Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3.2. Giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý thuế TNCN
Với các định hướng, quan điểm nêu trên, Chi cục Thuế thành phố Hòa Bình rất cần có những giải pháp để có thể nhanh chóng hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN tại Chi cục Thuế.
3.3.2.1. Tổ chức thực hiện quy trình quản lý thuế hiệu quả a. Căn cứ xây dựng giải pháp
Việc thực hiện quy trình quản lý thu bắt đầu từ đăng ký thuế, kê khai thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế và quản lý nợ thuế đƣợc thực hiện theo đúng quy trình của Cơ quan thuế, xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về người nộp thuế từ các thông tin trên tờ khai, quyết toán, theo dõi thu nhập để thực hiện việc phân loại nợ và hoàn thuế.
b. Mục tiêu
Hoàn thiện quy trình cấp mã số thuế, thực hiện đăng ký thuế điện tử đối với các tổ chức, doanh nghiệp, người nộp thuế kê khai thông tin đăng ký thuế, thông tin thay đổi thông tin đăng ký thuế, kê khai, quyết toán thuế qua mạng Internet và nhận kết quả qua cổng thông tin điện tử của ngành thuế nhằm tạo điều kiện cho người nộp thuế trong việc nộp tờ khai thuế, giảm bớt chi phí, công sức đi lại, giảm thiểu thời gian về thủ tục hành chính thuế, đồng thời giúp cơ quan thuế quản lý chính xác về số lượng, số liệu, nguồn thu nhập kê khai cũng như thông tin của người nộp thuế.
Hoàn thiện quy trình quản lý cá nhân hộ kinh doanh trên địa bàn, quy trình cấp mã số thuế, kê khai và lập sổ bộ theo dõi quy trình kê khai nhằm giảm bớt thủ tục hành chính về thuế. Từ đó, cơ quan thuế quản lý chính xác về số lƣợng, số liệu, doanh thu kê khai cũng nhƣ thông tin của cá nhân, hộ kinh doanh.
c. Nội dung của giải pháp
Tăng cường quản lý thuế thông qua công tác kê khai, kế toán thuế từ đăng ký thuế, khấu trừ, kê khai, quyết toán thuế đến việc hoàn thuế và quản lý nợ thuế.
Kiểm tra, rà soát thông tin đăng ký thuế, yêu cầu người nộp thuế bổ sung các thông tin đăng ký thuế một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời nhƣ địa chỉ kinh doanh, địa chỉ nhận thông báo thuế, điện thoại liên hệ, tài khoản Ngân hàng,... Xử phạt nghiêm các trường hợp không hoặc chậm đăng ký thuế. Tiếp tục thực hiện đề án hiện đại hoá công tác thu nộp thuế thông qua kết nối thông tin về thu NSNN giữa ngành Thuế - Kho bạc - Tài chính - Hải quan; Thực hiện ủy nhiệm thu thuế qua Ngân hàng thương mại phục vụ cho việc kết nối trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế và Kho bạc trên toàn tỉnh. Thường xuyên đối chiếu, điều chỉnh kịp thời số liệu do người nộp thuế lập sai chứng từ nộp tiền hoặc cơ quan Kho bạc hạch toán sai mục lục NSNN, sai sót do tạm tính nghĩa vụ thuế, do chứng từ luân chuyển chậm hoặc thất lạc…
Tăng cương công tác phối hợp giữa Chi cục Thuế (Đội Thuế) với Chính quyền các xã - thị trấn tập trung rà soát đối tƣợng kinh doanh trên từng địa bàn để thống kê toàn bộ các hộ gia đình thực tế có kinh doanh kể cả đối tƣợng đã đƣợc cấp
mã số thuế và chƣa đƣợc cấp mã số thuế để đƣa vào diện quản lý thu thuế. Đối với các đối tượng chưa được cấp mã số thuế cán bộ thuế có trách nhiệm hướng dẫn, yêu cầu họ làm hồ sơ để đƣợc cấp mã số thuế. Hàng tháng cập nhật những hộ đăng ký kinh doanh mới để rà soát kiểm tra đƣa vào diện quản lý thuế. Đặc biệt cần chú ý tới những địa bàn giáp ranh giữa các xã, thị trấn và với các quận huyện khác. Để dễ dàng trong việc quản lý các hộ kinh doanh trên địa bàn, các cán bộ đội thuế liên xã có thể lập sơ đồ vị trí các hộ kinh doanh với những thông tin nhƣ số nhà, xóm, thôn, số quầy hàng (ở các chợ)… Nhiều hộ đăng ký kinh doanh không với mục đích kinh doanh mà để vay vốn ngân hàng,… thì cán bộ thuế có trách nhiệm lập biên bản với Ủy ban nhân dân xã, phường xác nhận đối tượng không có hoạt động kinh doanh nhƣ trong đăng ký kinh doanh để trình Ủy ban nhân dân huyện can thiệp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tránh tình trạng đăng ký kinh doanh tràn lan trái pháp luật, không thực nghiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước.
