác còn thấp... ; các dự án đăng ký đầu tƣ trên địa bàn thành phố tăng cả về số lƣợng và vốn so với năm 2016, nhƣng hầu hết các dự án vẫn đang trong quá trình thực hiện các thủ tục về đất đai, giải phóng mặt bằng, quy hoạch xây dựng, thiết kế cơ sở,... do đó chƣa thực sự đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, chưa phát sinh số nộp ngân sách Nhà nước.
* Nguyên nhân về cơ chế chính sách:
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và các Luật thuế nên chính sách thuế có nhiều thay đổi, ảnh hưởng đến công tác thu ngân sách trên địa bàn thành phố
Đối với công tác quản lý thuế khoán việc áp dụng quản lý thu thuế theo theo ngƣỡng doanh thu 100 triệu đồng/1 năm để quy định việc hộ kinh doanh phải nộp hay không phải nộp lệ phí Môn bài, thuế GTGT-TNCN áp dụng đồng đều cho các ngành nghề khác nhau là chưa hợp lý, ví dụ như: Ngành thương nghiệp và ngành dịch vụ thì cùng ở một mức doanh thu sẽ có thu nhập và phần giá trị tăng thêm rất khác biệt... điều này sẽ dẫn đến việc thắc mắc, khiếu nại của hộ kinh doanh từ đó chống đối không chấp hành.
Do trên địa bàn không thực hiện ủy nhiệm thu nên công tác đôn đốc hộ kinh doanh nộp thuế qua ngân hàng, kho bạc thực tế gặp rất nhiều khó khăn, mặc dù cán
bộ thuế đã tuyên truyền, giải thích, vận động ... nhƣng phần lớn hộ kinh doanh nhỏ lẻ (Hộ không sử dụng hóa đơn), hộ kinh doanh ở xa các khu Trung tâm vẫn không thực hiện nộp thuế qua kho bạc dẫn đến nợ đọng tiền thuế, tiền chậm nộp.
Hệ thống chính sách thuế thường xuyên được bổ sung, điều chỉnh nên nhiều quy định còn mang tính chắp vá, thiếu chặt chẽ làm cho quá trình triển khai chƣa thực sự thống nhất giữa các địa phương. Thậm chí nhiều nơi còn lúng túng trong quá trình thực thi chính sách, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả của công tác quản lý. Có những nội dung còn chƣa sát với thực tế quản lý thu thuế tại Việt Nam nên còn gây ra những hạn chế trong việc tận thu vào NSNN.
Ở Việt Nam, việc thanh toán không dùng tiền mặt còn gặp nhiều khó khăn.
Phần lớn các khoản TNCN đều đƣợc chi trả bằng tiền mặt, nên đã gây khó khăn cho cán bộ thuế trong công tác kiểm tra thu nhập của người lao động. Cơ quan thuế khó có thể xác minh và thẩm tra những kê khai và thu nhập của Người nộp thuế một khi thu nhập đƣợc thanh toán với hình thức tiền mặt, không có một chứng từ nào xác nhận việc thanh toán. Trong khi đó các khoản thu nhập lại rất không ổn định.
Nguồn hình thành thu nhập của các cá nhân quá đa dạng và phức tạp. Vì vậy cơ quan thuế rất khó kiểm soát đƣợc tổng thu nhập của các cá nhân, nhất là trong khi nền kinh tế Việt Nam hiện nay chủ yếu dùng tiền mặt để thanh toán.
Do chƣa thực sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành thuế với các cấp chính quyền địa phương với các tổ chức cơ quan liên quan trong việc hợp tác triển khai Luật thuế TNCN, dẫn đến những khó khăn trong việc xác định và quản lý gia cảnh Người nộp thuế, quản lý hoạt động của các cá nhân kinh doanh tự do, hành nghề độc lập…
Các hình thức kê khai vẫn còn hạn chế, chƣa đa dạng nên gây ra tình trạng nhiều loại thu nhập chƣa đƣợc tính đến và làm giảm hiệu quả quản lý thu thuế TNCN.
Hạn chế về tổ chức bộ máy quản lý thuế TNCN. Bộ máy quản lý thuế TNCN còn hạn chế về chức năng cƣỡng chế thuế, phần lớn mới chỉ dừng lại ở chức năng hướng dẫn, đôn đốc nên hiệu quả răn đe chưa cao. Chính vì vậy mà ý thức chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế chưa được nâng lên. Công tác quản lý thuế TNCN còn bị lồng ghép trong các phòng nghiệp vụ chức năng khác, thời gian dành
cho việc nghiên cứu triển khai chính sách thuế chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mực, không mang tính chất chuyên sâu nên hiệu quả chƣa cao.
