Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng công tác quản lý thuế TNCN
3.1.4. Đánh giá chung về công tác QLT TNCN tại Chi cục Thuế TP Hòa Bình
Trong những năm qua, Chi cục Thuế thành phố Hòa Bình đã thực hiện rất hiệu quả trong việc quản lý thu đối với sắc thuế TNCN, số thuế TNCN thu đƣợc năm sau cao hơn năm trước, trung bình ba năm 2015 - 2017 vượt 124% so với dự toán pháp lệnh. Một số kết quả đạt đƣợc trong công tác quản lý thuế TNCN là:
Một là, đẩy mạnh đơn giản hoá thủ tục hành chính thuế, thực hiện cơ chế liên thông giữa thủ tục hành chính thuế với một số thủ tục hành chính khác có liên quan, nhằm tạo thuận lợi và giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính cho Doanh nghiệp và người dân. Công khai danh mục các thủ tục hành chính thuế tại bộ phận một cửa tại Cơ quan thuế các cấp. Đồng thời, thực hiện phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế theo Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 02/06/2010 và Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 27/12/2010 của Chính phủ, đến nay ngành thuế tỉnh Hoà Bình đã hoàn thành 100% việc thực thi đơn giản hoá thủ tục hành chính (đơn giản hoá 222/222 thủ tục hành chính). Việc đó góp phần tạo thuận lợi cho Người nộp thuế, hoàn chỉnh và đồng bộ khuôn khổ pháp lý để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế TNCN.
Hai là, tiếp tục xây dựng và triển khai đa dạng các dịch vụ tuyên truyền, hỗ trợ Người nộp thuế thực hiện thủ tục hành chính thuế, trong đó đặc biệt chú trọng cung cấp dịch vụ hỗ trợ qua hình thức điện tử.
Ba là, Chi cục Thuế đã thực hiện tốt việc khấu trừ thuế, hoàn thuế TNCN cho các tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi về vốn cho doanh nghiệp, đồng thời vẫn đảm bảo chặt chẽ và đúng quy định, hạn chế tình trạng gian lận làm thất thoát thuế. Chi cục Thuế đã giải quyết kịp thời các trường hợp hoàn thuế TNCN theo quy định.
Bốn là, hệ thống cơ sở dữ liệu Người nộp thuế tiếp tục được ngành thuế chú trọng xây dựng, tích hợp tập trung, đảm bảo đầy đủ, chính xác, bước đầu đã đáp ứng yêu cầu phần tích thông tin để xác định đối tƣợng và nội dung thanh tra, kiểm tra; các ứng dụng phục vụ thanh tra, kiểm tra Người nộp thuế đã được nâng cấp kịp thời đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý thuế; Số Người nộp thuế nợ thuế và số thuế nợ đọng của từng Người nộp thuế được rà soát, xác định, phân loại, theo dõi trên hệ thống ứng dụng quản lý nợ làm căn cứ xây dựng chỉ tiêu thu nợ phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành thu nợ thuế; nguyên nhân, tình trạng nợ thuế đƣợc xác định làm cơ sở áp dụng các biện pháp thu hồi nợ phù hợp, hiệu quả.
Năm là, Nâng cấp hệ thống các ứng dụng Quản lý thuế lên mô hình xử lý tập trung tại Tổng cục Thuế thay thế cho 16 ứng dụng tin học đã đƣợc triển khai từ năm 1998 đến 2013 nhằm mục tiêu đáp ứng trên 90% yêu cầu nghiệp vụ quản lý thuế đảm bảo tự động hóa hầu hết các chức năng quản lý thuế nhƣ: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ khai thuế, đăng ký thuế, kế toán thuế, quản lý nợ… Việc ứng dụng CNTT nhằm cung cấp dịch vụ kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử; Cung cấp thông tin tra cứu hỗ trợ Người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế thường xuyên 24/24 giờ, nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm, hiệu quả; Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống tài chính điện tử.