Tăng cường công tác khai, nộp thuế qua mạng Internet theo hướng mở rộng đối tƣợng tham gia và chú trọng chất lƣợng, hạn chế tối đa việc gửi các báo cáo giấy, đẩy mạnh tự động hóa quy trình tiếp nhận giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính thuế thông qua các phần mềm ứng dụng của ngành thuế. Để cơ chế tự khai, tự nộp thuế TNCN phát huy hiệu quả, cần tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức hệ thống thông tin dịch vụ kế toán, kê khai và tính thuế. Tổng hợp thông tin theo từng kỳ, từng nguồn thu nhập, từng người nộp thuế.
Đẩy mạnh và thực hiện triệt để hơn nữa cơ chế khấu trừ thuế TNCN tại nguồn trước khi chi trả thu nhập cho cá nhân. Để xác định mức khấu trừ tại nguồn có thể áp dụng nguyên tắc tạm nộp trong năm thì tính theo thuế suất toàn phần, cuối năm quyết toán theo biểu thuế suất lũy tiến từng phần. Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công mang tính chất ổn định thì tính theo thuế suất lũy tiến từng phần của biểu thuế. Cần xác định rõ ràng trách nhiệm phải khấu trừ tiền thuế cho đơn vị chi trả thu nhập, có sự biểu dương, khen thưởng... đối với những đơn vị thực hiện tốt trách nhiệm của mình và xử lý kịp thời, nghiêm minh các đơn vị không thực hiện đúng trách nhiệm.
Tiến hành rà soát, xác định số thuế nợ đọng của từng người nợ thuế, phân loại theo tình trạng nợ thuế và nguyên nhân nợ đọng nhƣ: nợ khó thu, nợ chờ xử lý và nợ có khả năng thu; từ đó áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ có hiệu quả.
+ Đối với khoản nợ chờ xử lý: Hướng dẫn các đối tượng nợ thuế, các đơn vị thu lập và hoàn chỉnh hồ sơ trình cấp có thẩm quyền ra quyết định chờ xử lý.
+ Đối với những khoản nợ khó thu: kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh, Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính cho hướng chỉ đạo xử lý.
+ Đối với các khoản nợ thông thường có khả năng thu cần chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo các ban ngành liên quan phối hợp chặt chẽ để thu hồi thuế nợ vào NSNN.
d. Điều kiện thực hiện của giải pháp
Thực hiện việc đăng ký, kê khai, quyết toán, hoàn thuế và quản lý nợ ngành thuế xây dựng hệ thống ISO-9001; Hệ thống cơ sở ứng dụng tin học về quản lý thuế trong việc kê khai, quyết toán thuế, hoàn thuế và quản lý nợ nhƣ: HTKK, iHTKK, TMS...
e. Kết quả dự kiến
Thủ tục cấp mã số thuế nhanh chóng, thuận tiện, theo dõi kịp thời tình trạng của người nộp thuế, quản lý tốt thông tin người phụ thuộc, thuận tiện cho việc đối chiếu kê khai giảm trừ gia cảnh.
Kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế của người nộp thuế, phát hiện ngay các trường hợp kê khai không đúng, không đủ, không kịp thời số thuế phải nộp để có các biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời nhất là người nộp thuế là cá nhân phải nộp tờ khai thuế như: ca sỹ, họa sỹ, cá nhân có phát sinh thu nhập ở nước ngoài…
Việc quyết toán thuế cho từng người nộp thuế là cần thiết. Việc này sẽ giúp cơ quan thuế biết đƣợc tình hình thu nhập và nộp thuế của từng đối tƣợng, qua đó có thể cung cấp cho các cơ quan khác, các nhà lập chính sách hoặc chính cơ quan thuế cũng có thể sử dụng trong việc phân tích và đánh giá về chính sách thuế khả năng nộp thuế của dân cƣ. Quyết toán thuế hàng năm cũng sẽ giúp cơ quan thuế có
thể phát hiện ra các trường hợp sai phạm thông qua việc so sánh mức thuế thu nhập nộp giữa các năm với nhau.
Tập trung thực hiện có hiệu quả các biện pháp cƣỡng chế nợ thuế. Từ đó, xây dựng và thực hiện tốt cơ chế phối hợp với các ngành liên quan trong quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân các cấp để chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn thực hiện phối hợp với cơ quan thuế trong việc đôn đốc, thu hồi nợ đọng và thực hiện các biện pháp cƣỡng chế nợ thuế có liên quan.