* Nguyên nhân về công tác quản lý thu:
Chi cục Thuế thành phố đã bám sát các nhiệm vụ và thực hiện đồng bộ những giải pháp của Trung ƣơng, của tỉnh, của thành phố về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017; thực hiện nghiêm túc những nhiệm vụ và giải pháp về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia;
tăng cường kỷ luật, kỷ cương, chấn chỉnh thái độ, tác phong ứng xử của công chức thuế với người nộp thuế và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế.
Mặt khác, Chi cục Thuế thành phố đã chủ động tham mưu, báo cáo kịp thời nên công tác thuế luôn nhận đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của Cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp của các phòng, ban đơn vị và UBND các phường, xã trên địa bàn trong công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên công tác quản lý thuế trên địa bàn cũng còn nhiều bất cập nhƣ:
Với đặc thù của địa bàn thành phố phát sinh rất nhiều hoạt động xây dựng cơ bản trong khu dân cƣ, trong những năm vừa qua Chi cục Thuế đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các phường, xã để quản lý thu thuế từ hoạt động này ngay từ khi cấp phép. Nhƣng hiện nay việc cấp phép xây dựng cho các hộ, cá nhân đƣợc thực hiện qua Bộ phận một cửa của Ủy ban thành phố (không qua UBND các xã, phường), do đó cơ quan thuế gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý thu, việc quản lý thu thực hiện sau khi đã hoàn thành thủ tục cấp phép dẫn đến nhiều trường hợp cố tình không chấp hành nghĩa vụ thuế với NSNN.
Tình hình quản lý đô thị trên địa bàn thành phố còn nhiều bất cập, tình trạng các cá nhân kinh doanh buôn bán trên vỉa hè, lòng lề đường dẫn đến các hộ gia đình cá nhân kinh doanh trong các chợ truyền thống (Phương Lâm, Thái Bình, Tân Thịnh, Hữu Nghị, Tân Hòa, Nghĩa Phương) không bán được hàng hóa từ đó tạo ra sự không công bằng giữa người nộp thuế có địa điểm kinh doanh cố định và người nộp thuế không có địa điểm kinh doanh cố định dẫn đến việc nợ thuế, chống đối không chấp hành nghĩa vụ thuế.
Việc quản lý đối với các chợ trung tâm trên địa bàn thành phố đã giao quyền quản lý cho các Ban quản lý chợ, không gắn với chính quyền địa phương dẫn đến công tác quản lý thuế gặp nhiều khó khăn.
Việc các cơ quan quản lý cấp phép kinh doanh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện (nhƣ ăn uống, dịch vụ Karaoke, cầm đồ, xây dựng cơ bản...) không phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế dẫn đến việc nắm bắt người nộp thuế mới ra kinh doanh gặp nhiều khó khăn, các cơ quan cấp phép cứ cấp phép theo quy định, quy trình riêng, chƣa có cơ chế phối hợp trong công tác quản lý thuế.
Đối với việc quản lý rà soát hộ xin cấp phép đăng ký kinh doanh để đƣa vào quản lý thu thuế: Qua thực tế kiểm tra rà soát thì có một bộ phận không nhỏ các hộ xin cấp phép kinh doanh khi đã đƣợc cấp phép thì khi kiểm tra thực tế lại không có mặt tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh, nguyên nhân là khi đó hộ chƣa thực hiện kinh doanh, hoặc xin cấp phép để phục vụ mục đích khác: nhƣ vay vốn ngân hàng, cho con đi du học...
* Nguyên nhân về ý thức chấp hành pháp luật thuế của Người nộp thuế:
Bên cạnh các doanh nghiệp chấp hành tốt chính sách pháp luật thuế thì còn một số ít các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh không chấp hành chính sách pháp luật thuế, để nợ đọng tiền thuế kéo dài.
Ý thức tự giác chấp hành việc kê khai nộp Thuế của nhiều hộ kinh doanh không cao, đặc biệt còn có một bộ phận hộ kinh doanh có ý thức chây ỳ, chống đối khi cố tình kê khai không đúng doanh thu thực tế, dấu doanh thu nhƣ cho thuê cửa hàng, cửa hiệu, nhà xưởng với số tiền thực tế lớn hơn rất nhiều số tiền mà hộ cung cấp cho cơ quan thuế, chây ỳ dây dƣa không chịu nộp thuế, không nộp thuế đúng hạn...dẫn đến trong quá trình quản lý thu thuế của Chi cục Thuế gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó các biện pháp chế tài của Cơ quan Thuế đối với lĩnh vực quản lý hộ kinh doanh còn nhiều hạn chế (đặc biệt là đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán không sử dụng hóa đơn quyển).