3.1.4.2. Một số tồn tại, hạn chế
Giai đoạn năm 2015 - 2017 là những năm vẫn còn nhiều khó khăn cho công tác thu Ngân sách, Chi cục Thuế thành phố Hòa Bình đã có nhiều cố gắng trên các mặt công tác nhất là tập trung thu Ngân sách, tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại và hạn
chế. Một số khoản thu không hoàn thành dự toán đƣợc giao. Số thuế nợ vẫn còn cao so với chỉ tiêu đƣợc giao. Công tác phối hợp với các cơ quan liên quan trong quản lý khai thác nguồn thu cũng như công tác tham mưu với chính quyền địa phương đã được thực hiện nhưng chưa thường xuyên và kịp thời. Một bộ phận cán bộ công chức còn hạn chế về chuyên môn và các kỹ năng chuyên sâu.
- Công tác quản lý thuế đối với các hộ gia đình, cá nhân kinh doanh còn nhiều tồn tại hạn chế dẫn đến thất thu về ngƣỡng chịu thuế, đối tƣợng chịu thuế, người nộp thuế, như dịch vụ cưới hỏi, cầm đồ, xây dựng cơ bản trong khu dân cư, kinh doanh qua mạng; hoạt động kinh doanh tại các chợ cóc, chợ tạm, lòng, lề đường, trông giữ xe trong các cơ quan, doanh nghiệp vào ngoài giờ hành chính, kinh doanh tại các nơi công cộng vào buổi tối (Công viên, tuyến đường dọc hai bờ Sông Đà, Quảng trường...) hoạt động san lấp mặt bằng...
- Công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế: tuyên truyền về cải cách hiện đại hoá ngành thuế chưa thường xuyên, liên tục, dẫn đến vẫn còn một bộ phận Người nộp thuế không nắm được đầy đủ nội dung pháp luật thuế, thủ tục hành chính thuế để tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Chất lượng công tác tuyên truyền và hỗ trợ chƣa thực sự đi vào chiều sâu, chƣa xây dựng đƣợc nội dung hỗ trợ trực tuyến trên trang web và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật thuế, mặt khác kỹ năng tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế của công chức chưa đồng đều, các chính sách thuế thường xuyên thay đổi làm cho cán bộ, công chức được phân công giải đáp vướng mắc thuế gặp nhiều khó khăn trong việc cập nhật, hướng dẫn giải đáp cho Người nộp thuế. Chi cục Thuế chưa thực hiện phân loại Người nộp thuế để áp dụng các hình thức tuyên truyền hỗ trợ Người nộp thuế phù hợp, nội dung tuyên truyền và hỗ trợ chưa thực sự sát với nhu cầu Người nộp thuế.
Việc xã hội hoá công tác tuyên truyền và hỗ trợ thông qua phát triển hệ thống đại lý thuế vẫn còn hạn chế. Công tác tuyên truyền hỗ trợ Người nộp thuế vẫn chưa thực sự là một công cụ đắc lực hỗ trợ các đơn vị.
- Công tác đăng ký thuế: Cơ sở dữ liệu về Người nộp thuế cần được cập nhật kịp thời, thường xuyên hơn nữa; Một số đơn vị có thay đổi thông tin chưa được cập
nhật kịp thời; chưa kết nối được thông tin về Người nộp thuế giữa các phần mềm quản lý dẫn đến việc liên kết thông tin quản lý Người nộp thuế chưa được đồng bộ, hiệu quả, thường xuyên, từ đó tạo ra khó khăn trong việc quản lý thông tin về các Người nộp thuế.
- Công tác kê khai, kế toán thuế: Do mặt trái của cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế dẫn đến hiện tƣợng kê khai thiếu trung thực và cố tình vi phạm chế độ về ghi chép sổ sách kế toán còn phổ biến. Vẫn có nhiều đơn vị ghi sai mã số thuế, nhầm tài khoản, tiểu mục trên giấy nộp tiền; việc nhận chứng từ qua kho bạc đôi khi không rõ tên Người nộp thuế dẫn đến tình trạng phản ánh số tiền nộp của doanh nghiệp không chính xác.