3.3.2.2. Tăng cường công tác kiểm tra thuế TNCN a. Căn cứ xây dựng giải pháp
Với việc người nộp thuế tự kê khai, tự tính và tự giác nộp thuế bằng phương thức điện tử qua ngân hàng vào Kho bạc Nhà nước đã nâng cao ý thức chấp hành Pháp luật của người nộp thuế, quy trình này đã giảm tới mức tối thiểu mối quan hệ trực tiếp giữa cán bộ thuế với người nộp thuế. Phạm vi đối tượng quản lý ngày càng mở rộng và đa dạng; việc trốn lậu thuế trở nên tinh vi và nghiêm trọng hơn. Với lực lƣợng có hạn trong bộ máy Quản lý thuế có thể tập trung vào việc kiểm tra, thanh tra phát hiện và xử lý những trường hợp sai phạm.
b. Mục tiêu
Để thực hiện đúng luật thuế là phải thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào ngân sách Nhà nước, nhằm nâng cao ý thức chấp hành về thuế và hạn chế thấp nhất thất thu thuế.
c. Nội dung của giải pháp
Để công tác kiểm tra, thanh tra thuế thực sự phát huy hiệu quả trong cơ chế quản lý thu hiện nay, Chi cục Thuế thành phố Hoà Bình cần thiết phải thực hiện một số biện pháp sau:
+ Cần phải có phương án và kế hoạch cụ thể để tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thuế đối với hồ sơ khai thuế tháng, quyết toán thuế, hoàn thuế, kiểm tra việc thực hiện các quy trình quản lý thuế ở các Chi cục Thuế, tình hình quản lý, sử dụng hoá đơn của người nộp thuế kiểm tra nội bộ ngành.
+ Đẩy mạnh công tác kiểm tra định kỳ đối với các doanh nghiệp, khi phát hiện thấy có trường hợp nghi vấn cần nhanh chóng đề nghị Cục Thuế thanh tra. Tuy nhiên, không thể làm một cách tùy tiện mà phải dựa trên những căn cứ xác đáng để tránh quấy nhiễu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
+ Tích cực điều tra doanh thu, kiểm tra định kỳ
Tăng cường kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý nghiêm khắc đối với những hộ kinh doanh không chấp hành, lập hoá đơn chứng từ không trung thực với thực tế phát sinh nhằm mục đích trốn lậu thuế. Đối với những hộ qua kiểm tra phát hiện vi phạm, ngoài việc xử lý vi phạm hành chính còn phải xử phạt theo lần số thuế lậu, đồng thời phải ấn định thuế theo kết quả kiểm tra đó. Mức thuế ấn định phải cao hơn mức thuế của những hộ kinh doanh cùng ngành nghề, cùng quy mô thực hiện tốt chế độ hoá đơn chứng từ để động viên những hộ kinh doanh thực hiện tốt và hộ kinh doanh thấy đƣợc lợi ích thực tế, không tái phạm. Phấn đấu mỗi hộ kinh doanh đƣợc kiểm tra ít nhất 1 lần trong vòng 2-3 năm. Riêng các hộ có đơn ngƣng, nghỉ kinh doanh, Chi cục cần phấn đấu 100% số hộ này phải đƣợc kiểm tra, xác minh thực tế tại địa điểm kinh doanh trước khi quyết định cho ngừng nghỉ. Đối với những hộ đã có đơn xin nghỉ nhƣng thực tế vẫn kinh doanh phải kiên quyết xử phạt vi phạm hành chính và truy thu số thuế không nộp trong thời gian ngừn, nghỉ.
Đội trưởng đội thuế phải chịu trách nhiệm nếu địa bàn có hộ kinh doanh xin nghỉ, đã đƣa ra khỏi danh sách phải nộp thuế nhƣng thực tế vẫn đang kinh doanh mà không phát hiện đƣợc. Chi cục nên phân công cụ thể mỗi cán bộ kiểm tra phải phụ trách một số địa bàn và phải cùng chịu trách nhiệm với đội thuế nếu có các hộ xin nghỉ nhƣng thực tế vẫn đang kinh doanh. Hàng tháng, quý, năm, đội kiểm tra phải xây dựng kế hoạch kiểm tra, tập trung kiểm tra đối tƣợng kinh doanh trên từng địa bàn nhằm phát hiện hộ mới ra kinh doanh chƣa kê khai nộp thuế, các hộ kinh doanh sáng tối, các hộ kinh doanh không có cửa hàng cố định để đƣa vào diện quản lý thu thuế.