- Công tác hoàn thuế: Việc phân tích hồ sơ, xác định điều kiện đƣợc hoàn, số thuế đƣợc hoàn còn thực hiện sơ sài, không đi vào bản chất của số thuế TNCN đề nghị hoàn với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Còn tình trạng việc giải quyết hoàn thuế chƣa đúng quy trình nhƣ: Tờ khai thuế chƣa đƣợc hạch toán vào Hệ thống quản lý thuế (TMS), Tờ khai khai không đúng số thuế đề nghị hoàn, khai điều chỉnh bổ sung không đúng quy định, không khai đề nghị hoàn thuế...
nhƣng vẫn ban hành quyết định hoàn thuế.
- Công tác quản lý nợ và cường chế nợ thuế: Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là công việc cuối cùng của chu trình tính và nộp thuế nên quá trình thực hiện thường khó khăn phức tạp hơn. Đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế và cơ quan chức năng khác. Trường hợp các ngân hàng, tổ chức tín dụng vì lý do nào đấy mà không hợp tác, cung cấp thông tin chậm hoặc không chính xác, hiện cũng không có chế tài xử lý, ngoại trừ những quy định trách nhiệm chung tại Luật quản lý thuế và nhƣ trong thực tiễn đã gặp phải thì công tác này vẫn chƣa đủ chế tài để cán bộ thuế có thể thực hiện tốt mặt công tác này.
- Công tác kiểm tra theo kế hoạch còn chậm. Việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế còn mang tính thủ tục chƣa phát hiện những rủi ro tiềm ẩn của người nộp thuế. Việc chấp hành quy trình kiểm tra còn chưa thực sự nghiêm túc, thời gian kiểm tra còn để kéo dài, chƣa có giải pháp, biện pháp xử lý dứt điểm.
Do quan tâm đến việc thực hiện kế hoạch kiểm tra (về số lƣợng) nên đôi lúc làm giảm chất lƣợng công tác kiểm tra.
Cán bộ làm công tác kiểm tra còn thiếu và trình độ một số cán bộ còn yếu.
Cá biệt có một số cán bộ văn hóa ứng xử còn chƣa đúng mực khi thực thi công vụ nên đã gây bức xúc cho Người nộp thuế, có hành vi gây phiền hà, sách nhiễu, chưa tạo dựng hình ảnh đẹp về người cán bộ thuế trong Doanh nghiệp.
- Việc quản lý gặp nhiều khó khăn do số lượng Người nộp thuế lớn, địa bàn rộng, lực lƣợng cán bộ quản lý mỏng, luân phiên, luân chuyển theo yêu cầu cải cách, hiện đại hoá hoạt động quản lý thuế.
- Chƣa kiểm soát đƣợc mọi nguồn thu nhập của từng cá nhân. Nguồn hình thành TNCN quá đa dạng và phức tạp. Đối với những khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công thì cơ quan thuế có thể kiểm soát qua đơn vị trực tiếp chi trả thu nhập;
nhƣng đối với các khoản thu nhập của các hộ kinh doanh cá thể, các cá nhân hành nghề độc lập, đặc biệt là đối với đối tượng ca sĩ, nghệ sĩ, cá nhân người nước ngoài... thì cơ quan thuế khó có thể kiểm soát đƣợc một cách chính xác.
- Tình hình chấp hành kỷ luật, kỷ cương và các vấn đề nội ngành vẫn còn hiện tƣợng cán bộ vi phạm kỷ luật (nhất là kỷ luật lao động nhƣ: đi muộn, về sớm), vẫn còn có sự kêu ca phàn nàn của người nộp thuế đối với cán bộ thuế, cá biệt còn có công chức thiếu tinh thần trách nhiệm, chƣa giải quyết kịp thời các thủ tục và giải đáp các vướng mắc về thuế cho Người nộp thuế, có hành vi gây phiền hà, sách nhiễu, ứng xử chưa văn minh, lịch sự, gây khó khăn bức xúc cho Người nộp thuế.
Chức năng nhiệm vụ của một số bộ phận, một số phòng vẫn còn chồng chéo.
Công tác luân chuyển, luân phiên cán bộ, chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ thực hiện chƣa đƣợc nhiều và chƣa có quy chế cụ thể phù hợp với ngạch bậc tiêu chuẩn trong ngành thuế.