Tăng cường kiểm tra việc thực hiện chế độ kế toán thống kê và sử dụng hoá đơn tài chính để hạn chế việc trốn lậu thuế. Tăng cường kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý nghiêm khắc đối với những hộ kinh doanh không chấp hành, hạch toán kế
toán, lập hoá đơn chứng từ không trung thực với thực tế phát sinh nhằm mục đích trốn lậu thuế. Đối với những hộ qua kiểm tra phát hiện vi phạm, ngoài việc xử lý vi phạm hành chính, Chi cục Thuế nên thông báo cho Chính quyền địa phương biết, đồng thời phải ấn định thuế theo kết quả kiểm tra đó. Mức thuế ấn định phải cao hơn mức thuế của những hộ kinh doanh cùng ngành nghề, cùng quy mô thực hiện tốt chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ để động viên những hộ kinh doanh thực hiện tốt và hộ kinh doanh thấy đƣợc lợi ích thực tế, không tái phạm. Đối với công tác quản lý thu nợ thuế: Chi cục Thuế cần tăng cường phối hợp với các cơ quan hữu quan như Công an, Quản lý thị trường, các Ngân hàng...
+ Duy trì thường xuyên công tác kiểm tra nội bộ ngành về việc chấp hành luật thuế đƣợc quy định cho đối tƣợng nộp thuế. Công tác kiểm tra xử lý phải bám sát việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của toàn ngành.
+ Cần phải có biện pháp xử lý nghiêm minh và kịp thời đối với những trường hợp vi phạm, đặc biệt đối với các tình trạng vi phạm nghiêm trọng kiên quyết truy tố trước Pháp luật để giáo dục răn đe các đối tượng khác. Đảm bảo việc thi hành các quy định về việc kê khai, tính thuế, nộp thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc, xử lý vi phạm các luật thuế một cách chặt chẽ. Phối hợp với các cơ quan chức năng nhƣ: Công an, Viện kiểm soát, Thanh tra, Quản lý thị trường… rà soát chặt chẽ buộc các đơn vị phải kê khai đầy đủ, đúng kỳ hạn nhằm chống thất thu có hiệu quả.
- Tăng cường công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế và tại trụ sở người nộp thuế, đảm bảo tăng dần số lượng, chất lượng người nộp thuế được thanh tra, kiểm tra hàng năm.
- Tăng cường kiểm tra thuế TNCN đối với cá nhân người nước ngoài: Tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật thuế đối với người nước ngoài, hỗ trợ cho các cá nhân người nước ngoài để họ tự giác kê khai. Nếu như họ không tự giác kê khai thì cơ quan thuế cần kiểm tra và có biện pháp xử lý vi phạm.
d. Điều kiện thực hiện giải pháp
Để thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra ngoài hệ thống văn bản pháp luật về thuế, văn bản pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính cần có sự ổn định thì đòi
hỏi công tác bố trí cán bộ thuế có trình độ chuyên môn cao, giỏi nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt. Đồng thời, việc kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện của công chức thuế, của người nộp thuế cần phải tiến hành thường xuyên và chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả công tác và hạn chế các tiêu cực, gian lận. Việc kiểm tra quyết toán thuế phải đƣợc thực hiện tại trụ sở cơ quan thuế trên cơ sở các tài liệu báo cáo của cơ sở kinh doanh, trường hợp cần thiết mới kiểm tra tại cơ sở kinh doanh.
e. Kết quả dự kiến
Việc thanh, kiểm tra thường xuyên sẽ làm giảm bớt ý định trốn thuế của người nộp thuế, tăng tính nghiêm túc của Cơ quan chi trả thu nhập trong việc khấu trừ thu nhập trước khi chi trả và cũng tránh được các trường hợp thông đồng, cấu kết giữa cán bộ thuế với người nộp thuế. Thanh, kiểm tra thuế sẽ góp phần đảm bảo việc thu đúng và đủ thuế cho nguồn thu ngân sách quốc gia.
Qua thanh, kiểm tra thuế ngoài việc tăng thu vào NSNN khoản tiền thuế khai thiếu, thuế ẩn lậu còn tập trung đôn đốc các khoản tiền thuế nợ đọng bị chiếm dụng vào ngân sách; Phát hiện các dạng ẩn lậu thuế để xử lý kịp thời và kiến nghị điều chỉnh bổ sung chính sách cho phù hợp với thực tế. Nâng cao ý thức trách nhiệm của người nộp thuế trong việc tuân thủ pháp luật thuế.
Công tác thanh, kiểm tra thuế không chỉ chú trọng vào tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế mà còn giúp phát hiện kẽ hở trong cơ chế, chính sách để từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách thuế.
3.3.2.3. Quản lý thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
a. Quản lý thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh
Thuế TNCN đối với các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh của người nước ngoài cư trú trên địa bàn thành phố Hòa Bình:
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách của Thuế TNCN đến mọi tầng lớp dân cƣ để giúp họ nắm và hiểu về các quy định pháp luật thuế. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan thông tin đại chúng tăng cường công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về thuế.